Gieo quẻ kinh dịch là phương pháp được sử dụng rộng rãi, giúp tiên đoán kết quả thành – bại của việc sắp tới sẽ làm hoặc dự đoán hung – cát của thời gian sắp tới. Vậy quẻ kinh dịch là gì, làm sao để gieo và luận giải quẻ kinh dịch. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
1. Tổng quan về kinh dịch
1.1. Nguồn gốc và khái niệm của kinh dịch
Kinh dịch là hệ thống tư tưởng vĩ đại nghiên cứu dựa trên quy luật không đổi của tạo hóa, sự vận động của vạn vật, và sự biến đổi xoay quanh 3 yếu tố cốt lõi là thiên – địa – nhân.
Theo truyền thuyết, Kinh dịch được bắt nguồn từ thời vua Phục Hy (Trung Quốc). Trải qua hàng ngàn năm, Kinh dịch đã được bổ sung rất nhiều nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng tinh hoa một cách rõ ràng. Đồng thời, Kinh dịch được áp dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, mệnh lý học, quân sự,…
1.2. Quẻ kinh dịch là gì?
Quẻ kinh dịch là một trong những yếu tố mang tính chất tâm linh, bói toán. Trong đó, gieo quẻ kinh dịch là phương pháp tiên đoán kết quả thành – bại của việc sắp tới sẽ làm hoặc dự đoán hung – cát của thời gian sắp tới.
1.3. Các thành phần chính trong quẻ kinh dịch
Kinh dịch gồm 4 thành phần chính là Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Quả kép, cụ thể như sau:
- Lưỡng Nghi: chính là Âm Dương, đây là khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Trong đó, Dương được tượng trưng bằng vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, kí hiệu ‘─’). Âm thì được tượng trưng bằng một nét đứt (tức là vạch chẵn, kí hiệu ‘- -’)
- Tứ tượng: Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm.
- Bát quái (hay còn gọi là quẻ đơn): là 8 hình thái khác nhau, được hình thành từ việc chồng thêm một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch lần lượt là: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn.
- Quẻ kép (còn gọi là Trùng quái): là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau, đó là 64 quẻ.
2. Ý nghĩa của gieo quẻ kinh dịch
Việc gieo quẻ kinh dịch giúp luận đoán được thời vận hung cát, tiên đoán hôn nhân, xuất hành, kinh doanh trong tương lai gần, từ đó dựa vào kết quả để hành sự. Gợi ý: Ứng dụng của Kinh Dịch trong kinh doanh
– Biết hung để tránh
Ví dụ: gia chủ muốn làm việc gì lớn nhưng còn do dự chưa quyết, nên động tâm gieo quẻ đoán hung cát, nếu gặp quẻ hung thì nên tạm dừng lại, tính toán chu toàn chín mùi thì bắt đầu lại. Hoặc trước khi ta muốn đổi công việc mới động tâm xin quẻ gặp phải quẻ sơn thủy mông (hung) ý là tiến lên thì gặp sông, lui lại thì núi chặn, bên trái có người chặn, bên phải có người đuổi. Vì vậy việc sắp tới này chưa thích hợp, nên bình tâm suy nghĩ chu đáo rồi chuyển công việc mới sau.
– Biết cát để đón nhận
Ví dụ: Gia chủ thiếu một chút tự tin để quyết định có nên hợp tác làm dự án lớn không, động tâm xin quẻ và được quẻ tốt. Khi đó, ta tự tin tiến lên và phấn đấu làm tốt dự án.
3. Cách gieo và luận giải quẻ kinh dịch
Hiện nay, gieo quẻ kinh dịch bằng 3 đồng xu và gieo quẻ dựa theo giờ động tâm là phương pháp phổ biến. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các phương pháp gieo quẻ dịch.
3.1. Gieo quẻ dịch bằng 3 đồng xu cổ
Để gieo quẻ dịch bằng 3 đồng xu cổ, bạn cần chuẩn bị những đồ vật dưới đây:
- 3 đồng xu cổ: Người xưa cho rằng, đồng xu cổ là những đồng xu đã tích tụ được linh khí của trời đất và trải qua quá trình lưu chuyển của con người. Do đó, nó hội tụ đủ yếu tố Thiên – Địa – Nhân.
- 1 cái đĩa to: Bạn nên dùng đĩa làm bằng sứ hoặc gỗ, không nên dùng đĩa bằng kim loại vì nó chứa từ tính, làm nhiễu loạn tần số năng lượng khi gieo quẻ.
- Bút, giấy: Chuẩn bị bút, giấy để ghi lại 6 lần gieo quẻ.
Cách gieo quẻ kinh dịch như sau:
- Bước 1: Đặt 3 đồng xu vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại với nhau. Sau đó tĩnh tâm, suy nghĩ về việc cần hỏi của mình.
- Bước 2: Tiến hành xóc đều đồng xu trong lòng bàn tay rồi thả lên đĩa. Bạn cần xóc 3 đồng xu trong 6 lần, mỗi lần gieo xong bạn phải ghi kết quả vào giấy theo thứ tự từ dưới lên. Mỗi lần gieo 3 đồng xu xuống, kết quả sẽ rơi vào 1 trong 4 trường hợp sau:
- 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
- 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
- 3 đồng đều ngửa: Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
- 3 đồng đều sấp: Hào dương động (lão dương) ghi : ——— o
Thăng Long Đạo Quán gợi ý: Giới thiệu về 8 quẻ trong Kinh Dịch
- Bước 3: Sau khi gieo 3 đồng xu 6 lần, bạn gộp 3 lần gieo đầu/ 3 lần gieo dưới (nội quái) và 3 lần gieo sau/ 3 lần gieo trên (ngoại quái) để gọi tên quẻ. Khi gọi tên 1 quẻ, người ta gọi tên ngoại quái trước, nội quái sau. Để biết bạn đã gieo được quẻ nào, bạn cần căn cứ vào bảng sau:
Bảng 64 quẻ kép kinh dịch
Ví dụ: Sau khi gieo đồng xu 6 lần, thứ tự ghi chép của các lần trên là:
- Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
- Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
- Lần 4: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
- Lần 3: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
- Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
- Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Gộp lần gieo 4, 5, 6 ta được ngoại quẻ là Khảm – Thủy, gộp lần gieo 1, 2, 3 được nội quẻ là Ly – Hỏa. Kết luận quẻ gieo trên là Thủy Hỏa Ký Tế.
3.2. Gieo quẻ dịch theo thời gian (giờ động tâm)
Gieo quẻ dịch theo giờ động tâm là phương pháp luận đoán sự việc sắp xảy ra trong tương lai gần, xem việc đó hung hay cát, thành hay bại dựa vào ngày, giờ, tháng, năm gieo quẻ theo lịch âm. Theo đó, giờ, ngày, tháng, năm động tâm được quy ước như sau:
- Năm Tý là số 1, năm Sửu là số 2, năm Dần là số 3… cho đến năm Hợi là số 12 (tính theo thứ tự Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi).
- Mùng 1 là số 1, mùng 2 là số 2… cứ thế tính đến ngày 30 là số 30.
- Tháng 1 là số 1, tháng 2 là số 2… tính đến tháng 12 là số 12.
- Giờ Tý là số 1, giờ Sửu là số 2… đến giờ Hợi là số 12 (tính theo thứ tự Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi).
Khi gieo quẻ dịch, bạn cần tĩnh tâm suy nghĩ, tập trung vào câu hỏi của mình. Dưới đây là cách gieo quẻ dịch dựa vào giờ động tâm:
- Bước 1: Tính quái thượng (ngày + tháng + năm thời điểm gieo quẻ) : 8 và lấy số dư. Nếu chia hết, không có số dư thì lấy 8.
- Bước 2: Tính quái hạ (giờ + ngày + tháng + năm thời điểm gieo quẻ) : 8 và lấy số dư. Nếu chia hết, không có số dư thì lấy 8.
