Tham luận là gì? Hướng dẫn viết một bài tham luận đúng chuẩn

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

1. Khái quát tham luận là gì?

1.1. Khái niệm tham luận là gì?

Tham luận là một hình thức viết bài văn nghị luận, được sử dụng để nêu lên quan điểm của người viết bằng những bằng chứng, luận cứ chính xác để cung cấp các thông tin quan trọng làm rõ vấn đề mà bạn đang cần làm sáng tỏ. Tham luận là hình thức người viết cung cấp thông tin sâu rộng về lĩnh vực tự nhiên hay xã hội nào đó.

Người viết tham luận sẽ đưa ra các yêu cầu, những kiến nghị và giải pháp để có thể phân tích hay bổ sung, phản ánh một vấn đề của xã hội, bài tham luận thường được trình bày trong một hội thảo hay một hội nghị, được trình bày dưới báo cáo nhưng thường có nội dung không quá dài so với những báo cáo nghị luận chuyên sâu khác.

Tham luận chính là bài viết được viết nên với kết cấu được quy định để tham dự vào cuộc hội thảo hay hội nghị để bàn về một vấn đề nào đó hay đóng vai trò là một bài phát biểu dưới dạng một bài viết, bạn có thể đưa vào đó là thực trạng, những ưu và khuyết điểm của vấn đề để bác bỏ hay tán dương. Sau đó là đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng đang diễn ra.

1.2. Đặc điểm của tham luận là gì?

Một bài tham luận đạt hiệu quả cao cần phải có những đặc điểm nổi bật và chứng minh được bài tham luận đó có hiệu quả. Vậy, những đặc điểm nào để một bài tham luận đạt hiệu quả? Hãy tham khảo những đặc điểm tuyệt vời thể hiện một bài tham luận hiệu quả:

  • Thứ nhất, bài tham luận đó phải mang tính thời sự: Tham luận là bài viết được sử dụng trong hội nghị để mọi người cùng thảo luận về một vấn đề xã hội để hội nghị đó làm rõ các hiện trạng của xã hội.
  • Thứ hai, bài tham luận đó phải có tính tham khảo: bài tham luận phải đảm bảo cập nhật các thông tin có tính mới, được xã hội quan tâm và cần phải chọn lọc thông tin và khái quát được các vấn đề.
  • Thứ 3, bài tham luận cần phải có tính phản biện: Trong mỗi bài tham luận sẽ bao gồm cả quan điểm của người viết, chính vì vậy sẽ có những ý kiến đồng tình hay phản bác quan điểm của người viết.
  • Thứ 4, bài tham luận cần có tính đề xuất: Khi bài tham luận muốn làm rõ vấn đề nào đó thì ngoài những ý kiến quan điểm riêng của mình thì người viết cần nêu lên những đề xuất, giải pháp để giải quyết những vấn đề đã được đưa ra trong bài tham luận.

Những đặc điểm của tham luận không tách rời hoặc có thể ghép vào với nhau, bổ sung lẫn nhau, lồng ghép vào nhau để tạo nên một bài tham luận chặt chẽ, có hiệu quả cao.

Việc làm Công chức – Viên chức

2. Bố cục một bài tham luận chuẩn

Một bài tham luận đảm bảo có các phần như sau:

  • Đặt vấn đề: Bạn cần nêu ra ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của các vấn đề được nêu ra trong bài tham luận.
  • Thực trạng của vấn đề: Bạn cần nêu ra thực trạng, những ưu điểm và nhược điểm của vấn đề. Đồng thời nêu nguyên nhân của thực trạng đó.
  • Giải pháp: Những giải pháp nào đã mang đến hiệu quả cao hoặc là mang lại những ý tưởng được đề ra mà chưa thực hiện nhưng được lập luận có tính thuyết phục. Các bạn không nên trình bày quá dàn trải khiến người nghe khó nắm bắt.
  • Kết quả đạt được: Bạn cần trình bày kết quả nổi bật đạt được nhờ việc thực hiện các giải pháp đã được nêu trong bài tham luận.
  • Bài học kinh nghiệm rút ra: Từ những thực trạng, giải pháp đã thực hiện để đem lại hiệu quả giải quyết vấn đề, bạn cần nêu ra bài học kinh nghiệm đã rút ra được từ bài trình bày tham vấn.
  • Phương hướng cho thời gian tới: Bạn cần nêu những việc cần làm trong thời gian tiếp theo là gì?
  • Kết luận vấn đề: Bạn cần khẳng định lại tính cấp thiết của vấn đề, tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp được nêu ra. Đừng quên đưa ra các đề xuất và kiến nghị để vấn đề được quan tâm và giải quyết một cách có hiệu quả.

