Đề tài: CÁC NGÀY TRONG TUẦN
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ điểm: TẾT – MÙA XUÂN
Đề tài: CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Lứa tuổi: Trẻ 5- 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Người soạn: Đoàn Thị Dung
Người dạy: Đoàn Thị Dung
I. Muc tiêu.
1. Kiến thức.
– Trẻ biết một tuần có 7 ngày, nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần.
-Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học (từ thứ 2 – thứ 6) và được nghỉ 2 ngày (thứ 7 là đi học thêm). – Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định. – Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số khác nhau và tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần; ngày thứ bảy, chủ nhật thường có màu đỏ. 2. Kỹ năng.
– Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, định hướng thời gian. – Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt các mối quan hệ về thời gian bằng lời nói – Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc tập thể
3. Thái độ
– Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian – Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị
1. Môi trường.
– Lớp học sạch sẽ, thoáng mát
2. Đồ dùng – đồ chơi.
* Đồ dùng của cô: – Lịch về các thứ trong tuần.
– Hình ảnh về các giờ học của trẻ.
– Các tranh lô tô về thứ tự thời gian trong ngày. – Nhạc bái hát “Cả tuần đều ngoan”.
– Giáo án điện tử
* Đồ dùng của trẻ: – Mỗi trẻ có các tờ lịch từ thứ 2 đến chủ nhật – Giấy có ảnh các tờ lịch, kéo, hồ dán
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hướng thú.
– Cô và trẻ cùng hát bài “Cả tuần đều ngoan”
– Cô và các con vừa hát bài hát nói về gì?
– Vậy để được cô yêu, cô khen và tặng bé ngoan các con phải làm gì?
– Cô chốt và giáo dục trẻ.
Hoạt động 2: Ôn thứ tự các buổi trong ngày.
– “Trời tối, trời tối”
– “Trời sáng rồi!”. Cô lần lượt chiếu các hình ảnh về các buổi trong ngày cho trẻ quan sát
– Và trò chuyện với trẻ, cô hỏi trẻ: Các con vừa xem các hình ảnh về các buổi nào trong ngày? Vì sao con biết?
– Vậy một ngày có mấy buổi?
– Bắt đầu là buổi nào? Kết thúc vào buổi nào?
Hoạt động 3: Nhận biết các ngày trong tuần.
– Cô phát cho mỗi trẻ 1 cái bảng và các thẻ màu. Trên tấm bảng có rất nhiều ô màu và dãy số tự nhiên, chữ CN in hoa và các thẻ màu là biểu trưng cho các ngày trong 1 tuần lễ. Mỗi màu biểu trưng cho 1 thứ.
– Cô đố lớp mình hôm nay là thứ mấy?
– Cô có biểu trưng cho ngày thứ 3 là màu cam, cô chọn màu cam và xếp lên bảng cạnh ô số 3. Sô 3, màu cam ở giữa có từ thứ 3 là biểu trưng cho ngày thứ 3.
– Cho trẻ phát âm ngày thứ 3.
– Ngày thứ mấy chúng ta chào cờ nhỉ?
– Cô có biểu trưng cho ngày thứ 2 (cô cầm và giờ lên) là màu gì đây các con?
– Cô xếp lên cạnh số 2, số 2 màu vàng ở giữa có từ thứ 2
Là biểu trưng cho ngày thứ 2 đấy! Cho trẻ phát âm thứ 2.
– Hôm nay là thứ 3, vậy mai là thứ mấy?
– Cô có biểu trưng cho ngày thứ 4 là màu gì đây?
Cô xếp lên cạnh số 4. Số 4, màu xanh dương, ở giữa có từ thứ 4 là biểu trưng cho ngày thứ 4
– Cô cho cả lớp phát âm thứ 4.
– Sau thứ 4 là thứ mấy?
– Thứ 5 cô làm tương tự (thứ 5 màu tím)
– Ngày thứ mấy các con được phát phiếu bé ngoan?
– Các con hãy tìm biểu trưng cho ngày thứ 6 cho cô nào?
