Hạ tầng xã hội là gì? Mục tiêu và yêu cầu quy hoạch?

Hiện nay như chúng ta đã thấy thì nước ta đang trong quá trình thay đổi và phát triển, Việt Nam đang tự khẳng định mình mỗi ngày trên trường quốc tế. Không chỉ được biết đến là nước đang phát triền và tiềm năng kinh tế dồi dào. Nước ta còn được biết đến bởi hệ thống công trình công cộng an sinh ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, nâng cao mức sống cho cư dân trên nhiều khu vực các tỉnh thành khác nhau trên cả nước.

1. Hạ tầng xã hội là gì?

Câu hỏi được đặt ra với tất cả các nhà đầu tư và giới chức trách hàng đầu Việt Nam. Quy hoạch để làm gì? Tại sao cần quy hoạch? Quy hoạch có giúp đời sống cư dân được cải thiện hay không?… Chắc chắn rằng bất kì ai quan tâm đến cơ sở vật chất và dịch vụ công cộng đều đặt ra những câu hỏi trên. Trên thực tế khi chúng ta có một hệ thống cơ sở đồng bộ, xã hội sẽ có sự thay đổi đáng kể về diện mạo cũng như chất lượng sinh hoạt của cư dân. Bởi vậy việc xây dựng đồng bộ cấc hệ thống hạ tầng xã hội là điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn này.

Khái niệm hạ tầng xã hội được hiểu là những công trình được xây dựng để phục vụ công cộng, có ý nghĩa về xã hội hơn về kinh tế, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng khu vực đó.

Quy hoạch hạ tầng xã hội là việc tổ chức hệ thống không gian công trình hạ tầng xã hội trong quỹ đất của một khu vực thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, của một tỉnh hoặc liên tỉnh nhằm tạo ra môi trường dịch vụ tốt nhất cho người dân và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ của địa phương và quy định kinh tế kỹ thuật khác.

Theo quy định tại mục 1.2 quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do bộ xây dựng ban hành thì hạ tầng xã hội được quy định như sau:

+ Các công trình nhà ở.

+ Công trình giao thông: Đường sắt, đường bộ, vận tải công cộng, sân bay, đường thủy…

+ Hệ thống công cộng: đường điện, đường cấp khí ga, đường cấp nước, đường thoát nước, viễn thông, cáp truyền hình…

+ Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại.

+ Các dịch vị công cộng: phòng cháy chữa cháy, bệnh viện, công an, trường học..

+ Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước.

+ Các công trình cơ quan hành chính đô thị.

+ Các công trình hạ tầng xã hội khác.

Hạ tầng xã hội tiếng Anh là “Social infrastructure”.

2. Mục tiêu quy hoạch hạ tầng xã hội:

Hiện nay việc quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, góp phần tổ chức không gian sống cho con người ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Đặc biệt, việc đáp ứng các nhu cầu hạ tầng kỹ thuật như: đi lại giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện,… là những nhu cầu “vật chất” quan trọng, cần đi trước. Các nhu cầu về hạ tầng xã hội như: Học tập, chữa bệnh, văn hóa, thể thao,… là những nhu cầu cần thiết, tuy nhiên thường phải xây dựng sau, điều này cũng phù hợp với logic “Đường, điện – Trường, trạm”.

Khi nhà nước tiến hành đầu tư theo đúng quy định và logic “Đường, điện – Trường, trạm”, chắc chắn xa xã hội nước ta sẽ có bước nhảy vọt lớn trong công tác xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai.

Thực tế hiện nay nước ta điều kiện kinh tế còn hạn chế nên việc đầu tư công trình công công chưa thực sự sồng bộ. Hệ thống an sinh xa hội mới chỉ tập trung phát triển ở các khu vực thành thị, thành phố, có rất ít hệ thống công trình xã hội xây dựng ở các vùng kinh tế thấp. Nếu có cũng chỉ là nhỏ giọt và không đạt tiêu chuẩn.

Điều này dẫn tới việc các chủ đầu tư dựng lên hàng loạt các dự án công trình công cộng lớn nhỏ với mục đích kiếm lợi nhuận cá nhân từ các nguồn vốn đầu tư. Do đó những dự án này thường bị bỏ dở hoặc nếu có hoàn thành cũng không mang lợi ích sử dụng cao cho dân cư.

