Bạn đã biết mùng 1 Tết có nên gội đầu không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và nhanh chóng được trả lời ngay trong bài viết này. Cùng với đó là một số điều kiêng kỵ cần tránh vào những ngày đầu năm Tết đến. Đừng bỏ lỡ nhé!
Ý nghĩa của mùng 1 Tết
Tết cổ truyền được xem là một dịp lễ lớn trong năm của người Việt Nam để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, hướng về cội nguồn. Đây cũng là một dịp nghỉ lễ dài ngày để con cháu mưu sinh ở khắp nơi về đoàn viên và tận hưởng giây phút bên gia đình sau những ngày tháng làm việc.
Tết là ngày đoàn viên, nhắc nhở con cháu hướng về cội nguồn, cúng bái, thăm viếng tổ tiên vào ngày đầu năm mới. Con cháu trong nhà tập hợp lại thăm ông bà, trẻ con thì nhận lì xì từ người lớn. Người lớn thì nhận những câu chúc tốt đẹp của trẻ con. Cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm ngày tết hưởng thụ cảm giác gia đình đoàn viên.
Liệu mùng 1 Tết có nên gội đầu không?
Mùng 1 Tết tuyệt đối không nên gội đầu, bởi vì một số lý do sau đây:
- Gội đầu vào mùng 1 sẽ làm bổng lộc, may mắn trôi hết. Năm tới không gặp may mắn mà còn hay gặp những chuyện thị phi.
- Nước đại diện cho tiền tài, may mắn. Gội đầu vào mùng 1 ngụ ý giống như đem tiền đi phung phí, tiêu hoang, cả năm sẽ rất chật vật xoay xở đồng tiền.
- Nhiều người cho rằng gội đầu sẽ làm cho kiến thức tích lũy của một năm bị rửa trôi, năm mới học hành đụng trước quên sau không được hiệu quả.
- Có thể gội đầu đêm 30 để xả đi những cái xui của năm cũ. Mùng 1 là ngày bắt đầu cho một năm mới đầy đủ, hưng thịnh thì không nên đem những cái may mắn đi rửa trôi.
Tuy nhiên, gội đầu mùng 1 tết là điều đại kỵ thời xưa, song có nhiều nguyên nhân khiến nhiều gia đình thời nay lược bỏ, ví dụ như:
- Ngày tết có nhiều vùng địa lý có khí hậu nắng nóng, khô hạn dễ làm cho cơ thể bốc mùi và tóc tai bết dính. Do đó cần phải tắm rửa và gội đầu cho sạch sẽ và tươm tất.
Vậy nếu gội đầu mùng 1 tết là điều đại kỵ thì thời điểm nào được cho là thích hợp? Sáng mùng 2 tết gội đầu được không? Mùng 3 tết gội đầu được không? Liệu mùng 2, mùng 3 tết có được gội đầu không? Đây đều là những câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn trẻ.
Ông bà xưa chỉ kiêng gội đầu vào mùng 1 vì sợ hao tiền tài, kém may mắn. Cho nên đối với câu hỏi “Mùng 3 có nên gội đầu không?” thì bắt đầu từ mùng 2 đã có thể tự do thoải mái gội đầu. Hãy cố gắng trau chuốt bản thân trông thật chỉnh chu từ đầu tóc đến quần áo để khi đi chúc tết có được sự yêu mến của gia chủ nhé!
Một số điều kiêng kỵ tuyệt đối không được làm trong ngày mùng 1 Tết
Ngoài việc kiêng cử gội đầu vào ngày mùng 1 Tết thì vẫn còn rất nhiều điều mà người Việt Nam cho là “có kiêng có lành” như sau:
- Kiêng đi chúc Tết mùng 1
Người Việt thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì rất dễ trở thành người xông đất đầu năm. Bởi người xông đất rất quan trọng đối với gia chủ sẽ có ảnh hưởng đến vận khí trong gia đình. Do đó, vào mùng 1 ta chỉ đi thăm bà con, dòng họ đôi bên.
