Kiếp trước ta là ai? – Ô-Hay.Vn

Kiếp trước ta là ai?

Một hôm, Đức Phật nói với đệ tử A Nan (Ananda):

“Ta nhìn vạn vật trong trời đất, từng thứ từng thứ đều là có nhân duyên kiếp trước của nó.”

A Nan gặp đúng dịp đức Phật nói chuyện về điều này liền vội vàng quỳ lạy và hỏi ngài:

“Thưa ngài, là nhân duyên gì ạ? Tất cả đệ tử chúng con đều muốn biết. Con xin ngài hãy thuyết giảng để khai mở và hóa độ những người còn u mê ạ!”

Đức Phật liền nói với A Nan:

“Thiện tai, thiện tai! Con hãy chuyên tâm nghe nhé!

1. Người kiếp này được làm đại thần quốc vương, địa vị cao quý, có quyền có thế đều là người mà kiếp trước lễ phép và kính trọng Phật, Pháp, Tăng (Thầy Tu) mà đến.

2. Người kiếp này là đại phú hào thì kiếp trước đều là những người từng bố thí, cứu tế rất nhiều.

3. Người kiếp này sống thọ mà không bị bệnh tật, thân thể khỏe mạnh đều là người kiếp trước luôn giữ vững giới cấm.

4. Người lớn lên đoan chính, trắng ngần, mặt mày rạng rỡ, thân thủ mềm mại, tỏa ra một hương vị thơm mát, gặp người người thích là kết quả của kiếp trước đã tu nhẫn nhịn.

5. Người có cá tính điềm đạm, bình tĩnh không hấp tấp, ngôn ngữ và hành vi đều thận trọng, cẩn thận là kết quả của việc kiếp trước tu thiền định.

6. Người có tài, minh bạch lý lẽ, thông suốt Pháp có thể nói được nghĩa lý một cách thông thuận giúp cho những người “si mê” nghe và hiểu được.

Người khác nghe những lời, mà người này nói nhận được lợi ích mà tiếp nhận lời nói của người ấy, trân quý lời nói của người ấy, vì vậy mà tự động truyền rộng Pháp ra ngoài cho nhiều người hơn nữa được biết.

Đây là người tu trí tuệ mà đến.

7. Người có giọng nói trong và rõ ràng là người đến từ xưng tán Tam bảo (“Tam bảo” là chỉ Phật, Pháp, Tăng )

8. Người từ nhỏ đã ngốc nghếch là do kiếp trước không muốn dạy dỗ, chỉ bảo người khác.

9. Làm người ở, nô lệ cho người khác là vì kiếp trước thiếu nợ không trả người ta.

10. Người có địa vị thấp kém là bởi vì kiếp trước không lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). …

Đức Phật trầm ngâm một lát rồi nói tiếp:

“Tội báo và phúc báo đi theo con người , như hình với bóng. Con người bồi dưỡng đức cũng giống như gieo một hạt giống vậy.”

A Nan nói:

“Hạt giống ban đầu chỉ là một hạt, sau khi được gieo trồng thành cây, lớn lên lại ra rất nhiều hạt khác.”

Đức Phật lại nói:

“Chỉ bố thí, cho đi một hạt mà lại thu về gấp hàng vạn lần. Những lời này tuyệt đối không phải giả!

Con người thế gian si mê, không hiểu biết chỉ có thể dùng con mắt thịt này để quan sát hết thảy mà không thấu triệt gốc rễ của nghiệp và phúc báo.

Ta dùng đạo nhãn quan sát rất nhiều kiếp từ trước đến nay, mãi cho đến cả tội, phúc báo của chúng sinh hôm nay, đều rõ ràng như quan sát trân bảo, lưu ly trong lòng bàn tay.

Hết thảy đều minh thấu, không có bất kỳ điểm nào là nghi hoặc, không rõ ràng.”

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Nguồn : Lấy từ bài chia sẻ của một huynh đệ.

Xem thêm:

Ta Là Ai? Cái gì gọi là Ta?

Kiếp trước ta là ai? FB: Tu học mỗi ngày –