Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm luôn là nỗi băn khoăn lớn của các bậc phụ huynh. Trẻ em lứa tuổi này thường tính toán dựa trên công cụ sẵn có như ngón tay, que tính, đồ dùng đồ chơi,…
Theo quan điểm của số đông, chương trình toán lớp 1 chưa có gì là phức tạp, chủ yếu dừng lại ở các phép tính cộng trừ đơn giản. Cha mẹ có thể tự dạy kèm trẻ lớp 1 tại nhà mà không cần đi học thêm. Đối với người lớn, toán lớp 1 chẳng có gì to tát và đáng nói cả, nhưng với trẻ em thì đây là cửa ải đầy “găm go”, tạo nền móng vững chắc cho những lớp học cao hơn nữa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới quý vị cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm dễ dàng mà không tạo áp lực lên trẻ.
Xem thêm:
- Dạy trẻ biết đọc sớm có tốt không? Có hay không nên dạy trẻ biết đọc sớm?
- Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái nhanh, dễ dàng. Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái hiệu quả
Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm phổ biến nhất hiện nay
Trẻ lớp 1 có thể làm được phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 đến 20, chủ yếu nhờ vào sử dụng giáo cụ trực quan như đếm ngón tay, ngón chân, que tính, đồ dùng đồ chơi xung quanh. Nếu bạn không cho sử dụng những công cụ đó nữa, thì việc tính toán của trẻ còn chính xác hay không? Dĩ nhiên là khả năng thực tế của trẻ bị hạn chế đi rất nhiều.
Trẻ học toán cũng như tính nhẩm là một hành trình dài, cần trải qua tuần tự các bước tương ứng với đặc điểm nhận thức của trẻ trong từng giai đoạn. Cha mẹ có thể dạy trẻ tính nhẩm (học toán) ngay khi con học mẫu giáo lớn mà không cần đến năm lớp 1. Học toán không cầu kỳ như người lớn nghĩ, trái lại nó rất đơn giản và gần gũi với con người.
Suy cho đến cùng, mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta đều gắn liền với toán học. Người lớn có thể tranh thủ mọi lúc mọi nơi để kèm trẻ học toán. Hãy mang đến cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về toán học thông qua cuộc sống hằng ngày của trẻ như: đếm số người trong nhà, chia đồ ăn cho các bạn, đếm bậc cầu thang lên xuống, cộng trừ số bát, đũa trên bàn ăn,…
Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm gồm các bước sau:
Bước 1: Cho trẻ cảm nhận về các con số.
Thông thường người lớn chỉ cho trẻ làm quen với các con số thông qua việc nhận dạng và viết chữ số. Không mấy ai dạy con em mình về ý nghĩa thật sự của những con số. Việc dạy số cho trẻ chỉ có hiệu quả khi người lớn kết hợp với dạy đếm số lượng. “Dạy số đến đâu thì dạy đếm đến đó” – là cửa ngõ đầu tiên cho những cảm nhận của trẻ về con số. Trẻ biết trên khuôn mặt có 2 con mắt, 1 cái mũi; trên 1 bàn tay có 5 ngón tay – 2 bàn tay có 10 ngón tay,…
Bước 2: Dạy trẻ đếm cách đơn vị
Trẻ 4 tuổi đã có thể đếm từ 1 đến 10, 20 thậm chí là nhiều hơn nữa; nhưng phải đến 5-6 tuổi trẻ mới đạt được khả năng đếm cách đơn vị. Đếm cách đơn vị tạo tiền đề cho việc tính toán sau này, trẻ hiểu được quy luật đếm cách tịnh tiến là phép cộng và đếm cách giật lùi là phép trừ. Tuy nhiên, phải trải qua rất nhiều lần đếm cách dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ mới hiểu được bản chất sâu xa của vấn đề.
Trẻ nào có khả năng đếm cách đơn vị tốt, thì sẽ tính nhẩm ở năm lớp 1 rất tốt. Đầu tiên cha mẹ cho con đến lần lượt theo chiều tăng dần và giảm dần: 1, 2, 3, 4, 5,… hoặc 10, 9, 8, 7,… hướng dẫn trẻ những con số này cách nhau 1 đơn vị (tức là cộng thêm hoặc trừ bớt 1 đơn vị).
Sau khi trẻ thuần thục đếm cách nhau 1 đơn vị, người lớn nâng lên cấp độ khó thành cách nhau 2 đơn vị: 1, 3, 5, 7, 9,… hoặc 0, 2, 4, 6, 8,… tương ứng với cộng thêm 2 đơn vị; 10, 8, 6, 4, 2, 0 tương ứng với bớt đi 2 đơn vị. Đối với trẻ 5 tuổi, việc đếm cách chủ yếu diễn ra trong phạm vi 10. Đến khi trẻ học lớp 1, trình độ này có thể nâng lên trong phạm vi 20, 50, 100 (tùy theo chương trình học của trẻ ở trường tiểu học).
Bước 3: Tập tính toán với giáo cụ học tập trước tiên
Trong cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm, cha mẹ nên cho con làm quen tính toán trên giáo cụ học tập trước tiên, đó có thể là: que tính, thẻ học toán, hình khối, đồ dùng đồ chơi,… Trẻ em cần có hình ảnh trực quan sinh động trước khi chuyển sang tư duy trừu tượng.
Việc tính toán trên giáo cụ học tập có 2 tác dụng: Một là mô phỏng thuật toán theo kiểu trực tiếp, giúp trẻ hình dung rõ hơn về bản chất toán học; Hai là tạo tiền đề cho việc tính nhẩm sau này, khi trẻ đã nhớ được quy luật cộng trừ thì người lớn có thể hạn chế sử dụng giáo cụ học tập, và yêu cầu trẻ tính toán bằng tư duy trừu tượng.