- Kiêng để tang sự vào ngày mùng 1 đầu năm
Nếu gia đình có người mất đúng vào mùng 1 thì phải chuyển sang mùng 2 mới phát tang. Nếu như mất vào 30 thì phải gấp rút phát khăn tang vào ngày hôm đó. Nếu chịu tang vào ngày đầu năm mới thì không khí trong nhà sẽ u ám, ủ dột và con cháu trong nhà dễ gặp nạn.
- Kiêng nói những điều xúi quẩy
Từ tối kỵ nhất người khác không muốn nghe vào dịp Tết đó chính là những từ nhạy cảm như : Thôi toang, xong phim, chết, tiêu, ngủm…
- Không được quét nhà vào năm mới
Hành động này được cho là vô tình quét tài lộc đầu năm ra ngoài, xua đuổi vận may của cả năm.
- Không nói chuyện lớn tiếng
Tránh tiếng cãi vã, tranh luận với nhau để không làm mất không khí đoàn viên của gia đình.
- Không cho vay – mượn tiền trong ngày đầu năm mới
Đầu năm mượn tiền thì cả năm đều sẽ mượn tiền dễ đâm ra túng thiếu nên mùng 1 ta nên hạn chế động đến các vấn đề nhạy cảm như tiền bạc nhé!
- Tránh làm bể đồ đạc trong nhà
Đầu năm có đồ vỡ, gia đình trong năm sẽ đổ vỡ, đó là điều không ai mong muốn nên “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhé.
- Kiêng vấp ngã
Những ngày đầu năm mới, bạn nên chú ý phương hướng, đi đứng an toàn tránh vấp ngã, tai nạn, đổ máu vì đó là những điềm xui xẻo báo hiệu cho năm sau của bạn sẽ gặp điều xúi quẩy trong cuộc sống như: phá sản, thất bại, tai nạn lao động…
- Kiêng ăn các món thịt
Ba mùng đầu năm, người Việt Nam có quan niệm không ăn những món như: Thịt mèo, thịt chó, ngang ngỗng, tôm… Vì theo dân gian, những con vật đó có số kiếp đen đủi, ăn vào sẽ rước vận xui. Còn chữ “tôm” trong tiếng Hán được viết giống chữ “liệt” nên khi gia chủ ăn tôm thì sự nghiệp công danh sẽ xuống dốc, thân bại danh liệt.
- Kiêng sử dụng kim chỉ để may vá
Việc động đến kim chỉ, may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ chật vật, nghèo túng, tiền tài túng thiếu, vay nợ để chắp vá lỗ hổng kinh tế.
- Kiêng cho nước, cho lửa
Ngày mùng 1 Tết đầu năm, người ta tối kỵ việc cho nước, cho lửa bởi vì lửa đỏ tượng trưng cho sự may mắn, nước tượng trựng cho tiền tài, tài lộc. Nếu đem may mắn và tiền tài ra tặng thì gia chủ không gặp được may mắn trong công việc, dễ gặp những chuyện xui xẻo trong năm mới.
- Kiêng đi mua đồ, trả giá, đổi hàng vào mùng 1
Ngày đầu năm nếu người bán gặp khách hàng khó tính mua hàng hay trả giá, đem hàng đến đổi – trả thì cả năm người bán buôn bán không khấm khá được. Cho nên ngày đầu năm mới hạn chế mua đồ và mặc cả.
- Kiêng nói tục, chửi thề vào ngày đầu năm mới
Nếu đầu năm đầu tháng mà nói tục, chửi thề thì sẽ thu hút các linh hồn ác ma, chúng sẽ để lại hắc khí trong người. Ai mà chửi tục vào mùng 1 thì dễ gặp chuyện thị phi.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Mùng 1 tết có nên gội đầu không?”. Qua bài viết trên, Thế Giới Làm Đẹp hy vọng mọi người biết thêm nhiều điều trong văn hóa kiêng kỵ vào dịp Tết của người Việt để có cách ứng xử phù hợp nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!