Nhà nước ta cũng đã có rất nhiều văn bản quy định việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, tuy nhiên hệ thống văn bản còn chưa nhất quán dẫn đến việc thi công còn chưa được triệt để. Do đó, các nội dung nghiên cứu về quy hoạch hạ tầng xã hội chỉ dừng ở mức độ quy hoạch hệ thống và vị trí (lý thuyết hệ thống, vị trí tương đối), chưa làm rõ chức năng, quy mô, ranh giới và bán kính phục vụ. Mục tiêu cụ thể là:

+ Tiến hành khảo sát vùng và khu dân cư trước khi tiến hành quy hoạch

+ Xây dựng các đề án cơ sở hạ tầng

+ Đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng nhằm tìm ra nhà đầu tư uy tín nhất

+ Đặt mốc thời gian cho dự án vào mỗi giai đoạn khác nhau

+ Đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, giải trí, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác của người dân.

+ Nâng cao và đáp ứng một cách toàn diện, đầy đủ những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả năng suất lao động.

+ Tạo lập và phát triển một cách hài hoà, cân đối, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của các thành phần cơ cấu khác trong vùng.

+ Giảm bớt sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ với nhau trong cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng.

+ Đáp ứng được các yêu cầu hội nhập quốc tế và sẵn sàng ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.

+ Bảo đảm tính đồng bộ về mặt không gian kiến trúc cảnh quan giữa hệ thống hạ tầng xã hội với hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.

3. Yêu cầu quy khi tiến hành quy hoạch hạ tầng xã hội cần:

– Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác;

– Nâng cao và đáp ứng toàn diện những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động;

– Tạo lập và phát triển hài hòa, cân đối và đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của các cơ cấu thành phần khác trong vùng;

– Giảm bớt sự chênh lệch trong việc cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ;

– Đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế và ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu;

– Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.

+ Phải xác định được mô hình liên kết và mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng xã hội với các chức năng khác trong khu vực dân cư sinh sống.

+ Phải xác định được các vùng chức năng chính trong khu vực để có thể định hướng phát triển hạ tầng xã hội một cách hợp lý.

+ Phải xây dựng những đề xuất, yêu cầu và chỉ tiêu, quy mô của công trình hạ tầng xã hội phù hợp với khu vực trong từng giai đoạn phát triển.

+ Cần phải đề xuất và xây dựng những giải pháp phù hợp về quy hoạch sử dụng đất cho các công trình hạ tầng xã hội. Như tận dụng được mức sử dụng đất hỗn hợp tối đa, đảm bảo được sự linh hoạt để bố trí các công trình hạ tầng xã hội phù hợp với chiến lược phát triển tại khu vực.

+ Ngoài ra, việc quy hoạch hạ tầng xã hội còn phải phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của khu vực. Đảm bảo hợp lý về mặt tổ chức không gian giữa các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực với các khu vực lân cận khác, nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các khu vực cũng như có hiệu quả bền vững lâu dài về phát triển kinh tế xã hội. Như vậy chúng ta cần xây dựng cấu trúc phân tán: góp phần phát triển và xây dựng đồng đều hạ tầng cơ sở giữa nhiều khu vực khác nhau.

Quy hoạch hạ tầng xã hội khi đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu như trên sẽ tạo ra cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư cũng như sử dụng đất đai tại các khu vực. Đồng thời, nó sẽ tạo ra một môi trường sống và cảnh quan sống an toàn, sạch đẹp, thân thiện với con người. Từ đó tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống hiện đại hóa, công nghệ hóa phục vụ con người một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Có thể nói để thực hiện quy hoạch xã hội đạt yêu cầu và đảm bảo chất lượng cần thực hiện nghiệm chỉnh mục tiêu cũng như định hướng theo từng GĐ nhất định. Đặc biệt ta cần đồng bộ hệ thống từ phía chỉ đạo cũng như thi công thì mới rất có khả năng đem lại một diện mạo mới cho toàn xa hội. Hi vọng bài viết trên đáp ứng cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.