Khám phá chùa Hàm Long Bắc Ninh 2022, chùa Hàm Long ở đâu?

Chùa Hàm Long Bắc Ninh

Được dân gian cho là nơi có khả năng “cắt vong, nhốt trùng”, chùa Hàm Long Bắc Ninh, là nơi tu tập do hòa thượng Trịnh Thập pháp danh là Như Trừng Lân Giác – đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh…

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về địa chỉ, lịch sử hình thành cũng như điểm đặc biệt của chùa Hàm Long Bắc Ninh, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.

Chùa Hàm Long
Ảnh: Chùa Hàm Long

Chùa Hàm Long ở đâu?

Cách Hà Nội khoảng 40km, chùa Hàm Long thuộc địa phận xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh.

Chùa nằm trên sườn một quả đồi với những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi. Trái với vẻ rêu phong cổ kính và u tịch, ngôi chùa này thường xuyên tấp nập khách thập phương với những chiếc ôtô biển số ngoại tỉnh.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Hàm Long

Để di chuyển đến chùa Hàm Long, du khách có thể tham khảo: Chùa Hàm Long Google maps để chuyến đi thêm thuận lợi.

Chùa Hàm Long Bắc Ninh
Ảnh: ST

Lịch sử hình thành chùa Hàm Long

Theo các tài liệu lưu tại chùa, danh thắng cổ tự chùa Hàm Long được lập ra năm 1115, vào thời nhà Lý bởi Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác. Sở dĩ chùa có tên Hàm Long vì có núi Thần Long (phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) như một chiếc án thư che chắn cho ngôi nhà phía trước, bao bọc xung quanh là các ngọn núi Phụng Hoàng, Kỳ Lân, núi Rùa.

Những nhà phong thủy xưa cho rằng, chùa Hàm Long nằm ở vị trí phong thủy tốt, tọa lạc ngay trên đất hội tụ Long – Ly – Quy – Phụng. Nơi đây là một đình Phật giáo lớn đất Bắc.

Chùa Hàm Long Bắc Ninh nhốt vong

Chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác.

Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ mà nay gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh.

Chùa Hàm Long Bắc Ninh nhốt vong
Tháp tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh). Ảnh: ST

Sau khi sư tổ viên tịch để lại 2 ngọn tháp: Tháp xây gạch chứa xá lợi của ngài, còn tháp bằng đá gọi là tháp tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh) chứa công phu tu tập cả đời của ngài.

Kỳ thực, việc “nhốt vong” ở đây là dùng kinh kệ hồi hướng cho vong hồn được siêu sinh. Về sau này, có nhiều cao tăng khác đến chùa Hàm Long tu tập, trong số đó có Thiền sư Dương Không Lộ, người nổi tiếng là có khả năng hóa giải các loại trùng hiệu quả. Vì lẽ đó, chùa Hàm Long trở thành ngôi chùa nổi tiếng “nhốt trùng” trên đất Việt.

Chùa Hàm Long Bắc Ninh có những cây cổ thụ cực to và cũng là một trong những trường đào tạo các nhà sư đất Bắc.

Lá bùa hình người để “trấn vong”

Chùa Hàm Long có kiến trúc cổ kính, với những ngôi tháp rêu phong và mái chùa phủ màu thời gian, song vết tích của nó lại trái ngược hoàn toàn với cảnh đông đúc của khách thập phương đến lễ chùa.

Lá bùa hình người để “trấn vong” chùa Hàm Long
Ảnh: Báo Pháp Luật

Khách đến chùa Hàm Long (Bắc Ninh) với mục đích “trấn trùng” thường được nhà chùa phát cho hai loại bùa. Một là tấm bùa hình mặt Phật, phía sau có chữ Nho. Loại thứ 2 làm bằng giấy nhiều màu, quấn thành hình người, mỗi chiều khoảng 3cm.

Nhà chùa nói rằng, loại bùa này đã được cao tăng trì chú nên có tác dụng rất mạnh trong việc ngăn chặn các linh hồn lang thang quay về ám hại gia đình, ngoài ra đeo bùa bên người còn tác dụng mang lại bình an, sức khỏe. Đặc biệt, những người mang “vong” đến chùa Hàm Long để “trấn trùng” được yêu cầu đeo lá bùa trong 3 năm liên tục, đến khi cải táng mới được bỏ lá bùa ra.

Review chùa Hàm Long
Ảnh: @polruzh

Review chùa Hàm Long

  • Chùa Hàm Long là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Khi đến chùa đi lễ nên hạn chế việc đốt vàng mã để giữ không khí thoáng đãng.
  • Nếu du khách đến dâng hương nên sắm lễ chay, không mua lễ mặn.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
  • Không bỏ tiền vào tượng Phật, chỉ để tiền vào hòm công đức.
  • Chắp tay hình hoa sen và cúi chào sư thầy, sư cô.
  • Không mang theo vũ khí, chất gây cháy nổ, các chất ma túy, gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của nhà chùa.
  • Không tự ý xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
  • Tuyệt đối không tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây

_

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan