Ngày xưa, ông bà ta đã quan niệm trong đời người có ba việc cần làm là “ Tậu trâu – Lấy vợ Làm nhà”. Sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng bạn đã xây dựng được một ngôi nhà cho riêng mình. Và bạn đang muốn tổ chức tiệc tân gia để thông báo niềm vui này đến với bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Nhưng bạn chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức tiệc này. Bài viết này Naifood sẽ chia sẻ cho bạn cách tổ chức tiệc tân gia như thế nào?
Khái niệm tiệc tân gia là gì?
Dich theo nghĩa hán việt tân gia có nghĩa là nhà mới. Tiệc tân gia chính là một bữa tiệc ăn mừng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong một đời người. Gia chủ sẽ tổ chức một bữa tiệc rượu, mời gia đình, họ hàng, bà con hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp đến chia sẻ niềm vui cùng gia đình.
Quy mô bữa tiệc phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, miễn sao thể hiện được tấm lòng mến khách của gia chủ đến với khách mời.
Trước khi tổ chức tiệc tân gia, một việc không thể bỏ qua là gia chủ phải lựa chọn ngày tổ chức phù hợp, có thể là ngày phù hợp với tuổi gia chủ, ngày đẹp theo cung hoàng đạo hoặc ngày đẹp theo hướng nhà. Thông thường tiệc tân gia sẽ có 2 phần quan trọng là lễ nhập trạch và phần đã tiệc. Lễ nhập trạch sẽ được tổ chức trước, chỉ có sự hiện diện của các thành viên trong gia đình, tuyệt đối không có người ngoài tham gia. Sau khi hoàn thành xong phần lễ, gia chủ sẽ mời khách tham gia buổi tiệc ăn mừng và cuối cùng sẽ có đôi lời phát biểu cảm ơn trong tiệc tân gia.
Ý nghĩa của việc tổ chức tiệc tân gia nhà mới
Trên góc độ tâm linh, Tiệc tân gia là nghi lễ thể hiện lòng thành kính của gia chủ dâng lễ với ý nghĩa báo cáo với tổ tiên, trời đất, cùng với thổ thần cai quản đất đai nơi gia chủ định cư. Với ý nghĩa báo cáo rằng kể từ nay trên mảnh đất này đã có người cư ngụ, cầu mong các vị thần bao bọc, che chở tránh khỏi sự quấy phá của ma quỷ hay các thế lực tà ác. Đồng thời phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.
Trên góc độ phong thủy thì nhà mới thường rất lạnh lẽo vì chưa có người ở và thiếu hơi ấm. Vì vậy, tiệc tân gia mời nhiều người đến tham dự sẽ thu hút nhiều vượng khí tài lộc đến với ngôi nhà và gia chủ. Khách mời đến tham dự đông đủ làm cho ngôi nhà có sự ấm cúng, tràn đầy sinh khí, đẩy lùi điều xui, thu hút vận may đến với gia chủ.
Ngoài ra, trên góc độ tình cảm, Tiệc tân gia nhằm mục đích thông báo đến những mối quan hệ thân thiết chung vui cùng gia đình.
Các việc cần làm để cúng tân gia nhà mới
Trong phần lễ nhập trạch, gia chủ cần làm những gì để có một lễ cúng thuận lợi hãy tham khảo dưới đây:
1. Chuẩn bị mâm lễ cúng tân gia nhà mới
Mâm lễ cúng tân gia nhà mới có thể nhẹ nhàng hay hoành tráng sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ. Tuy nhiên, mâm lễ cúng của tiệc tân gia phải thể hiện được sự thành kính của gia chủ khi dâng lễ lên tổ tiên và các vị thổ thần. Vì vậy việc chuẩn bị mâm lễ cúng tân gia phải được thực hiện hết sức chỉnh chu và trang nghiêm. Bất kỳ mâm lễ cúng nào cũng phải có đầy đủ ba phần là mâm ngũ quả, mâm cơm cúng và hương hoa.
