Khoai lang là một trong những thực phẩm chữa trị táo bón có hiệu quả với cả người lớn và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Cho bé ăn dặm với khoai lang là cách để trị táo bón rất hiệu quả và an toàn. Những hướng dẫn dưới đây vừa giúp bé dễ ăn dặm, lại vừa trị được chứng táo bón ở trẻ. Cùng tham khảo cách chế biến khoai lang cho bé ăn dặm dưới đây nhé.
Cách chuẩn bị khoai để bé ăn dặm với khoai lang hợp lý
Khoai lang cần phải được nấu chín kỹ, nhừ trước khi cho bé ăn.
Bạn có thể chọn một trong 3 cách như luộc, hấp hoặc nướng chín khoai lang khi chế biến cho bé. Sau đó, nghiền thật mịn khoai lang với chút nước luộc (hấp) hoặc ít sữa mẹ (hay sữa công thức đã pha).
Do bé mới ăn dặm nên chỉ ăn được những thứ lỏng, mịn, không có cục để khi nuốt, bé không bị nghẹt thở hoặc bị hóc; vì thế, để thêm khoai lang vào bột ngọt cho bé, cần đảm bảo khoai lang được chế biến là một hỗn hợp thật lỏng, loãng và mịn.
Cách chuẩn bị bột ăn dặm cho bé
Vào giai đoạn đầu, bột ngọt ăn dặm (có thể chọn bột bán sẵn, đem pha với nước ấm, quấy đều cho bé) được sử dụng nhiều. Với loại bột này, bạn có thể trộn vào đó ít sữa mẹ hoặc vài thìa sữa bột rồi quấy đều cho bé thưởng thức. Cuối cùng, bạn thêm vào bát bột của bé ít hỗn hợp khoai lang lỏng rồi trộn thật đều.
Tuy nhiên, cần chú ý là bột bán sẵn thường được chế biến thành những hương vị khác nhau như bột gạo sữa, bột chuối đào, bột mơ đào… Khi ấy, muốn thêm khoai lang vào bột cho bé thì cần chú ý chọn loại bột ít hương vị bổ sung như bột gạo sữa để bé không khó ăn.
Lưu ý: Ban đầu, chỉ nên khuấy 1-2 thìa cafe hỗn hợp lỏng khoai lang vào bát bột để bé làm quen.
Thêm khoai lang vào cháo cho bé bị táo bón
Với các bé bị táo bón, khi nấu cháo các mẹ nên thêm 1 củ khoai lang để chữa cho con.
Cho bé ăn dặm với khoai lang có tác dụng rất tốt
Củ khoai lang có lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt hơn, các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên dùng khoai lang cho các bữa ăn dặm của bé.
Lượng dinh dưỡng khá nhiều cùng với vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng chiếm ưu thế hơn tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Hấp thụ nhiều loại vitamin này sẽ giúp bé trẻ sáng hơn, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trội… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.
Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt với 434 điểm.
8 công thức chế biến ăn dặm với khoai lang chữa táo bón cho bé
Công thức 1: Khoai lang trộn sữa (dành cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên)
Công thức 2: Súp khoai lang – củ cải – cà rốt – thịt gà
Công thức 3: Khoai lang nghiền táo (dành cho bé 6 tháng tuổi trở lên)
Công thức 4: Cháo khoai lang trứng gà (dành cho bé 6 tháng tuổi trở lên)
Công thức 5: Súp gà hầm khoai lang, đậu xanh
Công thức 6: Khoai lang và bột ăn dặm
Công thức 7: Khoai lang bí đỏ
Công thức 8: Cháo cá khoai lang
Chi tiết nguyên liệu và cách chế biến ăn dặm với khoai lang chữa táo bón cho bé:
Công thức 1: Khoai lang trộn sữa (dành cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên)
– Chuẩn bị:
- 250g khoai lang, sữa bột đã pha – loại bé vẫn thường uống hoặc sữa tươi.
– Cách làm:
- Rửa sạch khoai rồi gọt vỏ.
- Sau đó thái khoai thành miếng hạt lựu và hầm nhừ khoảng 10-12 phút.
- Đợi khoai nguội thì thêm 4-5 thìa sữa vào. Tự nghiền bằng tay hoặc cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Vậy là đã xong món khoai lang trộn sữa bổ dưỡng mà lại trị được chứng táo bón cho bé yêu của các mẹ rồi. Nếu thấy cần thiết thì các mẹ có thể thêm sữa nhé.
Công thức 2: Súp khoai lang – củ cải – cà rốt – thịt gà
– Chuẩn bị:
- 1 miếng thịt ức gà
- 1 củ cà rốt nhỏ đã gọt vỏ, xắt hạt lựu, một nửa củ khoai lang.
- 1/3 cây củ cải.
– Cách làm:
- Sơ chế sạch thịt gà rồi đem luộc, xé nhỏ và xay nhuyễn.
- Khoai lang, cà rốt, củ cải đem nấu nhừ rồi nghiền nát.
