Độ chua của đất là gì? Cách xác định và làm tăng giảm độ chua của đất

Đất chua là một hiện tượng phổ biến khi độ pH của đất thay đổi. Tùy vào độ chua của đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vậy độ chua của đất là gì? Cách xác định cũng như cách làm giảm độ chua của đất như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới của Thongtinkythuat.com nhé!

Việc xác định độ chua của đất nhằm mục đích gì?

Độ chua của đất là gì?

Độ chua của đất là một yếu tố được thể hiện ở độ pH trong đất thấp. Yếu tố này ảnh hưởng đến tính chất hóa học đất nên có vai trò vô cùng quan trọng. Khi độ pH đất thấp, ion Al (Aluminum) được hòa tan sẽ gây độc cho cây trồng. Từ đó cây trồng sẽ khó sinh trưởng và phát triển được bình thường.

Có thể nói, độ chua của đất là một yếu tố môi trường chính, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thực vật. Vì vậy, khi canh tác, trồng trọt, người nông dân cần biết các xác định độ pH của đất. Bên cạnh đó cũng cần hiệu chỉnh độ pH thích hợp để trồng cây.

Các loại chua của đất phân theo độ pH cụ thể như sau:

  • Đất có độ pH < 4,5: Đất rất chua
  • Đất có độ pH nằm trong khoảng từ 4,5 đến 5,5: Đất chua
  • Đất có độ pH nằm trong khoảng từ 5,6 đến 6,5: Đất chua ít
  • Đất có độ pH nằm trong khoảng từ 6,6 đến 7,5: Đất trung tính
  • Đất có độ pH nằm trong khoảng từ 7,6 đến 8,0: Đất kiềm ít
  • Đất có độ pH nằm trong khoảng từ 8,1 đến 8,5: Đất kiềm vừa
  • Đất có độ pH > 8,5: Đất kiềm nhiều

Mục đích của việc xác định độ chua đất là gì?

Xác định độ chua của đất giúp người nông dân có thể biết được đất thuộc loại gì, cũng như độ pH của đất là bao nhiêu. Từ đó chọn được biện pháp cải tạo đất phù hợp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp người nông dân lựa chọn được loại cây trồng phù hợp để canh tác trên đất chua. Từ đó đem lại hiệu quả mùa vụ tốt hơn.

Phương pháp xác định độ chua của đất chính xác nhất

Có nhiều cách xác định độ chua của đất khác nhau. Để xác định được độ chua chính xác nhất, người ta thường dùng bút hoặc máy đo pH. Dưới đây là 2 phương pháp đo độ pH, độ chua của đất phổ biến

Xác định độ chua của đất, độ pH của đất bằng mẫu sệt

Hầu như bất kỳ loại máy đo pH nào cũng có thể đo độ chua của đất bằng mẫu sệt. Vì vậy ưu điểm của phương pháp này là không cần sử dụng máy đo độ pH đất chuyên dụng. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian đo và cách thực hiện hơi phức tạp. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị mẫu đất: Chọn 5 điểm trên khu vực đất muốn đo. Trong đó ở giữa lấy 1 điểm, 4 điểm còn lại ở 4 góc. Về độ sâu, mẫu đất thường được lấy cùng một độ sâu từ 0 đến 30cm, đồng thời lấy cùng một lượng đất.
  • Tán nhỏ và trộn đều mẫu đất vừa chọn với nhau. Chú ý để kết quả đo được chính xác nhất thì lượng mẫu đất ít nhất nên lấy là khoảng 0,2kg mỗi điểm.
  • Lấy 0,1kg mẫu đất hòa với 500ml nước, đợi trong 30 phút sau đó chắt phần nước bên trên để đo độ chua của đất.
  • Lấy máy đo hoặc bút đo pH đo trên mẫu nước vừa chắt.

Xác định độ chua của đất, độ pH của đất trực tiếp tại hiện trường

Với phương pháp này, cần sử dụng máy đo pH đất loại chuyên dụng. Các loại máy đo thường được lựa chọn là Hanna, Ohaus, Total Meter,… Các thiết bị đo cần phải có thiết kế tối ưu cùng đầu dò phù hợp mới có thể đo độ chua của đất trực tiếp.

Các bước đo độ pH đất trực tiếp bao gồm: Lấy đất tại 5 điểm tương tự như lấy mẫu sệt. Việc đo độ chua của đất cũng rất đơn giản đó là cắm trực tiếp đầu dò của máy hoặc bút đo để thực hiện đo độ pH của đất. Sau khoảng 2 – 5 giây, máy sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Việc đo độ chua của đất bằng máy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực đáng kể.

Hướng dẫn cách tăng và giảm độ chua của đất

Cách tăng độ chua của đất

Người ta thường sử dụng phương pháp tăng độ chua khi đất có tính kiềm lớn, độ pH cao, cần phải giảm độ pH xuống. Dưới đây là một số cách giảm độ pH của đất phổ biến

  • Sử dụng các chất hữu cơ như phân trộn, than bùn,… Các chất hữu cơ sẽ làm giảm độ pH của đất một cách từ từ.
  • Sử dụng nhôm sunfat hay còn gọi là phèn sunfat để tăng độ chua của đất. Nhôm sunfat có thể làm giảm độ pH của đất gần như là ngay lập tức. Tuy nhiên, cần chú ý không sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng ngộ độc nhôm ở đất.
  • Sử dụng bã cà phê có thể giảm độ pH của đất trong thời gian dài.
  • Dùng giấm để tăng độ chua của đất một cách an toàn.
  • Sử dụng lưu huỳnh tráng ure không chỉ giúp làm tăng độ chua của đất, mà còn giúp giải phóng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Thời gian để giảm độ pH cho đất bằng cách này thường mất khoảng từ 1 – 2 tuần.

Cách giảm độ chua của đất

Giảm độ chua của đất, tức là làm tăng độ pH cho đất. Người ta thường giảm độ chua khi đất bị nhiễm chua nhiều. Dưới đây là một số cách tăng độ pH phổ biến:

  • Sử dụng bột vôi để tăng độ pH của đất. Bột vôi thường được sử dụng đối với đất rất chua. Phương pháp này có tác dụng làm tăng độ pH của đất nhanh chóng. Nên bón vôi trước khi trồng cây từ 2 – 3 tháng.
  • Sử dụng chất kali cacbonat hòa với nước và tưới cho đất. Cách này giúp tăng độ pH của đất nhanh chóng.
  • Sử dụng tro bếp để giảm độ chua của đất. Tro bếp có tính kiềm lớn nên thường được sử dụng để tăng độ pH của đất một cách từ từ những vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không bón trực tiếp tro bếp vào cây con vì có thể làm hỏng cây con.
  • Sử dụng baking soda là cách làm giảm độ chua của đất dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Trên đây là thông tin về độ chua của đất là các vấn đề khác liên quan. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.