Bát nhang đầy cản lộc? Gia chủ có nên rút tỉa chân nhang?

Nhiều gia đình cho rằng, bát nhang lưu cữu qua từng năm, thành tầng tầng lớp lớp thì gia đình sẽ có lộc. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng bát nhang đầy sẽ cản trở một số vấn đề trong phong thủy. Thực tế thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Xem ngay:

Bát hương là gì và những điều cần biết để tránh đại kỵ

Ý nghĩa bát hương trên bàn thờ trong văn hóa Việt

Tổng hợp 6 mẫu bát hương sứ chuẩn Bát Tràng của Gốm sứ Bảo Khánh

Gia chủ đã biết mâm bồng để trước hay sau bát hương?

Bát nhang đầy, có nên rút tỉa chân nhang?

Bát nhang là nơi con cháu thắp nén hương, bày tỏ lòng cung kính với các vị Thần linh, ông bà tổ tiên. Việc hương hỏa bản chất như sợi dây giao tiếp giữa con cháu nơi trần thế tới các bậc tiền nhân, linh hồn người đã khuất.

Mỗi khi thắp hương, ngoài việc tưởng nhớ người đã khuất, con người thường nói lên những nguyện ước của mình trước bàn thờ. Thắp hương giống như việc truyền tải những nguyện cầu ấy tới Thần Phật, tổ tiên có thể nghe thấy, chứng giám lòng thành mà phù hộ độ trì.

Chính vì thế, không gian thờ tự lúc nào cũng cần sạch sẽ, thanh tịnh. Như vậy mới chứng tỏ được lòng thành tâm, chu đáo của gia chủ. Vì vậy, khi bát nhang đầy, lau dọn bàn thờ và rút tỉa chân nhang là việc nên làm.

Bên cạnh đó, theo phong thủy, nếu bát nhang đầy thành từng lớp quá cao sẽ cản trở khí lưu chuyển. Điều này ảnh hưởng tới vượng vận của gia chủ. Vì thế, cứ mỗi dịp cúng ông Công ông Táo, gia đình nên tỉa lại chân hương, giúp bàn thờ phong quang.

Ngoài ra, xét về thẩm mĩ, bát nhang đầy, quá xum xuê tạo cảm giác bừa bộn, rườm rà cho không gian thờ cúng. Việc thắp hương cũng khó khăn.

Khi bát nhang đầy, những nén hương tiếp theo không thể chạm vào bát hương mà chèn lên chân hương trước. Như vậy việc thắp hương sẽ chẳng còn ý nghĩa.

Bát nhang đầy quá cũng tiềm ẩn những nguy cơ về cháy nổ. Khi quá nhiều lớp chân hương, tàn hương rơi xuống có thể gây cháy bát hương khi làm lễ. Đồng thời gia chủ cũng bị tạo cảm giác lo lắng, bất an.

Như vậy, dù với bất cứ quan niệm và phong tục nào thì việc dọn dẹp, sửa sang bát hương và tỉa chân hương cũng là điều nên làm.

Hướng dẫn tỉa chân hương khi bát nhang đầy

Là những vật phẩm tâm linh, vì vậy, gia chủ cần thành tâm và nghiêm túc khi tỉa chân hương lúc bát nhang đầy.

Thời điểm lý tưởng nhất để tỉa chân hương là dịp cuối năm, sau lễ Táo Quân chầu trời, ngày 23 tháng chạp. Các cụ xưa cho rằng, đây là lúc ông Táo đi vắng, có thể tranh thủ dọ dẹp bàn thờ, bát hương.

Tuy nhiên, nhiều gia đình kinh doanh, thắp hương hằng ngày nên bát nhang đầy nhanh. Việc tỉa chân nhang có thể làm định kỳ hàng tháng để ban thờ sạch sẽ.

Sau khi chọn được ngày tỉa chân hương, gia chủ nên thắp hương xin phép trước khi sái tịnh bàn thờ, chờ hết hương rồi mới bắt đầu công việc tỉa nhang.

Tiếp theo, lau dọn sạch sẽ ban thờ một cách cẩn thận, dùng một tờ giấy hoặc vải sạch bên cạnh, nhẹ nhàng rút từng chân hoặc khóm chân hương ra đặt lên giấy/ vải. Gia chủ lưu ý không nên làm rơi vãi tro trong bát nhang ra ngoài và tỉa cho đến khi chân hương còn lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân.

Bước tiếp đến là gia chủ dùng một khăn thấm rượu gừng hoặc nước thơm, nước hoa hồng lau chùi lại bát hương thật sạch sẽ.

Lưu ý, số chân hương đã tỉa phải được hóa ra tro. Sau đó, gia chủ đem đổ ở nơi sạch sẽ như sông hoặc vùi cạnh gốc cây, tuyệt đối không được vứt chân hương vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.

Bao sái bát nhang đầy đúng cách

Trong trường hợp bát nhang đầy vì tro, gia chủ dùng thìa nhỏ, lần lượt xúc tro ra ngoài. Gia chủ kiêng kỵ việc bốc chân hương theo từng nắm sau đó đổ tất cả tro xuống đất. Theo phong thủy, đây là hành động “tán tài”.

Khi bao sái bát hương, gia chủ nên giữ cho bát hương được cố định, tuyệt đối tránh bê bát hương đã được an vị sang vị trí khác để bao sái ban thờ.

Nếu muốn lấp đầy tro vào bát hương mới, tro nếp được đốt từ rơm nếp là tốt nhất. Khi đổ tro, gia chủ đổ tự nhiên để lớp tro được trải đều xung quanh bát hương, không nên lắc hoặc nén quá chặt.

Tiếp đến, gia chủ lấy một cành tre hoặc cành hoa nhỏ đã rửa sạch, nhúng vào rượu gừng, sau đó vẩy vào bát hương. Đây là hành động để tẩy uế giúp bát hương linh và thanh sạch.

Chắc hẳn gia chủ đã có câu trả lời cho việc có nên để bát nhang đầy hay rút tỉa bớt chân nhang. Để biết thêm nhiều kiến thức phong thủy hoặc có nhu cầu mua sắm các sản phẩm về thờ cúng, gia chủ có thể xem thêm tại đây.