Bước 4: Đưa ra những chủ đề hấp dẫn cho trẻ tính nhẩm
Gây hứng thú cho trẻ trong quá trình học tập là việc làm cần thiết. Trẻ dễ dàng tiếp nhận bài học trong hoàn cảnh người lớn luôn đưa ra những chủ đề hấp dẫn nhằm khơi gợi bản tính tò mò của trẻ. Thay vì đưa ra những phép tính khô khan như: 3 + 2, 4 + 3, 5 + 2,… người lớn nên lồng ghép vào câu chuyện hoặc những sự vật gần gũi với trẻ, kiểu như: “Con có 3 cái kẹo, mẹ cho con thêm 2 cái kẹo nữa, hỏi con có tất cả bao nhiêu cái kẹo”.
Đối với phép trừ: 4 – 1, 5 – 3, 6 – 2,… người lớn có thể hỏi trẻ như sau: Trong tủ lạnh có 4 quả trứng gà, hôm nay ăn hết 1 quả, hỏi còn mấy quả trứng? Trẻ có thể tính thẩm dễ dàng thông qua những sự kiện gắn liền với cuộc sống của mình. Mặt khác việc làm này hình thành ở trẻ phương pháp giải quyết vấn đề của bản thân theo hướng chủ động và sáng tạo hơn.
Bước 5: Có thể trẻ học toán trên phần mềm chuyên dụng
Dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm có rất nhiều phương pháp khác nhau. Cha mẹ có thể sử dụng phần mềm làm quen với Toán học (học toán) dành cho trẻ em ở các cấp độ khác nhau (5 tuổi, lớp 1, lớp 2, lớp 3,…). 90% trẻ em yêu thích những phần mềm học toán kiểu này, do có thiết kế sinh động đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, do phần mềm này được cài đặt chủ yếu trên máy tính, điện thoại di động, tivi, máy tính bảng,… nên khả năng ảnh hưởng tới thị lực của trẻ là rất lớn. Cha mẹ cần hạn chế cho con tiếp xúc với thiết bị công nghệ, nếu không có thể gây ra những vấn về tổng thương khúc xạ mắt.
Mỗi buổi học toán trên phần mềm ứng dụng không quá 30 phút đối với trẻ 5 năm, và 40 phút đối với trẻ lớp 1. Cha mẹ cần kiểm soát việc học toán trên thiết bị công nghệ của trẻ, tránh tình trạng trẻ mất tập trung hoặc không hợp tác với bài giảng. Phần mềm học toán giúp trẻ tiếp thu bài nhanh, hứng thú hơn trong học tập, rèn luyện kỹ năng giải toán dưới nhiều hình thức khác nhau.
Bí quyết dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm siêu nhanh
Đến học kỳ 2 của năm lớp 1, chương trình học toán của trẻ có phần phức tạp hơn. Lúc này trẻ phải làm quen với những con số có giá trị lớn, cộng trừ 2 chữ số với nhau. Nếu thực hiện đếm cách đơn vị (tịnh tiến hoặc giật lùi) trong hoàn cảnh này, thì trẻ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tính toán. Cách tính nhẩm nhanh nhất đối với trẻ lớp 1 là: đưa về phép tính với số tròn chục.
Bước 1: Người lớn cần hướng dẫn cho trẻ biết đâu là số tròn chục
Số tròn chục là những số có hai chữ số và kết thúc bằng con số 0, bao gồm: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
Phép tính với số tròn chục thường dễ ghi nhớ và thực hiện một cách dễ dàng. Nó thường là phép tính không có nhớ, chỉ việc cộng thẳng trực tiếp, nên rất thuận tiện cho trẻ lớp 1 tính nhẩm. Ví dụ như: 5 + 10 = 15, 9 + 20 = 29, 19 + 30 = 49,…
Bước 2: Biến đổi phép tính thông thường về phép tính với số tròn chục
Đứng trước một phép tính phức tạp, nếu trẻ cảm thấy khó khăn trong việc tính nhẩm, thì tốt nhất là đưa về phép tính với số tròn chục.Ví dụ như sau:
Phép tính “19 + 22 = ?”. Người lớn hướng dẫn trẻ cách làm như sau:
Cách 1: Tách thành 2 phép tính cộng có giá trị tương đương
+ Tách 22 thành 1 + 21 (22 = 1 + 21);
+ Lấy 19 + 1 = 20, sau đó lấy 20 + 21 = 41;
+ Tổng quát phép tính như sau: 19 + 22 = 19 + 1 + 21 = 20 + 21 = 41.
Cách 2: Tách thành 1 phép tính cộng và 1 phép tính trừ có giá trị tương đương
+ Tách 19 thành 20 – 1 (19 = 20 – 1);
+ Lấy 20 + 22 = 42, sau đó lấy 42 – 1 = 41;
+ Tổng quát phép tính như sau:
19 + 22 = 20 – 1 + 22 = (20 + 22) – 1 = 42 – 1 = 41.
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ lớp 1 theo 1 trong 2 cách trên. Trải qua vài ví dụ tương tự, trẻ sẽ nắm được quy luật cộng trừ với số tròn chục, biết cách biến đổi phép tính phức tạp thành các phép tính đơn giản có giá trị tương đương.
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm không còn là vấn đề nan giải, nếu người lớn có phương pháp giảng dạy đúng đắn, và kèm cặp con cái tận tình hơn nữa. Học toán cần gắn liền với cuộc sống thường nhật, giúp trẻ hiểu ra bản chất của vấn đề chứ không phải là bắt chước hoặc sao chép cách làm của người lớn. Phương pháp dạy trẻ học toán nhanh và hiệu quả được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Các bậc phụ huynh có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!