Hoàn thiện bản thân (P8: Hiểu về Cơ hội và Thách thức) | Chiến lược sống

Năng lực là điều kiện cần, biết tận dụng cơ hội là điều kiện đủ để bạn có thành công. Cơ hội không phải là không có hay khan hiếm mà nó có khắp quanh chúng ta để đợi chúng ta nhận ra và chớp lấy nó. Entry này bàn về Cơ hội.

Trong định hướng xây dựng chiến lược của DN ta có công cụ rất nổi tiếng đó là phân tích SWOT: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức. Trong 4 yếu tốt thì Điểm mạnh và Điểm yếu thuộc chủ quan bên trong còn Cơ hội và Thách thức là khách quan bên ngoài.

Con người cũng như DN. Bạn chăm chút cho điểm mạnh rất nhiều nhưng thiếu cơ hội thì cũng không thể đạt được một cái gì đó lớn lao.

Cơ hội là một sự kiện khách quan bên ngoài mà bạn có thể tận dụng nó để đạt được thành công hơn so với mức bình thường. Muốn tận dụng được cơ hội bạn phải Nhìn thấy nó và biết cách Nắm bắt lấy nó. Lý tưởng hơn bạn Tạo ra nó hoặc chủ động Tìm kiếm nó thay vì đợi chờ nó tới.

Khi ta nói may mắn thường ta nói tới kết quả đã đạt được rồi. Nó khác với cơ hội, cơ hội chỉ là việc ta đánh giá một hoàn cảnh có khả năng mang lại lợi ích lớn cho ta hay không mà thôi.

Thách thức trái nghĩa với cơ hội nhưng bản chất giống nhau đó là đánh giá chủ quan của người quan sát về một hoàn cảnh nào đó khi hoàn cảnh đó có thể khiến cho người đó bị thiệt hại nặng nề, không đạt được những gì mong muốn.

Rủi ro tương tự may mắn, ta nói tới một kết quả đã xảy ra. Để đề phòng những kết quả không mong muốn xảy ra ta có khái niệm Quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là việc ta dự đoán một số sự kiện nào đó có thể xảy ra để từ đó ta loại trừ trước các nguyên nhân có thể gây ra sự kiện xấu đó hoặc là khi sự kiện xấu đó xảy ra thì ta có hành động gì để giảm thiểu hậu quả.

Tất nhiên ta cũng có thể Quản trị may mắn. Có nghĩa là dự phòng tất cả các tình huống may mắn có thể xảy ra và tìm cách tận dụng nó tối đa. Tuy nhiên thường người ta coi may mắn như việc xảy ra thì tốt mà không xảy ra thì cũng không ảnh hưởng tới mục tiêu. Còn Rủi ro thì khác, rủi ro xảy ra làm người ta không đạt tới mục tiêu.

May mắn, rủi ro là những kết quả xảy ra tương đối độc lập so với chúng ta. Nếu chúng ta biết trước là chúng ta chắc chắn sẽ đạt được một cái gì đó thì đó không còn gọi là may mắn. Ví dụ như ta mua một tờ sổ xố, mặc dù biết là có cơ hội trúng giải đặc biệt nhưng ta biết rằng khả năng xảy ra vô cùng nhỏ vì vậy khi trúng đặc biệt thì ta gọi đó là may mắn. Nếu không trúng giải, ta không gọi đó là rủi ro vì ta đã dự đoán trước điều này rồi.

Khi đi đường ta nhặt được một tập tiền, ta gọi là may mắn. Nếu có bị hỏng xe giữa đường thì ta gọi đó là không may, là cái rủi. Ta có thể biết tới khả năng nhặt được tiền hay hỏng xe nhưng xác xuất để xảy ra việc đó quá nhỏ vì vậy ta luôn coi đó mặc định là không xảy ra.

Nếu bạn tốt nghiệp đại học bạn có cơ hội kiếm được người chồng hoặc vợ tốt hơn là không học đaị học. Nếu bạn lấy được một người lý tưởng thì đó là may mắn. Nếu lấy phải một người tồi tệ thì đó là không may, là rủi ro.

Hoàn thiện bản thân (P20: Yếu tố may rủi đóng vai trò gì trong cuộc đời ?)

Cơ hội hay thách thức chỉ là cảm nhận của mỗi người. Với cùng một hoàn cành, người cho đó là thách thức mà người thì cho đó là cơ hội. Bạn được giao một dự án quan trọng, đó là thách thức vì nó vượt ra khỏi năng lực của bạn, nếu thất bại bạn sẽ phải trả giá rất lớn. Nó cũng là cơ hội vì nếu vượt qua bạn sẽ gia tăng năng lực của mình và được trọng dụng hơn.

