Dầu thủy lực 32,46,68 là gì ? Giá bao nhiêu 1 lít ?

Dầu thủy lực là gì ? Chúng khác với các loại dầu nhớt bôi trơn khác như thế nào ? Tại sao lại có những chỉ số như 32,46 hay 68? Và giá 1 lít của chúng là bao nhiêu ?…Chắc hẳn những câu hỏi này đã từng xuất hiện trong đầu mỗi chúng ta khi tiếp xúc với những máy móc công nghiệp, những hệ thống trục nâng đỡ như máy nén, cần cẩu hay máy xúc,… Dầu thủy lực khác với các loại dầu nhớt ô tô hay xe máy, không chỉ là chất bôi trơn, nó còn là phương tiện truyền năng lượng trong toàn hệ thống thủy lực. Vì vậy, nó vừa là chất bôi trơn, vừa là dung môi truyền tải sức mạnh (power). Vai trò kép này làm cho nó độc đáo và không thể thay thế bằng những loại dầu nhớt bôi trơn thông thường. Và độc đáo hay hữu dụng ra sao, Totachi sẽ phân tích cho các bạn kĩ hơn trong bài viết này.

1. Dầu thủy lực là gì ?

Như chúng ta đều biết, Hệ thống thủy lực được sử dụng rộng rãi trong máy móc công nghiệp, thiết bị xây dựng, ô tô, máy bay và các ứng dụng hàng hải. Và một hệ thống thủy lực phổ biến sẽ bao gồm:

  • Bình dầu;
  • Bơm thủy lực;
  • Lọc dầu;
  • Van điều khiển;
  • Pít-tông;
  • Ống

Và để có thể vừa bôi trơn, làm mát lẫn truyền tải lực cho các chi tiết nêu trên thì cần một thứ chất lỏng gọi là: Dầu thủy lực.

Như vậy có thể định nghĩa: “Dầu thủy lực (Hydraulic oil) là một loại dầu nhớt được chế biến từ dầu gốc và các phụ gia tăng cường tính năng, được sử dụng trong các hệ thống thủy lực để truyền tải năng lượng (power) đến các chi tiết máy. Đồng thời dầu còn giúp bôi trơn các chi tiết chuyển động, chống lại lực ma sát. Làm kín bề mặt chi tiết, giảm thiểu sự rò rỉ, loại bỏ cặn bẩn và giải nhiệt hệ thống.”

Để trở thành một chất bôi trơn hiệu quả và đáng tin cậy, dầu thủy lực phải có các đặc tính tương tự như hầu hết các loại dầu khác. Chúng bao gồm: kháng bọt và giải phóng không khí; ổn định nhiệt, oxy hóa và thủy phân; hiệu suất chống mài mòn; khả năng lọc; phá hủy; chống gỉ và ăn mòn; và độ nhớt đối với ảnh hưởng của nó đối với độ dày màng.

2. Các đặc tính và tính chất

Không chỉ có tính năng là bôi trơn và làm mát như các loại dầu nhớt động cơ thông thường, dầu thủy lực còn mang trong mình trọng trách là truyền tải lực cho các chi tiết máy trong động cơ. Vì vậy chúng cần đảm bảo các tính chất quan trọng sau đây:

  • Độ nhạy nhiệt độ thấp của độ nhớt;
  • Ổn định nhiệt và hóa học;
  • Độ nén thấp
  • Bôi trơn tốt (đặc tính chống mài mòn và chống dính, hệ số ma sát thấp)
  • Độ ổn định thủy phân (khả năng giữ lại các tính chất trong môi trường độ ẩm cao)
  • Điểm đổ thấp (nhiệt độ thấp nhất, tại đó dầu có thể chảy)
  • Khả năng nhũ hóa nước
  • Tính chất chống rỉ và oxy hóa
  • Điểm chớp cháy thấp (nhiệt độ thấp nhất, tại đó hơi dầu bốc cháy)
  • Chống xâm thực
  • Khả năng tương thích với vật liệu trám.
  • Tạo bọt thấp

