Nghi thức thờ cúng tổ tiên chuẩn phong thủy

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Người Việt Nam coi trọng việc thờ cúng tổ tiên là nguyên tắc, đạo đức làm người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Phong Tho Dep
Lễ thay ban thờ mới sau khi lắp đặt tại nahf

Các nghi thức thờ cúng tổ tiên theo truyển thống

– Cúng:

Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1… gia chủ bày lễ cúng lên ban thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu xin phước lành. Việc cúng bái này không chỉ để gợi nhớ lại, tỏ lòng thành tới tổ tiên, ông bà, mà còn để đưa ra những lời cầu xin, mong linh hồn người thân che chở người còn sống.

Mẫu phòng thờ đẹp, bộ đồ thờ gỗ được ưa chuông nhất năm 2022
Mẫu phòng thờ đẹp, bộ đồ thờ gỗ được ưa chuông nhất năm 2022

– Khấn:

Khi khấn, chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Tất cả mong cầu của con người sẽ thông qua lời khấn này để gửi tới ông bà tổ tiên. Có một số gia đình sẽ lựa chọn khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách. Hoặc đơn giản là nghĩ gì nói lấy, bày tỏ đủ lòng thành kính.

– Vái:

Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

– Lạy:

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với người quá cố. Lạy và vái thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.

Sập Thờ Gỗ Hương Cao Cấp Mộc Việt
Sập Thờ Gỗ Hương Cao Cấp Mộc Việt

– Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái: Hai lạy thường dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Hoặc khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em,… nên lạy 2 lạy.

– Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không nhơ bẩn.

Mẫu Bàn Thờ Tam Bảo Có Hệ Thống Trang Trí đẹp
Mẫu Bàn Thờ Tam Bảo Có Hệ Thống Trang Trí đẹp

– Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái: Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần.

– Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa, người ta lạy Vua 5 lạy. Ngày nay, trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy.

nghi lễ Tho Cung To Tien1
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên ngày tết

Có thể bạn quan tâm: Những mẫu bàn thờ đứng đẹp hiện đại

Những lưu ý khi thờ cúng tổ tiên

Bày biện bàn thờ

Người Việt luôn có quan niệm rằng bàn thờ là phải thanh tịch và sạch sẽ nên việc làm vệ sinh bàn thờ bằng nước sạch, nước rượu gừng hoặc nước hoa là điều gia chủ nên thực hiện thường xuyên. Thông thường thì việc làm sạch bàn thờ sẽ tiến hành vào ngày 30, ngày 14 hàng tháng trước khi cúng mùng 1, cúng rằm và vào những ngày lễ tết, ngày giỗ… Các đồ dùng cúng lễ trên bàn thờ phải được bày biện một cách hợp lý và theo đúng nguyên tắc là bình hoa thì phải nằm ở phía bên phải còn hoa quả thì bày ở bên trái. Đèn dầu, nến, chén thờ, mâm bồng đều sẽ đặt ở phía trên. Bát hương được đặt ở vị trí trang trọng nhất ngay giữa bàn thờ và bất di bất dịch.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên

Đầu tiên gia chủ sẽ phải tiến hành việc đốt nến lên, sau đó sẽ bắt đầu thắp hương, khấn, vái. Nghi thức này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng từng bước và theo thứ tự vai vế của những người trong gia đình, nhất là trong các ngày giỗ Tổ thì vai vế lại càng được chú ý hơn. Khi hương đã được thắp lên trên bát hương thì gia chủ sẽ chắp hai bàn tay lại với nhau, đưa lên ngang trán và bắt đầu đọc bài khấn theo mẫu truyền thống hoặc có thể khấn cầu xin theo ý nguyện riêng của mình. Sau khi đã đọc bài văn khấn thì gia chủ sẽ vái lạy 3 hoặc 5 vái. Hành động khấn vái được xem là biểu hiện thay cho tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Cách bày biện đồ lể cúng gia tiên
Cách bày biện đồ lể cúng gia tiên

Sắm sửa, bày biện lễ vật trên bàn thờ gia tiên

Các lễ vật bày trên bàn thờ tổ tiên thường tù thuộc vào mỗi gia đình. Tuy nhiên, thông thường những lễ vật thường được sắm sửa trên bàn thờ theo đúng phong tục truyền thống gồm có hoa quả (thường là ngũ quả), bánh kẹo, rượu, hoa tươi, trầu cau, xôi, chè, phẩm oản, tiền vàng mã…Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi dịp hoặc tùy từng gia đình có thể bày thêm gà luộc, bánh chưng, bánh bao, thịt quay hoặc các món ăn mặn hoặc các món chay khác trong ngày giỗ ông bà tổ tiên

Phòng Thờ Gia Tiên đẹp
Phòng Thờ Gia Tiên đẹp kết hợp hệ thống vách ngăn trang trí

Hi vọng những thông tin chia sẽ trên đây của Mộc Việt sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghi thức thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống người Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm về bàn thờ, liên hệ theo số hotline 0969526263 hoặc đến showroom Bàn thờ Mộc Việt của chúng tôi tại địa chỉ 310 đường Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM để được trực tiếp tư vấn thiết kế phòng thờ miễn phí và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.