– Các con giơ lên xem đúng chưa nào? Các con hãy xếp biểu trưng của ngày thứ 6 cho cô nào? (Cho trẻ phát âm ngày thứ 6)
– Ngày thứ mấy mà 1 số bạn lớp mình học thêm?
– Thứ 7 được cô biểu trưng bằng màu gì, các con hãy chọn và xếp vào bảng cho cô nào!
– Màu hồng và thứ 7 biểu trưng cho thứ 7 đấy!
– Ngày thứ mấy cả lớp mình được nghỉ?
– Ngày chủ nhật được cô biểu trưng bằng màu gì?
– Màu đỏ và chữ in hoa CN là biểu tượng của ngày chủ nhật! (Cho trẻ phát âm ngày chủ nhật)
– Biểu tượng của ngày chủ nhật là màu đỏ vì chủ nhật là ngày cuối tuần, ngày mà mọi người nghi ngơi sau 1 tuần làm việc vất vả. Vừa rồi là biểu trưng cho các ngày trong 1 tuần lễ
– Bạn nào giỏi cho cô biết 1 tuần lễ có bao nhiêu ngày? Và thứ tự các ngày trong tuần như thế nào?
– Ngày đầu tuần là thứ mấy?
– Giữa tuần là ngày thứ mấy?
– Và cuối tuần là những ngày nào?
– Cuối tuần và đầu tuần có những hoạt động gì nổi bật?
– 1 tuần có 7 ngày vậy các con đến lớp mấy ngày? (Đó là các thứ nào?).
– Cô chốt: Một tuần có 7 ngày, các con đến lớp 5 ngày: thứ 2, ….thứ 6.
– Nghỉ học bao nhiêu ngày? Đó là thứ nào?
– Đến lớp các cô dạy con các môm học gì? Vào thứ nào thì học các môn học đó?
– Thời gian các ngày trong tuần các con làm được những việc gì?
– Cô chốt và giáo dục trẻ quý trong thời gian
Hoạt động 4: Củng cô.
* Trò chơi 1: Tạo 1tuần lễ
– Cách chơi: Cô sẽ chia các con làm 2 đội, cô đã chuẩn bị một tờ lịch to và các tờ lịch nhỏ các ngày trong tuần, nhiệm vụ của các đội là khi có nhạc là mỗi đội sẽ dán để tạo nên 1 tuần đúng thứ tự các ngày trong tuần. Kết thúc trò chơi đội nào dán được 1 tuần đủ và đúng nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng
* Trò chơi 2: “Tìm thứ trong tuần”
– Cách chơi: Trên máy tính cô có các ngày trong 1 tuần còn thiếu, nhiệm vụ của bạn lên chơi là sẽ dùng chuột kéo ngày vào chỗ còn thiếu để tạo nên 1 tuần đúng và đầy đủ. Bạn nào làm đúng sẽ dành 10 điểm, bạn nào làm chưa đúng thì cơ hội dành cho các bạn còn lại.
Kết thúc:
– Cônhận xét chung và khen trẻ.
– Cô giáo cho trẻ hát bài hát: “Tờ lịch tết” và ra chơi.
– Trẻ hát cùng cô
– Trẻ trả lời
– Lắng nghe.
– “Đi ngủ”
– Trẻ quan sát.
– Trẻ trả lời.
– Có 4 buổi ạ! Bắt đầu buổi sáng, kết thúc buổi tối
– Thứ 3 ạ!
– Lắng nghe.
– Trẻ phát âm.
-Thứ 2 ạ!
– Màu vàng ạ!
– Trẻ thực hiện và phát âm.
– Tre trả lời và lắng nghe.
– Trẻ phát âm và trả lời
– Ngày thứ 6 ạ!
– Trẻ thực hiện.
– Ngày thứ 7 ạ!
– Màu hồng ạ!
– Chủ nhật ạ!
– Lắng nghe.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời và lắng nghe cô.
– Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi
– Lắng nghe và chơi trò chơi.
– Lắng nghe
– Hát và ra chơi
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!