3. Hướng dẫn cách viết một bài tham luận hay

Hướng dẫn viết bài tham luận

Báo cáo phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ.

3.1. Soạn thảo văn bản tham luận

  • Trong báo cáo tham luận, các bạn sử dụng font chữ “Times New Roman” và sử dụng cỡ chữ 12px của hệ soạn thảo Word hoặc là hệ soạn thảo tương đương.
  • Mật độ giãn cách giữa các chữ để bình thường, nguyên tắc soạn thảo chính là các bạn không được nén hay kéo dãn đối với các khoảng cách giữa các chữ.
  • Dãn dòng thì các bạn đặt ở chế độ 1.3pt, dấu cách trước đoạn và cách sau đoạn là 6pt.
  • Lề trên và lề dưới cách nhau 2cm
  • Lề trái có khoảng cách là 2.54cm;
  • Lề phải có khoảng cách lề là 2cm
  • Số trang văn bản sẽ được đánh số ở giữa trang giấy và ở vị trí phía cuối mỗi trang.
  • Tựa đề của báo cáo tham luận cần được viết bằng chữ in hoa, cần được căn giữa và có font chữ là 14pt, được in đậm.
  • Đề mục lớn của bài tham luận cần được viết bằng chữ in hoa, đề mục nhỏ của bài thì được viết bằng chữ thường, font chữ 12pt và được in đậm.
  • Hình ảnh cần được căn giữa và có tiêu đề nằm phía trên ảnh. Bạn không đặt Header và Footer trong bản báo cáo, bạn có thể đặt Footnote nếu cần thiết. Bạn không được dùng kiểu gạch chân trong các câu của báo cáo tham luận.

3.2. Quy ước đánh số thứ tự cho phần nội dung chính

Về quy ước đánh số thứ tự trong phần nội dung của tham luận thì các bạn cần in đậm các mục số, mục chữ và tên của phần/mục.

Các báo cáo tham luận cần phải được trình bày cũng như là đánh số thành các nhóm chữ số thống nhất, các chữ số này nhiều nhất sẽ bao gồm 4 chữ số, chữ số đầu tiên chính là chỉ số chương. Trong mỗi nhóm chữ số tiểu mục cần phải có ít nhất 2 tiểu mục.

Ví dụ :

  • 1.1
  • 1.1.1
  • 1.1.2
  • 1.1.2.1
  • 1.1.2.2
  • 1.2
  • 1.3

3.3. Bố trí tựa và chú thích ảnh, biểu đồ và bảng biểu

  • Khi bạn muốn đánh số cho các hình ảnh ảnh, biểu đồ hay các bảng biểu trong bài báo cáo tham luận thì bạn cần phải gắn với số của chương.

Ví dụ:

Trong báo cáo tham luận của bạn có ghi – “Biểu đồ 2.4” thì điều đó có nghĩa đó là biểu đồ thứ 4 trong chương 2.

  • Mọi đồ thị hay bảng biểu được lấy từ các nguồn khác cần phải được trích dẫn một cách đầy đủ. Đó là trích dẫn nguồn để không vi phạm bản quyền của người khác. Nguồn được trích dẫn cần phải được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Tựa đề của hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ được viết nằm phía trên của hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ đó.
  • Tựa đề của bảng biểu được nằm ở phía trên của bảng biểu.
  • Chú thích của ảnh, biểu đồ hay bảng biểu được bố trí nằm ở phía dưới của ảnh, biểu đồ và bảng biểu.