- Trộn hỗn hợp rau củ với thịt gà lại với nhau, thêm nước để món ăn có độ sệt thích hợp.
Công thức 3: Cháo khoai lang trứng gà (dành cho bé 6 tháng tuổi trở lên)
– Nguyên liệu:
- Khoai lang
- Trứng gà
- Sữa
– Cách làm:
- Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi hấp chín.
- Nghiền nhuyễn khoai bằng tay hoặc dùng xay sinh tố, cho thêm một chút sữa công thức hoặc nước lọc.
- Đun sôi cháo rồi cho khoai lang vào quấy đều. Thêm ½ lòng đỏ trứng rồi đun thêm khoảng 1 – 2 phút.
- Trước khi cho bé ăn, các mẹ có thể lọc thêm một lần nữa để giúp bé dễ nuốt hơn.
Công thức 4: Khoai lang nghiền táo (dành cho bé 6 tháng tuổi trở lên):
– Nguyên liệu:
- Khoai lang
- táo gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng quân cờ.
– Cách làm:
- Hấp khoai lang và táo từ 5 tới10 phút.
- Nghiền nhuyễn khoai và táo.
- Cho thêm ít nước để đạt độ loãng thích hợp với bé.
- Vậy là các mẹ đã xong món ăn dặm bổ dưỡng mà lại dễ làm này rồi.
Công thức 5: Súp gà hầm khoai lang, đậu xanh
– Nguyên liệu:
- Thịt ức gà: Một miếng
- Đậu xanh: 1 nắm
- Bột gạo: 2-3 thìa
- Khoai lang đỏ gọt vỏ thái nhỏ: 1/2 củ
Cách làm:
- Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi đun sôi và luộc khoảng 15-20 phút cho tới khi thịt chín mềm thì vớt ra. Bỏ phần xương và cắt thịt thành hạt lựu. Chắt phần nước luộc sang một nồi khác, lọc nước cẩn thận để loại bỏ cặn và xương.
- Tiếp đến cho thịt gà, đậu xanh, khoai lang và bột gạo đã hòa tan vào nước vào đun sôi và ninh nhừ khoảng 30 phút. Tiếp đến cho 1 chút nước mắm vào khuấy đều, tắt bếp.
Công thức 6: Khoai lang và bột ăn dặm
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- Khoai lang: 1/2 củ
- Bột ăn dặm loại ngọt.
– Cách làm:
- Khoai lang rửa sạch, cắt nhỏ, luộc cho chín nhừ và nghiền/xay mịn với 1 chút nước hoặc một chút sữa công thức đã pha.
- Pha bột ăn dặm với nước ấm theo công thức của từng loại bột ăn dặm. Tiếp đến cho vào bát bột ăn dặm đã pha đó hỗn hợp khoai lang đã tán nhuyễn và trộn đều lên.
- Có thể cho thêm 1-2 thìa sữa bột vào bột vào để bát bột hấp dẫn và giàu dinh dưỡng hơn. Các loại bột ăn dặm bán sẵn có nhiều hương vị nhưng mẹ nên chọn những loại ít hương vị như bột gạo sữa, bột ngũ cốc để trẻ dễ ăn hơn.
- Và cho dần dần từ ít đến nhiều hỗn hợp khoai lang để trẻ làm quen và thích nghi dần dần.
Công thức 7: Khoai lang bí đỏ
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 phần khoai lang
- 1 phần bí đỏ
– Cách làm:
- Khoai lang, bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Cho bí và khoai vào nồi, cho thêm chút nước, đun sôi bùng thì vặn nhỏ lửa đến khi khoai và bí chín nhừ.
- Cho khoai và bí vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, hoặc tán nhuyễn bằng tay.
Lưu ý: Mẹ có thể cho thêm một chút nước hoặc sữa bột đã pha vào, cũng có thể cho thêm 1 ít bơ hoặc ½ thìa dầu gấc vào để món cháo thơm ngon hơn.
Công thức 8: Cháo cá khoai lang
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cá quả (cá lóc) hoặc cá diêu hồng hoặc cá basa: 100g
- Khoai lang: 50g
- Hành tím: 1 củ
- Cháo trắng: 1 bát Dầu ăn: 2 thìa cafe
– Cách làm:
- Rửa sạch miếng cá quả, sau đó hấp chín và tán nhuyễn
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và hấp chín, cũng đem tán nhuyễn
- Băm nhuyễn hành tím và phi thơm với dầu. Cho hành tím, nước và cháo vào nồi nấu sôi, khuấy đều.
- Tiếp đến cho cá và khoai lang vào, nêm thêm 1 xíu nước mắm và nấu cho sôi, tắt bếp, múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào.
Củ khoai lang được coi là món ăn rất tốt cho trẻ bị bệnh đường ruột. Với hàm lượng tinh bột cao và dễ chế biến. Món khoai này sẽ rất thích hợp làm món ăn hấp dẫn cho bé. Mong là những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe!
Kyna tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!