Cách lấy cao răng bị đen tại nhà như thế nào? Có hiệu quả không?

Mảng bám cao răng hình thành chủ yếu ở vị trí chân răng và dưới nướu, ban đầu cao răng có màu vàng sẫm sau một thời gian mới chuyển sang màu nâu đen. Cao răng bị đen lúc này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh lý răng miệng. Vậy nên cần lấy cao răng đen sớm để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa các biến chứng không đáng có.

1. Cao răng đen là gì?

Cao răng bị đen là một lớp mảng bám hình thành tự nhiên trên răng do quá trình tích tụ mảnh vụn thức ăn hàng ngày và không được làm sạch triệt để. Ở cấp độ này thì lớp cao răng đen khá dày và cứng do bị vôi hóa trong môi trường axit của khoang miệng.

Cao răng cứng sẽ rất khó làm sạch được bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường, thậm chí nếu cố chải răng mạnh còn dẫn đến những tổn thương ở vùng nướu gây chảy máu chân răng. Máu chảy ra sẽ làm cao răng sậm màu, cao răng bị đen hoặc hình thành cao răng huyết thanh.

2. Tác hại của cao răng đen đối với răng miệng

Thông thường, cao răng ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì và nếu được làm sạch đúng cách thì răng miệng sẽ được bảo vệ tối ưu. Tuy nhiên, nếu cao răng bị đen thì tức là đã tiến triển ở giai đoạn nặng, có khả năng gây tổn thương cho răng lợi và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

2.1 Viêm nướu, viêm nha chu

Cao răng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, viêm nhiễm vùng nướu lợi. Đặc biệt là cao răng bị đen dày và cứng chứa cả ổ vi khuẩn gây hại cho răng lợi, khiến tình trạng viêm lợi ngày càng trầm trọng hơn. Từ đó sẽ dẫn đến những tổn thương ở các tổ chức nha chu, tổ chức năng đỡ răng khiến răng yếu dần.

2.2 Tụt nướu, tụt lợi

Cao răng bị đen sẽ làm đứt gãy các mô liên kết giữa răng và nướu dẫn đến hiện tượng tụt nướu lợi. Khi đó sẽ làm hở cổ chân răng có nguy cơ gây mòn chân răng khiến răng bị đau nhức, ê buốt dai dẳng.

2.3 Tiêu xương hàm, mất răng

Vi khuẩn trong các mảng bám cao răng sẽ tấn công vào vùng nướu lợi, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ tiếp tục tiến triển nặng hơn vào vùng xương hàm bên dưới răng khiến chúng dần tiêu biến. Khi bị tiêu xương hàm thì răng mất các mô nâng đỡ bên dưới nên sẽ dần lung lay và gãy rụng gây mất răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Cao răng tự rơi ra được không? Cách lấy cao răng hiệu quả nhất?

3. Các cách lấy cao răng bị đen tại nhà được áp dụng phổ biến

Do việc chải răng hàng ngày không thể làm sạch được cao răng đen nên lúc này cần áp dụng các giải pháp lấy cao răng để làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn. Có khá nhiều người thực hiện các cách lấy cao răng đen tại nhà vừa thực hiện đơn giản lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 2 giải pháp lấy cao răng bị đen tại nhà được áp dụng phổ biến.

3.1 Làm sạch cao răng đen bằng chanh

Thành phần axit trong chanh có tác dụng làm mềm lớp cao răng cứng bám trên trên bề mặt của răng, do đó nó sẽ giúp loại bỏ cao vôi răng dễ dàng hơn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn sử dụng bàn chải nhúng nước cốt chanh rồi chải răng như bình thường, sau đó súc miệng lại thật sạch với nước để làm giảm lượng axit trong khoang miệng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không lạm dụng phương pháp này mà chỉ nên lấy cao răng bị đen bằng chanh chỉ 1 tuần/lần. Bởi axit trong chanh có tác động rất mạnh với men răng tự nhiên, nên nếu tiếp xúc quá nhiều thì sẽ có nguy cơ làm mòn men răng.

3.2 Lấy cao răng đen với baking soda

Bản chất của baking soda là một chất tẩy rửa nhẹ được áp dụng hiệu quả để làm trắng răng hoặc loại bỏ mảng bám cao răng cứng đầu. Công dụng của baking soda là ăn mòn cao răng, đồng thời tạo môi trường kiềm và ức chế vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Cách lấy cao răng đen bằng baking soda thực hiện tương tự như khi đánh răng thông thường, bạn chỉ cần thêm một lớp baking soda trên kem đánh răng rồi thực hiện chải răng trong vòng 2 phút, sau đó súc miệng lại với nước.

Giải pháp làm sạch cao răng này cũng có thể gây hại cho men răng nếu sử dụng trong thời gian dài, do đó bạn cần chú ý chỉ sử dụng baking soda 1 lần/tuần để lấy cao răng.

4. Cách lấy cao răng đen tại nhà có hiệu quả không?

Cách lấy cao răng bị đen lại nhà với các nguyên liệu tự nhiên như dùng chanh, baking soda đã nêu ở trên hay các biện pháp khác đều chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi việc tự lấy cao răng tại nhà chỉ có thể làm sạch được một lượng nhỏ cao răng ở vị trí dễ nhìn và là cao răng mềm. Nếu cao răng bị đen, cứng chắc và đã lan sâu xuống dưới nướu thì rất khó làm sạch dù thực hiện lấy cao răng tại nhà nhiều lần.

Không những thế, nếu bạn thực lấy cao răng bị đen tại nhà sai cách hoặc răng quá nhạy cảm thì những nguyên liệu từ thiên nhiên còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở men răng và nướu lợi. Khi đó không những không làm sạch được cao răng mà còn để lại nhiều biến chứng khó điều trị sau này.

Chính vì vậy, các chuyên gia thường không khuyến khích tự lấy cao răng tại nhà mà nên đến nha khoa để bác sĩ chuyên khoa thực hiện làm sạch cao răng với các dụng cụ chuyên dụng. Cụ thể là lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại dễ dàng tác động lên cao răng mà không xâm lấn các tổ chức quanh răng.

Xem thêm: Cách hạn chế cao răng hình thành hiệu quả tại nhà

Top 3 cách lấy cao răng tại nhà bằng muối nhanh nhất

Như vậy, lấy cao răng bị đen cần cân nhắc nhiều yếu tố về tính hiệu quả và an toàn khi điều trị, không nên chủ quan tự thực hiện tại nhà để rồi gánh lấy những hậu quả đáng tiếc. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cao răng cứng gây ảnh hưởng đến răng lợi thì hãy liên hệ sớm với Nha khoa Trẻ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901 334 334

Fanpage: nhakhoatrehanoi