Một quá cafe mở ngay cạnh quán cafe của bạn là một thách thức. Nhưng nó cũng là cơ hội để bạn luôn đặt mình trong tình trạng chịu sức ép cạnh tranh nhằm mạnh mẽ hơn.

hoan thien ban than-p8-co hoi va thach thuc

Việc bạn sinh ra trong một gia đình nghèo là thách thức đối với bạn để có thể trở nên giàu có. Nhưng nó cũng là cơ hội để bạn xây dựng ý thức tự lực tự cường từ nhỏ nhờ vậy có thể dễ dàng thành công hơn.

Việc bạn sinh ra trong một gia đình giàu có giúp bạn có những đòn bẩy tốt. Nó cũng là thách thức do bạn không có nhu cầu phải kiếm thêm tiền vì vậy không luyện tập được các đức tính quan trọng trong thành công.

Mỗi hoàn cảnh luôn có chứa đứng cả hai mặt này. Có khi vỏ bọc là thách thức nhưng nhân lại là cơ hội. Có khi vỏ bọc là cơ hội nhưng ở phía trong ẩn chứa những thách thức.

Sau đình cao thành công thường là thất bại; trước cơn giông trời rất yên ắng bình lặng. Nếu như lúc này mọi thứ đang rất ổn thì bạn cũng không được lơi là.

Tại sao bạn mua hàng của cửa hàng A mà không phải cửa hàng B? vì cửa hàng A chứng minh rằng họ xứng đáng được bạn trao cơ hội.

Sếp của bạn tại sao lại trao cho bạn cơ hội thực hiện một dự án lớn mà không phải người khác? Tại sao công ty trao cho bạn cơ hội đi học nghiệp vụ ở nước ngoài mà không phải ai đó khác? Tại sao sếp thăng chức cho bạn mà không phải người khác?

Trước khi bạn có thể nhận được cơ hội thì bạn phải chứng mình rằng mình xứng đáng được nhận cơ hội đó.

Sếp sẽ chỉ giao cho bạn khi bạn xứng đáng, rõ hơn đó là Dự án có khả năng thành công rất cao khi giao cho bạn và điều này đã được chứng minh bằng quá trình làm việc của bạn.

Bạn chỉ được giao những công việc khó khi bạn đã làm tốt những công việc dễ hơn trước đó. Sếp không bao giờ giao cho bạn nhiều việc để bạn có được cơ hội gia tăng năng lực khi mà bạn không nhận thức được điều đó và cũng không có khả năng thực hiện thành công tất cả các công việc đó.

Nhiều người bảo là Hãy trọng dụng tôi đi tôi sẽ làm tốt trong khi các công việc được giao trước đó không có gì nổi bật.

Vì vậy cơ hội sẽ đển với bạn nếu bạn không ngại nhận thêm trách nhiệm, sẵn sàng nhận thêm nhiều việc, sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Nhờ làm việc khó hơn bạn sẽ học được nhiều hơn. Nếu bạn chỉ lặp đi lặp lại một công việc từ ngày này qua ngày khác thì không thể học được điều gì và cũng chẳng ai trao cho bạn cơ hội.

Cơ hội luôn được gói gém trong những thách thức đòi hỏi bạn phải nhận biết nó. Có một số nguyên tắc nhận biết như sau:

– Khi bạn bị sức ép trong công việc thì đó là cơ hội để bạn tổ chức công việc tốt hơn, rèn luyện kỹ năng cao hơn. Vì vậy nếu bạn bị sếp giao nhiều việc thì phải hiểu đó là cơ hội.

– Nếu bạn không được giao việc thì đó không phải là may mắn mà đó là dấu hiệu rằng bạn sắp bị đuổi việc.

– Nếu một cơ hội dễ nhận biết ví dụ như các quảng cáo như “Cơ hội du học”, “cơ hội nghề nghiệp”, “cơ hội thăng tiến”, “cơ hội mua hàng giá rẻ”, “cơ hội trúng giải thưởng lớn”,….thì đó không thực sự là cơ hội tốt. Cơ hội mà mọi người đều có thể tiếp cận, đểu có thể dễ dàng đáp ứng thì chắc chắn không đến lượt bạn.

– Năng lực bạn càng cao thì khả năng nhận biết và tận dụng các cơ hội có giá trị càng cao.

– Người có tư duy tiêu cực thì chỉ nhìn thấy thách thức do có xu hướng nhìn về mặt tiêu cực. Người có tư duy tích cực thì dễ dàng nhìn thấy cơ hội do có xu hướng nhìn mặt tốt của vấn đề.

– Trong hai tiêu chí Thái độ và Kỹ năng thì Thái độ luôn được xét ưu tiên khi một ai đó muốn trao cho bạn cơ hội. Một thái độ trung thực, luôn nỗ lực vượt khó, có tinh thần trách nhiệm là những thứ quan trọng.

