1. Đặc điểm cây hương thảo
Cây hương thảo hay còn được gọi là cây Rosemary. Rosemary là cái tên xuất phát từ tiếng Latinh, từ “rosmarinus” – có nghĩa là “sương mai của biển”.
Người ta dùng hương thảo để làm gia vị, xua muỗi và côn trùng, trị liệu bằng xoa bóp, sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm,… Các hợp chất trong cây hương thảo được đưa vào kem dưỡng da, xà phòng, tinh dầu thơm.
Nếu phải kể ra một loại cây để bàn xinh xắn nhất, đa công dụng nhất, vừa làm cây cảnh trang trí, vừa làm gia vị, làm thuốc,… thì cây hương thảo chắc chắn sẽ là câu trả lời đầu tiên. Loài cây “nhỏ mà có võ” này hiện nay đang được rất nhiều người yêu thích vì có nhiều tác dụng, rất thích hợp để làm mới không gian sống và làm việc.
2. Công dụng của cây hương thảo
Tính năng dược thảo:
- Hương thảo có vị chát, nóng, hơi se, mùi thơm nồng, có tác dụng điều trị các bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Hương thảo có chứa acid rosmarinic và các flavonoid nên có tính chống oxi hóa
- Với các bà bầu hoặc phụ nữ mới sinh thường hay căng thẳng , cáu gắt, tinh dầu hương thảo sẽ giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.
Hương thảo làm gia vị cho món ăn:
Bên cạnh những lợi ích về dược liệu, cây hương thảo còn được dùng để làm gia vị trong nấu ăn như các món: bò bít-tết, sườn nướng, hoa quả nướng,… Ở Pháp và các nước châu Âu, hương thảo là gia vị cực kỳ đặc biệt với hương thơm, vị đắng nhẹ rất quyến rũ và rất riêng, khó lẫn với các loại gia vị khác.
Ngửi mùi cây hương thảo giúp làm tăng trí nhớ:
- Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc căng thẳng, sử dụng cây hương thảo để bàn giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, chống buồn ngủ,…
- Tinh dầu của cây hương thảo kích thích phát triển trí não của trẻ em, giúp trẻ hoạt bát hơn, học tốt và tăng cường trí nhớ.
3. Công dụng làm đẹp:
Chiết xuất và mùi thơm từ hương thảo được cho vào xà bông, kem dưỡng da và nước hoa. Lá hương thảo khô được dùng để làm các túi thơm, nước tắm thảo dược, nuớc xả và thuốc nhuộm tóc rất hiệu quả.
Hương thảo đuổi muỗi và côn trùng
Cây hương thảo thơm dễ chịu, có tác dụng đuổi muỗi một cách tự nhiên. Bố trí một vài chậu cây hương thảo trên bàn ăn, bàn làm việc, bệ cửa sổ,… vừa làm đẹp cho không gian sống, vừa có tác dụng đuổi muỗi.
Mùi hương của loài cây này có thể khuếch tán trong diện tích lên đến 15m2.
4. Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo:
- Điều kiện khí hậu, nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây hương thảo phát triển là 20-30 độ C. Cây ưa sáng, thích hợp trồng trong nhà, trang trí nội thất
- Đất trồng cây hương thảo: Do cây hương thảo có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên thích hợp trồng trên đất sét có mùn pha cát có khả năng thoát nước tốt.
- Kỹ thuật trồng cây hương thảo: Hương thảo có thể được trồng bằng cách ngâm rễ cây vào nước từ 3-5 ngày rồi mang trồng xuống đất hoặc cắt cành nhân giống. Nếu như cắt cành với chiều dài cắt khoảng 5-10cm thì tỷ lệ sống của cành sẽ khoảng 70-90%.
- Cách chăm sóc cây hương thảo: Cây không cần bón phân quá nhiều. Tưới nước chỉ cần tưới đẫm vào buổi sáng, chú ý không để nước đọng dưới đáy chậu sẽ làm úng rễ cây.
Hiện nay hương thảo đã được khá nhiều người biết đến và sử dụng như một loại cây để bàn thông dụng. Với giá thành hợp lí và rất dễ chăm sóc, đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu của những người yêu thích lối sống xanh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!