BẬT MÍCách nhuộm gạo để có màu xanh NGÁT ĐẸP mắt, ăn rất mát và bổ dưỡng.Mọi người vẫn hay thắc măc về MÀU XANH KỲ LẠ của Bánh Chưng Nương Bắc thì hôm nay Nương Bắc sẽ bật mí nha. Lá Riềng (lá giềng) là lá của cây Riềng (Alpinia Officinarum) một loại cây có thể dùng lá, thân, củ làm gia vị và làm thuốc. Dân gian có kinh nghiệm dùng #LáRiềng đun nước tắm trẻ em, giúp trị rôm sảy, mụn nhọt và làm mát da. Củ riềng vị cay tính ấm, giúp tiêu thực, trị đầy hơi, chống co thắt dạ dày, chữa lang ben… Thân và củ riềng dùng kho cá rất ngon.Lá riềng từ lâu được dùng tạo màu xanh cho các món như bánh chưng lá riềng, xôi lá riềng. Vào ngày tết, muốn bánh chưng xanh hơn, ta dùng lá riềng giã nát, vắt lấy nước trộn vào gạo nếp để gói bánh chưng. Bánh chưng lá riềng xanh từ trong đến ngoài, hương vị thơm dịu, ăn mát không cảm giác nóng cổ. Do ưu điểm về độ bền màu và màu xanh lá đẹp mắt nên lá riềng dần được một số người nội trợ tin dùng lựa chọn để tạo màu thực phẩm tự nhiên.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÁ RIỀNG Cách dùng lá riềng cơ bản có 3 bước sau:Lá riềng > giã hoặc xay nhuyễn > vắt lấy nước cốt.Cụ thể:Sơ chế lá, nhặt bỏ phần khô héo, rửa sạch. Cắt ngắn lá, dùng máy xay nhỏ hoặc dùng cối giã nát. Giã sẽ tận dụng triệt để hơn xay, nhưng tốn công sức. Trường hợp dùng máy xay: cần cắt ngắn lá trước khi bỏ vào máy. Xay chút một và bỏ thêm ít nước vào để máy chạy không bị kẹt. Trường hợp dùng cối giã, cũng cần cắt nhỏ lá, giã sẽ dễ và nhanh hơn. Khi giã ta cũng bổ sung nước vào để giã cho dễ, nhưng lượng vừa phải, khoảng 1/2 chén con. Khi xay/giã lá đã nát nhuyễn, cho thêm nước vào nhào và bóp kỹ để lá tiết ra chất diệp lục, sau đó vắt kiệt lấy nước cốt. Vắt xong nên cho bã + 1/2 chén nước vào giã hoặc xay tiếp, chứ đừng bỏ bã đi ngay khi chưa tận dụng hết. Lặp lại công đoạn xay/giã – vắt cho đến khi thấy bã lá riềng hết màu xanh thì bỏ bã đi. Nước cốt lá riềng ta đem lọc và sử dụng.3 LƯU Ý KHI DÙNG LÁ RIỀNGLá riềng nên dùng dưới dạng nước cốt. Nghĩa là 1 lượng ít nhưng đậm đặc (VD: 1 bát con nước cốt tương ứng 2kg gạo) sử dụng để trộn vào gạo chứ không nên dùng ngâm gạo. Nếu dùng ngâm cũng được nhưng màu không đậm và đẹp bằng phương pháp trộn nước cốt. Vì lấy nước cốt nên mỗi lần cho nước lã vào để vắt, ta cho ít một và chia đều các lần. VD: cần 1 bát to cốt nước để trộn 3-4kg gạo, qua 3 lần vắt mỗi lần ta chỉ lấy khoảng 1 bát con nước đổ vào vắt. Trường hợp lấy lượng nước nhiều, nước cốt loảng khi trộn gạo không hút hết, lãng phí và không hiệu quả. Gạo nếp dùng trộn nước cốt cần được ngâm từ trước với thời gian vừa phải. Gạo không nên ngâm kỹ quá vì sẽ làm hạt gạo ngậm no nước, không còn chỗ bám màu. Trước khi trộn nước cốt, gạo cần để ráo sạch nước, càng khô càng bám màu. Link mua bánh: https://goo.gl/36zR78Liên hệ:Địa chỉ: Tòa 18T2 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà NộiSĐT: 0947 337 336 – 0911 5258 91
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!