Hiểu đúng Hỏa sinh Thổ là gì để vận dụng phù hợp vào xây dựng nhà ở

Mời bạn cùng tìm hiểu Hỏa sinh Thổ là gì để từ đó có cách vận dụng phù hợp vào xây dựng nhà cửa, giúp gia chủ gặp suôn sẻ trong thi công và có được nhiều tài lộc, an khang.

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH HỎA

1, Đặc điểm chung mệnh Hỏa

Khái niệm hành Hỏa chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Hỏa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng. Còn xét ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh và là khắc tinh của Kim.

Hỏa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ
Hỏa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ

>>>> GỢI Ý: Biệt thự 3 tầng cổ điển Sơn Hà Group

2, Tính cách người mệnh Hỏa

Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo. Họ lôi kéo người khác, thường là vào rắc rối vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả.

  • Tích cực: Người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.
  • Tiêu cực: Nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.

>>>> XEM NGAY: Mẫu biệt thự 3 tầng đẹp Sơn Hà

3, Mệnh Hỏa sinh năm nào?

Mệnh Hỏa gồm các tuổi: Bính Dần (1986), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995), Mậu Tý (2008), Kỷ Sửu (2009), Bính Thân (2016), Giáp Thìn (2024)

4, Quan hệ tương sinh của mệnh Hỏa

Quan hệ tương sinh là mối quan hệ nuôi dưỡng, thúc đẩy và giúp nhau cùng vận động, phát triển, bao gồm: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Trong mối quan hệ tương sinh, cứ một hành lại có mối quan hệ với hai hành khác, dựa theo vị trí và được gọi là: Cái sinh nó và Cái nó sinh. Để dễ hình dung, người ta lấy hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử để ví dụ: Mộc (mẹ) sinh Hỏa (con)

Như vậy xét trong mối quan hệ tương sinh thì người mệnh Hỏa hợp nhất với mệnh Mộc và mệnh Thổ.

5, Quan hệ tương khắc của mệnh Hỏa

Quan hệ tương khắc là mối quan hệ gây ức chế, cản trở nhau để giữ được thế cân bằng, bao gồm: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Trong quan hệ tương khắc, mỗi hành cũng đều có quan hệ với hai hành khác đứng trước và sau nó, được gọi là: Cái khắc nó và cái nó khắc. Người xưa dùng hình ảnh Thắng – Thua để hình tượng hóa quan hệ tương khắc này, ví dụ Hỏa (kẻ thắng) khắc Kim (kẻ thua).

Như vậy, xét theo quan hệ tương khắc thì mệnh Hỏa khắc với mệnh Thủy và mệnh Kim.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tuổi xây nhà năm 2019 đẹp nhất định bạn nên nắm bắt
  • Năm Canh Tý 2020 tuổi nào hợp làm nhà?
  • Năm Tân Sửu 2021 tuổi nào làm nhà đẹp nhất?

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH THỔ

1, Đặc điểm chung mệnh Thổ

Hành Thổ chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; Khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.

2, Tính cách người mệnh Thổ

Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp đỡ người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.

  • Tích cực: Trung thành, nhẫn nại và có thể tin cậy.
  • Tiêu cực: Có khuynh hướng thành kiến.

3, Mệnh Thổ sinh năm nào?

Mệnh Thổ bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

  • Mậu Dần – 1938, 1998
  • Tân Sửu – 1961,2021
  • Canh Ngọ – 1990, 1930
  • Kỷ Mão – 1939, 1999
  • Mậu Thân – 1968, 2028
  • Tân Mùi – 1991, 1931
  • Bính Tuất – 1946, 2006
  • Kỷ Dậu – 1969, 2029
  • Đinh Hợi – 1947, 2007
  • Bính Thìn – 1976, 2036
  • Canh Tý – 1960, 2020
  • Đinh Tỵ – 1977, 2037

HỎA SINH THỔ LÀ GÌ?

Hỏa tương sinh Thổ được xem là một quy luật thuộc ngũ hành tương sinh tương khắc, đối với thuyết ngũ hành thì quy định tất cả mọi vật trên vũ trụ này trong đó có cả con người thì đều được tạo thành từ năm yếu tố là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Để có thể mang lại sự sinh trưởng và phát triển theo thời gian thì sẽ tồn tại rất nhiều mối quan hệ khác nhau, và tương sinh là một trong số những quan hệ này.