3. Chức năng và nhiệm vụ của dầu thủy lực

  • Truyền tải: Đây là chực năng chính làm nên sự khác biệt với các loại dầu nhớt khác. Bởi do các tinh thể dầu có khả năng chịu giãn nở rất tốt. Ít khi bị vỡ nên khi máy thủy lực ép dầu. Lúc này thể tích dầu được nén lại, tạo ra phản lực muốn bật rộng ra mà không được. Nhờ vậy mà nó làm rắn chắc thêm cho trục thủy lực. Có thể tải hàng tốt hơn khi chưa bị nén.
  • Bôi trơn hệ thống: Nhiệm vụ quan trọng thứ 2 nó mang theo là tính năng bôi trơn cho các chi tiết máy. Nhờ khả năng bôi trơn này mà các bề mặt ngâm trong dầu có tuổi thọ cao hơn rất nhiều. Tránh các tình trạng bị xước đường dài trên bề mặt gây hao tổn dầu.
  • Chống ăn mòn và chống oxy hóa: Trong quá trình làm việc bề mặt kim loại tiếp xúc với dầu thủy lực dễ bị ăn mòn bởi các tác nhân có tính axit. Vì vậy sử dụng dầu thủy lực sẽ phủ lên bề mặt kim loại một lớp màng bảo vệ. Lớp bảo vệ này sẽ bám chặt lên bề mặt kim loại và bảo vệ kim loại khỏi các tác nhân gây ăn mòn. Giúp máy móc kéo dài tuổi thọ động cơ. Bên cạnh đó dầu thủy lực cũng có khả năng chống oxy hóa tốt. Các chất chống oxy hóa theo cơ chế gốc và oxy hóa phân hủy trong dầu có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy. Giúp kéo dài thời gian thay dầu và bảo dưỡng máy móc. Lưu ý: Dầu thủy lực gốc khoáng có chứa phụ gia chống ăn mòn và chống oxy hóa có ký hiệu HM trên bao bì sản phẩm.

4. Các chỉ số 32-46-68 là gì ?

Đây chính là độ nhớt độ nhớt động học được đo ở (40°C, cSt) – Viscosity (40°C, cSt), viết tắt là Iso VG 32, 46, 68. Ngoài ba loại độ nhớt phổ biến trên, còn có các loại độ nhớt khác, ít thông dụng hơn như dầu thủy lực 22, dầu thủy lực 100,… Các loại này sử dụng ở những nước có khí hậu khắc nghiệt như Châu Âu, Nga , Mỹ… còn ở Việt Nam thì do khí hậu nhiệt đới nên chỉ thông dụng 3 loại chính là 32-46-68. Chúng ta cùng tham khảo bảng chỉ số của VG 68 của dầu nhớt TOTACHI xem như thế nào nhé:

Hydraulic oil ISO 68 Property Value in metric unit Value in US unit Density at 60°F (15.6°C) 0.880 *10³ kg/m³ 54.9 Kinematic viscosity at 104°F (40°C) 68.0 cSt 68.0 cSt Kinematic viscosity at 212°F (100°C) 10.2 cSt 10.2 cSt Viscosity index 135 135 Flash point 204 ºC 400 ºF Pour Point -40 ºC -40 ºF Aniline Point 88 ºC 190 ºF Color max.7.0 max.7.0

Và cũng như nhớt bôi trơn động cơ ô tô, xe máy, thì độ nhớt thấp được ưu tiên cho động cơ mới do khoảng cách giữa xi – lanh và thành piston còn nhỏ. Và ngược lại, độ nhớt cao sẽ dành cho các hệ thống thủy lực có tuổi đời cao hơn. Chúng ta nên cân nhắc ưu nhược điểm của từng loại như sau để có lựa chọn tốt nhất:

  • Nếu chọn độ nhớt quá thấp (ví dụ VG 22): Hiệu suất thể tích sẽ kém đi và như vậy dẫn đến áp suất làm việc theo yêu cầu không được đáp ứng, gây rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, xi lanh xẽ bị thu lại do phản lực. Từ đó động cơ không sản sinh ra đủ mô men yêu cầu đáp ứng, làm tăng khả năng bị mài mòn của thiết bị. Với độ nhớt thấp và tính loãng cao như vậy, sẽ rất khó duy trì màng dầu giữa các bề mặt kim loại gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hệ thống thủy lực và dễ xảy ra hiện tượng tắt máy giữa chừng.
  • Nếu chọn độ nhớt quá cao (ví dụ VG 100): sẽ làm tăng hệ số ma sát trượt của dầu thủy lực với những phần mà nó tiếp xúc. Như vậy hệ số ma sát tăng sẽ làm phát sinh nhiệt nhiều hơn. Suy ra dẫn đến tổn thất công suất nhiều hơn. Đồng thời tổn thất áp suất cũng tăng. Dẫn đến hiệu xuất của hệ sẽ thấp đi. Động cơ làm việc nặng tải hơn bình thường. Hơi nước khó thoát hơn làm tăng hiện tượng nhũ tương trong dầu. Làm giảm tốc độ các cơ cấu chấp hành. Tăng khả năng xâm thực của bơm vì khả năng dâng kém. Như vậy cách tốt nhất là chúng ta nên chọn đúng loại có độ nhớt phù hợp cho máy dựa trên tài liệu của nhà sản xuất. Hoặc nếu không có thì chúng ta nên kết hợp những yếu tố trong nhà máy như: Tuổi đời thiết bị, nhiệt độ môi trường, tần suất hoạt động,… để có thể chọn được loại phù hợp nhất.