– Mọi kết quả đều có nguyên nhân. Bạn phải hỏi là việc này sẽ dẫn tới điều gì, nếu bạn chỉ nhìn thấy mỗi cái hoàn cảnh đó thôi thì chỉ nhìn thấy khó khăn mà thôi.

tu duy logic - nhan qua

Lựa chọn vốn sẽ phải chịu chi phí cơ hội. Khi bạn lựa chọn cơ hội này bạn sẽ phải bỏ cơ hội kia.

Khi bạn lựa chọn người này làm vợ thì bạn sẽ bỏ qua mọi cơ hội với những cô gái khác. Khi bạn làm việc ở công ty này bạn không thể làm việc ở công ty kia. Khi bạn mở cửa hàng ăn bạn sẽ phải tập trung vào nó và bỏ qua hết các các hội khác. Khi bạn du học nước ngoài bạn sẽ bỏ qua sự hiểu biết về kinh doanh trong nước. Khi bạn lựa chọn học trong nước thì bạn đánh mất cơ hội tiếp thu một nền tri thức mới, cơ hội làm việc tại nước ngoài.

Bạn sẽ lựa chọn cơ hội nào phụ thuộc vào?

– Tính toán hiệu quả nếu tận dụng được cơ hội.

– Tính khả thi trong tận dụng cơ hội (phân tích các nguồn lực của mình có thể đáp ứng được không?)

– Tính toán chi phí cơ hội cho nó thông qua thời gian, tiền bạc bạn dành cho cơ hội.

Trong cuộc sống bạn có thể gặp nhiều cơ hội nhưng để nắm bắt bạn lại thiếu nguồn lực. Vì vậy cơ hội đó là cơ hội của người khác, không phải của bạn.

Đầu tư vào bất động sản đòi hỏi vốn. Đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì vừa thiếu vốn vừa thiếu năng lực tổ chức, thậm chí không có thời gian. Đầu tư vào tạo dựng năng lực thì không biết nên bắt đầu từ đâu và tiến hành như thế nào. Nhìn thấy cơ hội nghề nghiệp cho một công ty lớn nhưng lại không đủ năng lực để dự tuyển. Nhìn thấy cơ hội cho một chuyến đi chơi thú vị thì không có sức khỏe và thời gian.

Tóm lại, giữa nhìn thấy và tận dụng cơ hội là cả một khoảng cách. Chúng ta lại thường hay nhìn thấy cơ hội của người khác mà không nhìn thấy cơ hội của mình. Dù sao khuyên người khác làm cái này cái nọ cũng dễ hơn nhiều so với tự chính mình làm.

Để tận dụng cơ hội đòi hỏi những thứ sau:

– Một hiểu biết sâu về lĩnh vực đó

– Thời gian

– Tiền bạc

– Nhân lực (sức khỏe)

Một mình bạn không thể có đủ hết mọi yêu cầu trừ khi cái cơ hội đó quá nhỏ bé. Nó đòi hỏi phải có sự liên kết nhiều người, mỗi người sẽ hỗ trợ cho một yêu cầu nào đó.

Xây dựng một mạng lưới quan hệ chất lượng sẽ giúp bạn tận dụng cơ hội ngay khi có thể. Đặc điểm của quan hệ là thường xuyên thì sâu còn thỉnh thoảng thì nông. Nếu bạn mong muốn giữ một quan hệ rộng bạn sẽ không thể làm nó sâu được. Cần giữ một mạng lưới quan hệ vừa phải nhưng trong đó có sự đa dạng và mối quan hệ có độ sâu .

Việc tận dụng cơ hội đòi hỏi vừa nhanh vừa phải chậm. Nhanh để người khác không chớp lấy của mình, chậm là để có sự cẩn thận trong suy xét và hành động. Vừa nhìn thấy cơ hội đã lao vào chớp lấy thì rủi ro rất cao vì đôi khi nó chỉ là cái bẫy. Đó chưa chắc đã là cơ hội, mà giả sử là cơ hội nhưng một sự chuẩn bị không kỹ càng sẽ mang tới thất bại.

Tại sao người khác lựa chọn bạn để cùng họ tận dụng cơ hội? Vì bạn có thể giải quyết một nguồn lực nào đó giúp họ. Dẫu sao thì sếp của bạn trao cho bạn cơ hội cũng là để anh ta thực hiện một cơ hội nào đó mà anh ta đang hướng tới mà thôi. Bạn hoặc là phải có tiền hoặc là phải có năng lực. Vì vậy gia tăng năng lực bản thân cũng là cách để bạn có thể tận dụng cơ hội hoặc được cùng người khác tận dụng cơ hội mà họ phát hiện ra.

Muốn có một mạng lưới chất lượng thì bản thân bạn đã phải là một mắt lưới tốt. Nếu năng lực bạn yếu thì bạn chỉ tạo ra mạng lưới những người yếu như bạn.

Comments

comments