- Bước 3: Tìm con số ứng với từng quẻ dựa vào bảng sau
QuẻSố tương ứngCàn1Đoài2Ly3Chấn4Tốn5Khảm6Cấn7Khôn8
- Bước 4: Đọc tên quẻ theo thứ tự từ trên xuống (từ thượng quái đến hạ quái). Để biết bạn vừa gieo được quẻ gì thì cần căn cứ vào bảng 64 quẻ kép kinh dịch ở trên.
Bước 5: Tìm hào động (giờ + ngày + tháng + năm thời điểm gieo quẻ) : 6, lấy số dư. Khi chia hết thì lấy số 6. Nếu dư số nào nghĩa là động hào đó. Lúc này, hào âm sẽ biến thành hào dương và ngược lại. Từ đó sẽ suy ra được quẻ bạn đã gieo được là quẻ gì.
Ví dụ: Bạn bắt đầu gieo quẻ vào giờ Thìn, ngày 13, tháng 11, năm Canh Dần thì tính như sau:
- Thượng quái: Lấy (3+11+3):8= 2 dư 1, lấy 1 ===> quái Càn
- Hạ quái: Lấy (3+11+3+5):8= 2 dư 6, lấy 6 ===> quái Khảm.
- Đọc quẻ theo thứ tự thượng quái trước, hạ quái sau ta được Càn (Thiên), Khảm (Thủy). Đối chiếu với bảng tên 64 quẻ kinh dịch thì được tên quẻ là Thiên Thủy Tụng.
- Tìm hào động: Lấy (3+11+3+5) : 6 = 3 dư 4, lấy 6 ===> động hào 4. Xem qua quẻ Thiên Thủy Tụng thì thứ 4 tính từ dưới lên là hào dương động biến ra hào âm. Do vậy quái Càn trên biến thành quái Tốn. Quái Khảm dưới giữ nguyên. Vì vậy ta có quẻ biến là Phong Thủy Hoán.
Trên là 2 cách gieo quẻ kinh dịch phổ biến. Ngoài ra còn có phương pháp gieo quẻ kinh dịch khác như gieo quẻ dịch bằng cỏ thi, bằng seri tiền…
Để luận quẻ Kinh dịch mình vừa tính được là quẻ hung hay cát, quý vị hãy truy cập vào bài viết luận giải chi tiết ý nghĩa 64 quẻ dịch.
4. Những lưu ý khi lập quẻ Kinh dịch và luận giải
Khi gieo quẻ dịch, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần tĩnh tâm, tư tưởng thật thoải mái ăn mặc chỉnh tề, rửa sạch chân tay để việc gieo quẻ chính xác.
- Nên tìm nơi yên tĩnh để gieo quẻ. Nếu có trầm để xông hương thì càng tốt vì như thế sẽ kích thích sóng não, tạo ra không khí dễ chịu, giúp cho việc gieo quẻ ứng nghiệm.
- Chỉ nên gieo quẻ mỗi ngày 1 lần. Nếu muốn xem một việc khác thì phải dùng phương pháp khác.
- Khi gieo quẻ tuyệt đối không được suy nghĩ theo hướng mình muốn về sự việc, không sợ hãi, lo lắng, không cầu thành bại và nên tập trung vào câu hỏi mình cần hỏi.
- Chỉ đặt 1 câu hỏi duy nhất trong mỗi lần gieo quẻ.
Mong rằng với những kiến thức về quẻ Kinh Dịch là gì cũng như cách luận giải quẻ Kinh Dịch do Thăng Long đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị. Nếu gia chủ muốn xem thêm hung cát, vận mệnh cuộc đời, hãy sử dụng công cụ Lập lá số Bát tự hoặc Tử vi bằng cách tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp thêm các công cụ tra cứu khác như xem tuổi, xem ngày tốt xấu, bói số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, biển số xe.
Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho dòng máy Android hoặc iOS tại đây:
Xem thêm:
- Ứng dụng của Kinh Dịch dự đoán
- Mối liên hệ giữa Kinh Dịch và Tử Vi
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!