Mâm ngũ quả cần được lựa chọn 5 loại trái cây loại trái cây tươi ngon nhất để dâng lên tổ tiên. 5 loại trái cây này không cố định, gia chủ có thể thay đổi hợp lý theo mùa.
Mâm cơm cúng nhập trạch: Nếu gia chủ cúng chay có thể nấu các món liên quan đến rau củ như món xào, món luộc, món canh; chè, bánh kẹo, xôi đậu xanh hay xôi gấc,…Còn nếu gia chủ chuẩn bị mâm cúng mặn thì sẽ bao gồm một bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc), xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, cháo trắng, gà luộc, heo quay và các món mặn khác.
Hương hoa: Cần chuẩn bị một lọ hoa tươi, đèn cầy, vàng mã, nhang rồng phượng, trầu cau, gạo, rượu, nước, đèn cầy và 3 đĩa muối.
2. Đọc văn khấn cúng lễ
Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng lễ nhà mới, gia chủ sẽ tiến hành dâng hương lên bàn gia tiên và đọc văn khấn lễ nhằm nói ra mong muốn cầu khẩn của mình gửi đến thần linh. Bài văn khấn nhập trạch được chia làm hai phần:
- Văn khấn thần linh
- Văn khấn tổ tiên
Đặc biệt lưu ý đọc văn khấn cũng cần có thứ tự, gia chủ phải đọc văn khấn thần linh trước rồi mới được đọc văn khấn tổ tiên. Thứ tự này là bất di bất dịch không được phép sai lệch. Nếu không gia chủ sẽ được coi là bất kính với thần linh.
Theo tục lệ ông bà để lại người đọc văn khấn cúng lễ tân gia sẽ là người đàn ông trong gia đình như bố, con trai cả. Gia chủ không nhất thiết phải học thuộc văn khấn, có thể đọc thành tiếng hoặc nhẩm trong đầu, miễn sao thể hiện được sự thành tâm, kính trọng bạn trên trong lúc khấn.
3. Hoá vàng mã
Điều cần làm cuối cùng của lễ nhập trạch là hóa vàng mã. Gia chủ sẽ tiến hành đốt tiền vàng mã để dâng lên các thần linh, hy vọng những lời khẩn cầu của mình sẽ được thần linh nghe thấu. Cầu cho gia chủ bình an, làm ăn phát tài phát lộc.
Các công việc cần chuẩn bị để tổ chức tiệc tân gia nhà mới
Sau khi làm xong lễ nhập trạch, gia chủ sẽ chuẩn bị tổ chức tiệc tân gia để mời các khách quý đến chung vui cùng gia đình. Gia chủ cần lên kịch bản tiệc tân gia một cách rõ ràng về danh sách khách mời, món ăn, cũng như trang trí tiệc tân gia sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:
1. Lên danh sách khách mời và gửi thiệp
Nhằm hạn chế rủi ro bỏ sót khách mời tham dự tiệc tân gia, gia chủ nên có một danh sách cụ thể để đảm bảo bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác đến chung vui đầy đủ. Đặc biệt, việc lên danh sách cụ thể giúp gia chủ xác định rõ lượng khách mời qua đó tổ chức phục vụ chu đáo nhất.
Ngoài ra, gia chủ nên tham khảo thêm các mẫu thiệp mời để gửi tới khách tham dự. Trên đó sẽ ghi đầy đủ các thông tin về ngày giờ, địa điểm tổ chức tiệc và những yêu cầu đặc biệt của gia chủ nếu có. Để tiết kiệm chi phí bạn chỉ cần lựa chọn các mẫu thiệp nhẹ nhàng, giản dị, lịch sử. Nếu tiệc tân gia chỉ tổ chức quy mô nhỏ, mời bạn bè thân thiết thì gia chủ có thể bỏ qua phần in thiệp.
2. Lên thực đơn đãi tiệc tân nha
Nhờ danh sách khách mời đã được lên sẵn, gia chủ có thể dự trù được quy mô bữa tiệc, từ đó lên được chi phí tổ chức, cũng như lên thực đơn món ngon đãi tiệc tân gia hợp lý.
Các món ăn được lựa chọn phải đảm bảo ngon miệng, đẹp mắt, mùi vị hấp dẫn và được chế biến hợp vệ sinh. Thực đơn trong bữa tiệc phải thật đa dạng, phong phú, đầy đặn. Thông qua các món ăn có thể thấy sự mến khách của gia chủ ra sao.
Nếu gia chủ không biết lựa chọn thực đơn món ăn, cũng như nấu ăn sao cho hợp lý thì có thể tham khảo các dịch vụ đặt tiệc tân gia tại nhà. Một đơn vị uy tín được nhiều người biết đến là Công ty tổ chức đặt tiệc tại nhà Naifood. Đến với Naifood khách hàng có thể lựa chọn các thực đơn có sẵn trong bộ thực đơn đãi tiệc tân gia đa dạng hoặc có thể tự mình lên thực đơn theo như mong muốn sẽ có Naifood hỗ trợ. Đảm bảo cung cấp các món ăn chế biến theo khẩu vị từng vùng miền. Ngoài ra, gia chủ còn được khuyến mại thêm bàn ghế, cũng như các dụng cụ ăn uống đi kèm.
3. Trang trí không gian tổ chức tiệc tân gia
Cách trang trí tiệc tân gia cũng rất quan trọng. Nếu gia chủ là người mưu cầu sự hoàn hảo thì có thể sử dụng dịch vụ trang trí tiệc tân gia theo sở thích, phong cách riêng của mình để buổi tiệc thêm lộng lẫy, sang trọng. Nếu gia chủ là một người đơn giản, có thể sử dụng hoa tươi trang trí tại những nơi quan trọng cũng có thể làm cho không gian nhà trở nên đẹp hơn.
Các chú ý khi tổ chức tiệc tân gia nhà mới
Tiệc tân gia là một buổi lễ rất quan trọng đối với gia chủ nên yêu cầu phải được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận để mọi thứ diễn ra thuận lợi, tránh được các rủi ro không đáng có. Có một vài lưu ý cho gia chủ trong cách tổ chức tiệc tân gia như sau:
- Hãy lên danh sách khách mời, để có thể dự trù được chi phí tổ chức tiệc và đặt số bàn tiệc phù hợp.
- Đừng trang trí quá cầu kì, nhiều phụ kiện sẽ khiến ngôi nhà mất đi kiến trúc vốn có của nó.
- Nếu có thể hãy chuẩn bị một bài phát biểu trước bữa tiệc tân gia để gửi lời cảm ơn đến những vị khách quý của bạn.
- Cần xem trước ngày giờ để tổ chức tiệc tân gia, cần thiết có thể nhờ đến sự tư vấn của các thầy phong thủy để tránh chọn phải những ngày giờ xấu.
- Lựa chọn ngày cuối tuần và hôm có thời tiết nắng đẹp tổ chức tiệc tân gia, để khách mời có thể tham gia đầy đủ.
- Hãy đem những đặc sản độc đáo vào thực đơn.
- Sau lễ nhập trạch nên tiến hành xông nhà, tẩy uế. Việc xông nhà có thể nhờ đến những người hợp tuổi với gia chủ để mang đến nhiều may mắn.
- Tuyệt đối tránh xảy ra xô xát, cãi vã, đánh nhau, khóc lóc tại tiệc tân gia. Vừa làm cho bữa tiệc lắng xuống, vừa là điềm báo không may mắn cho gia chủ.
Những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết có nên làm tiệc tân gia hay không và nếu làm cần chú ý những gì. Nếu như bạn muốn tham khảo về dịch vụ đặt tiệc tân gia tại nhà hãy nhớ đến Naifood. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ phong phú khác như dịch vụ đặt tiệc tất niên, dịch vụ đặt tiệc sinh nhật, dịch vụ đặt tiệc đám giỗ tại nhà,…Mọi thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo tại https://naifood.com/ hoặc gọi đến số hotline: 0784.060.668 để được tư vấn và hỗ trợ.
Các bài viết liên quan: >>>>> 23+ Món quà tặng tân gia nhà mới ý nghĩa và độc nhất
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!