NĂM SINH THUỘC MỆNH HỎA TÍNH CHẤT HỎA Giáp Tuất – 1934, 1994 Sơn Đầu Hỏa Đinh Dậu – 1957, 2017 Sơn Hạ Hỏa Bính Dần – 1986, 1926 Lư Trung Hỏa Ất Hợi – 1995, 1935 Sơn Đầu Hỏa Giáp Thìn – 1964, 2024 Phúc Đăng Hỏa Đinh Mão – 1987, 1927 Lư Trung Hỏa Mậu Tý – 1948, 2008 Tích Lịch Hỏa Ất Tỵ – 1965, 2025 Phúc Đăng Hỏa Kỷ Sửu – 1949, 2009 Tích Lịch Hỏa Mậu Ngọ – 1978, 2038 Thiên Thượng Hỏa Bính Thân – 1956, 2016 Sơn Đầu Hỏa Kỷ Mùi – 1979, 2039 Thiên Thượng Hỏa

Hỏa sinh Thổ được xem là một quy luật thuộc ngũ hành tương sinh tương khắc

Cụ thể thì Hỏa là một thành phần trong năm thành phần cấu tạo, mang đặc tính là nóng nhưng lại ấm, cũng cấp một nguồn năng lượng sống cho tất cả mọi sinh vật. Thổ là một trong số những thành phần không thể nào thiếu được, tất cả mọi sinh vật có thể sống được là nhờ có sự tồn tại của Thổ. Giữa hai thành phần này xuất hiện một mối quan hệ tương sinh là Hỏa tương sinh Thổ, hay Hỏa sinh ra Thổ. Bạn có thể hiểu là khi một vật cháy thì có sự xuất hiện của lựa, và lúc lửa tắt đi thì sẽ biến thành tro bụi hay là đất, nhờ đó mà đất sẽ ngày càng được nhiều lên.

Dựa vào mối quan hệ Hỏa tương sinh Thổ thì bạn có thể thấy được nguyên lý vận hành của ngũ hành là thành phần này được sinh ra từ thành phần này, muốn có được Thổ thì cần phải có sự tồn tại của Hỏa. Tương sinh tức là sinh trưởng và đi lên, đồng thời bao hàm rất nhiều ý nghĩa, mà tất cả điều này được tìm thấy từ trong thực tiễn của cuộc sống. Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với phong thủy mà không có gì phải khó khăn hay phân vân.

Xem thêm:

  • Thủy sinh Mộc
  • Kim sinh Thủy
  • Mộc sinh Hỏa
  • Thủy sinh Kim
  • Thổ sinh Kim

TÌM HIỂU THÊM VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC

Trong 5 ngũ hành (Kim, Thổ, Mộc, Thủy, Hỏa) có mối quan hệ tương sinh, có mối quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng.

Hiểu được ngũ hành tương sinh và tương khắc giúp vận dụng phù hợp trong cuộc sống
Hiểu được ngũ hành tương sinh và tương khắc giúp vận dụng phù hợp trong cuộc sống

1, Nguyên lý ngũ hành tương sinh như sau:

  • KIM sinh THỦY
  • THỦY sinh MỘC
  • MỘC sinh HỎA
  • HỎA sinh THỔ
  • THỔ sinh KIM

2, Ngũ hành là gì?

Trong ngũ hành bao gồm 5 trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trời đất.

Theo quan niệm của người xưa, vạn vật được sinh ra và chuyển hóa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa. 5 trạng thái này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.

  • Kim đại diện cho trời, tiền bạc, tôi luyện, rèn giũa – chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt.
  • Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở, vươn lên – chủ về nhân, ôn hòa, thẳng thắn.
  • Thủy đại diện cho nước, thể hiện sự mênh mông, vận động uyển chuyển – chủ về trí, thông minh, hiền lành.
  • Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, giận dữ, chiến tranh – chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.
  • Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ – chủ về tín, tính tình đôn hậu.

Giữa chúng tồn tại các mối quan hệ tương tác, biện chứng ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, không thể tách rời mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.

3, Các mối quan hệ trong ngũ hành

Theo thuyết ngũ hành, người ta chia thành 4 loại quan hệ. Để giải thích cho quy luật này, chúng ta sẽ dựa vào thế giới tự nhiên để lý giải cho nó.

