Tổng số ngày nghỉ thai sản? Cách tính 180 ngày nghỉ thai sản?

Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều các chế độ đãi ngộ và ưu đãi dành cho người lao động, trong đó một trong số các chế độ rất được quan tâm bởi chị em đó là chế độ thai sản. Theo chế độ này thì trong thời gian sinh con sẽ được nghỉ sinh theo quy định và hưởng trợ cấp khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc Tổng số ngày nghỉ thai sản là bao nhiêu ngày? Cách tính 180 ngày nghỉ thai sản như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết các thông ttin chi tiết nhất nhé.

Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Tổng số ngày nghỉ thai sản và cách tính?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:

” 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

Xem thêm: Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2022

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Xem thêm: Chế độ thai sản là gì? Quy định mới nhất về chế độ thai sản cho lao động nữ?

Căn cứ dựa trên quy định này có thể thấy pháp luật đã chia ra các trường hợp cụ thể và với số ngày nghỉ thai sản đối với từng trường hợp cụ thể. Theo đó chúng tôi xin tóm gọn lại căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH quy định thì với lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Ví dụ cụ thể như trong trường hợp người lao động sinh con vào ngày 16/8/2021, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động được tính từ ngày 16/8/2021 đến hết ngày 15/2/2022 (nếu người lao động sinh 1 con).

Chắc hẳn chúng ta đều biết bảo hiểm thai sản là chế độ thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bắt buộc, song hành cùng các chế độ như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,… Theo đó bảo hiểm thai sản ngoài vai trò đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ thai sản còn góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em và đảm bảo sự công bằng và tiến bộ của xã hội.

Như vậy từ quy định có thể thấy pháp luật đã đưa ra những quy định rất hợp lý và tiến bộ, thai sản là chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thời gian sinh con. Với ý nghĩa như tạo điều kiện cho nữ giới vừa hoàn thành tốt chức năng làm mẹ, vừa làm công tác xã hội, để có thể đảm bảo thu nhập cho phụ nữ trong thời gian sinh con và còn tạo điều kiện cho chồng thực hiện trách nhiệm khi vợ sinh con, đảm bảo quyền được chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như sức khỏe cho phụ nữ khi sinh con.

2. Mức hưởng chế độ thai sản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

Xem thêm: Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Như quy định trên pháp luật đã quy địn ta thấy, thông qua chế độ thai sản thì người mẹ sẽ được hưởn chế độ ngoài những ngày nghỉ thai sản còn được hưởng tiền lương theo quy định với mức hưởng cụ thể ở trên quy định này có nêu là bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản, có thể nói chế độ thai sản là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi sinh con.

Trong thời gian nghỉ sinh con, người lao động sẽ không được hưởng lương do người sử dụng lao động trả mà được hưởng các khoản trợ cấp theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội vì thế nên để có thể được hưởng mức trợ cấp này thì cần năm được các thông tin cơ bản để có thể hoàn tất các thủ tục xin hưởng mức trợ cấp nghỉ thai sản của Bảo hiểm xã hội đề ra.

Theo đó, với mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Năm 2022, mức lương cơ sở vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy:

Mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.

Xem thêm: Xử lý thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của giáo viên

Lưu ý, trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.