3.4. Viết tắt

Khi viết báo cáo tham luận thì các bạn không lạm dụng viết tắt trong báo cáo của mình. Các bạn chỉ nên viết tắt những từ hay cụm từ được quy ước hoặc đã được sử dụng nhiều lần trong báo cáo và có ghi chú rõ ràng. Nếu như báo cáo tham luận của bạn có nhóm chữ cần thiết viết tắt thì bạn cần phải có thêm bảng danh mục để ghi rõ các chữ viết tắt (Xếp theo thứ tự ABC) và được đặt ở ngay phần đầu của báo cáo tham luận.

3.5. Tài liệu tham khảo

Tất cả những ý kiến trong bài tham luận là được tác giả viết nên tham luận đó tham khảo và đưa vào trong bài viết. Khi đó, tác giả cần đưa chú dẫn vào trong danh mục tài liệu tham khảo về những tài liệu mà bạn đã từng sử dụng để viết nên bài tham luận đó.

Mọi ý kiến trong bài tham luận mà không phải là ý kiến của riêng tác giả, mọi tham khảo khác được liệt kê trong bài tham luận thì cần phải đựơc ghi chú dẫn trong phần danh mục của tài liệu tham khảo. Bạn không nên trích dẫn những loại kiến thức mà đã trở thành phổ biến nhất rồi mà ai ai cũng biết nhé.

4. Những lưu ý khi viết bài tham luận

Lưu ý khi viết tham luận là gì?

Khi viết bài tham luận, các bạn cần nắm được quy định để có thể trình bày phần trích dẫn nguồn và các tài liệu tham khảo

Chúng ta có hai dạng trích dẫn tài liệu tham khảo: Trích dẫn trong bài (người ta gọi là kiểu trích dẫn in-text reference) và danh sách các tài liệu tham khảo (người ta gọi là kiểu trích dẫn reference list).

Danh sách các tài liệu tham khảo sẽ được đặt ở phía cuối của bài tham luận, mỗi trích dẫn sẽ được nêu trong bài tham luận (in-text reference) cần phải tương ứng đối với phần danh mục của nguồn tài liệu đã được liệt kê trong danh sách các tài liệu tham khảo.

Trích dẫn trong bài tham luận (in-text reference) bao gồm những thông tin như sau: Tên tác giả hoặc tên của tổ chức, năm xuất bản các tài liệu, trang tài liệu được trích dẫn (nếu có)

Trình bày phần trích dẫn trong bài tham luận: Bạn có các cách trình bày phần trích dẫn trong bài tham luận của mình như sau:

  • Trình bày theo họ và tên của tác giả và năm xuất bản tham luận (đối với các tài liệu là tiếng Việt).
  • Trình bày theo họ và năm xuất bản bài tham luận (đối với tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài) được đặt trong ngoặc đơn.
  • Danh sách tài liệu tham khảo (reference list): Danh sách các tài liệu được đặt ở phía cuối mỗi bài viết sẽ luôn được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu tham khảo”, tiếp theo sau đó thì chính là phần danh mục được liệt kê thành những phần tài liệu tham khảo (tài liệu tham khảo này bao gồm sách, các bài báo, các nguồn ấn phẩm điện tử) được sắp xếp theo thứ tự Alphabet, đó là theo họ của tác giả, theo tên bài viết, không đánh số thứ tự. Đối với mỗi phần trong danh mục tài liệu tham khảo của bài tham luận sẽ bao gồm những thông tin như sau: tên tác giả, tên tác phẩm, năm xuất bản bài tham luận đó, nơi xuất bản bài tham luận.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu tham luận là gì. Hy vọng với những gì mà tôi đã cung cấp trong nội dung bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt bài tham luận của mình và đạt được hiệu quả đáng mong đợi. Hãy đón đọc những thông tin bổ ích đầy thú vị tiếp theo mà tôi cung cấp nhé.