* Ngũ hành tương sinh:

Các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác.Vì thế, mối quan hệ quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật.

Thủy sinh Mộc là do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng phát triển thành cây.

Mô phỏng ngũ hành tương sinh
Mô phỏng ngũ hành tương sinh

Còn Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, tức là Mộc sinh Hỏa. Hỏa lại thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro sinh ra Thổ, do đó được gọi là Hỏa sinh Thổ.

Thổ là đất, nó mang nhiều khoáng chất và kim loại, tức là Thổ sinh Kim. Trong khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, và khi khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên người ta mới nói Kim sinh Thủy là vì lý do này.

* Ngũ hành tương khắc:

Khi các vật thể bị sát phạt, khắc chế lẫn nhau sẽ đi đến chỗ suy yếu và thoái hóa. Do vậy, mối quan hệ tương khắc sẽ thể hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.

Cũng vì thế mà ngũ hành tương khắc trái ngược hẳn với ngũ hành tương sinh: Kim khắc Mộc, được ví như dao chặt được gỗ vậy. Còn Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây sinh trưởng lấy hết dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.

Thổ lại khắc Thủy, ví như đê chắn được nước, đất bao bọc vây lấy nước tạo thành hồ vậy. Trong khi đó, Thủy lại khắc Hỏa, nên lửa bị nước dập tắt. Còn Hỏa khắc Kim, kim loại sẽ bị lửa nung đốt và tan chảy ra.

* Ngũ hành phản sinh:

Theo quy luật phát triển của vạn vật thì vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh là lợi nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Và trong ngũ hành cũng vậy, nó được thể hiện như sau:

  • Thổ sinh kim, nếu thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu.
  • Hỏa sinh thổ, nếu hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi – thổ nhiều thì hỏa tối.
  • Mộc sinh hỏa, nếu mộc nhiều thì hỏa không cháy – hỏa nhiều thì mộc cháy.
  • Thủy sinh mộc, nếu thủy nhiều thì mộc trôi – mộc nhiều thì thủy cạn.
  • Kim sinh thủy, nếu kim nhiều thì thủy tràn – thủy nhiều kim chìm.

Đây được xem là nguồn gốc cho mối quan hệ phản sinh trong Ngũ hành.

* Ngũ hành phản khắc:

Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được trái lại còn còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Trong tự nhiên nó được thể hiện như sau:

  • Kim khắc mộc, nếu mộc nhiều thì kim hao tổn – kim nhiều thì mộc sẽ gãy.
  • Mộc khắc thổ, nếu thổ nhiều thì mộc gãy – mộc nhiều thổ nghiêng đổ.
  • Thổ khắc thủy, nếu thủy nhiều thì thổ trôi – thổ nhiều thì thủy sẽ bị ngưng đọng.
  • Thủy khắc hỏa, nếu hỏa nhiều thì thủy cạn – thủy nhiều thì hỏa tàn.
  • Hỏa khắc kim, nếu kim nhiều thì hỏa ngưng – hỏa nhiều thì kim tiêu.

Từ những thông tin được cung cấp ở trên bạn sẽ hiểu được mối quan hệ mất thiết của các yếu tố hình thành trong ngũ hành và hiểu được tại sao Hỏa sinh Thổ. Chúc bạn có được lựa chọn phương án thiết kế, trang trí màu sắc và lựa chọn vật dụng hợp phong thủy cho ngôi nhà mơ ước của gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

  • Những lưu ý phải “nằm lòng” trong thiết kế mẫu biệt thự 3 tầng
  • Cách tính đơn giản nhất 1m3 tường xây cần bao nhiêu vật liệu?
  • Biệt thự cổ điển 3 tầng kiến trúc Pháp – SH BTP 0004
  • Cách trang trí nội thất phòng khách với xu hướng vách ngăn 2019
  • Mẫu biệt thự đẹp với cách thiết kế ban công hợp phong thủy
  • Các cách thiết kế khách sạn tiêu chuẩn 3 sao kiến trúc đẹp
  • Kiến trúc nhà lô phố 4 tầng hiện đại sang trọng
  • Các nguyên lý thiết kế nội thất đảm bảo phong thủy và thẩm mỹ
  • Mẫu thiết kế biệt thự hiện đại đẹp với nội thất tiện nghi
  • Các cách bố trí nội thất bếp ăn biệt thự đẹp mắt