5. Các loại công nghệ dầu thủy lực

Có 4 loại dầu phổ biến, đó là:

  • 1/ Dầu thủy lực gốc khoáng

Dầu gốc khoáng là chất lỏng thủy lực phổ biến nhất và chi phí thấp. Chúng có hầu hết các đặc tính quan trọng đối với dầu thủy lực. Nhược điểm của dầu gốc khoáng (dầu mỏ) là khả năng chống cháy thấp (điểm chớp cháy thấp), độc tính và khả năng phân hủy sinh học rất thấp.

  • 2/ Dầu thủy lực phân hủy sinh học

Este phốt phát (Phosphate esters) được tạo ra bởi phản ứng của axit photphoric với rượu thơm. Các chất lỏng thủy lực dựa trên photphat este có khả năng chống cháy tuyệt vời, tuy nhiên chúng không tương thích với sơn, chất kết dính, một số polyme và vật liệu bịt kín. Ngoài ra chúng cũng độc hại.

  • 3/ Dầu thủy lực chống cháy không pha nước

Chất lỏng thủy lực dựa trên Polyol esters có khả năng chống cháy và có đặc tính bôi trơn rất tốt. Chúng thân thiện với môi trường nhưng việc sử dụng chúng bị hạn chế bởi chi phí cao.

  • 4/ Dầu thủy lực chống cháy pha nước.

Các chất lỏng dựa trên glycol nước chứa 35-60% nước dưới dạng dung dịch (không phải nhũ tương) và các chất phụ gia (chống bọt, chống đóng băng, rỉ sét và ăn mòn, chống mài mòn, v.v.). Chất lỏng thủy lực dựa trên glycol nước có khả năng chống cháy tuyệt vời, chúng không độc hại và phân hủy sinh học. Tuy nhiên, phạm vi nhiệt độ của chúng tương đối thấp: 32°F – 120°F (0°C – 49°C). Sự bay hơi nước gây ra sự suy giảm các tính chất của chất lỏng thủy lực.

Với các ưu nhược điểm trên cộng thêm với giá thành sản xuất thì dầu thủy lực gốc khoáng đang chiếm tới 80% thị phần hiện nay. Bởi nó có thể sử dụng rộng rãi cho hầu hết các máy móc thủy lực từ đơn giản đến phức tạp. Còn 20% còn lại là các dầu thủy lực khác chia nhau thị phần , sử dụng trong những ngành nghề đặc biệt.

Về giá cả, hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất cũng như cung cấp dầu thủy lực cho các nhà máy xí nghiệp. Và giá bao nhiêu 1 lít đang là điều được rất nhiều khách hàng quan tâm bởi dầu thủy lực khác với loại dầu nhớt bôi trơn khác, mỗi lần nhập về là số lượng rất lớn. Chỉ cần chênh nhau 1 chút ở giá 1 lít là số tiền mua hàng cũng đã rất lớn rồi.

Tuy nhiên, thường thì “tiền nào của nấy”, chúng tôi vẫn khuyên các bạn chọn những sản phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu truyền thống lâu năm, nếu là hàng nhập khẩu nước ngoài thì càng tốt. Bởi nếu sử dụng dầu nhớt nhập khẩu, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như uy tín sản phẩm mà ko lo bị làm giả, làm nhái. Chỉ cần 1 lần sử dụng phải hàng giả, hàng nhái cũng có thể khiến hệ thống máy móc công ty bạn bị hỏng, thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỉ đồng.

6. Hãng Totachi nhập về Việt Nam những loại nào?

Hiện Totachi Hà Nội đang phân phối 2 loại dầu thủy lực phổ biến là Totachi Premium NRO 46 và Totachi Premium NRO 68. Cả 2 đều được sản xuất trên cùng một tiến trình của nhà máy, chỉ khác nhau về độ nhớt và cùng đạt những tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe như sau:

  • ISO 15, 22, 32, 46, 68
  • AIST 126 (US STEEL); AIST 127 (US STEEL)
  • Denison (Parker H.) HF-O/HF-1/HF-2
  • JCMAS P041 HK Hydraulic Specification
  • General Motors LS 2/LH
  • ANSI/AGMA 9005-E02-RO
  • JOY HO-S (ISO 68)

Những tiêu chuẩn trên được cấp bởi các hiệp hội dầu thủy lực trên khắp Châu Âu, Đức, Mỹ do vậy quý vị có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp những giấy tờ như CO- CQ, giấy tờ hải quan,..chứng minh nguồn gốc xuất xứ giúp các bạn yên tâm hơn khi mua hàng.

7.Lời Kết