Lắp mạng wifi nối tiếp là như thế nào?
Lắp mạng wifi nối tiếp là kết nối bộ phát wifi với thiết bị wifi chính. Vấn đề này hay được áp dụng khi chỉ có một đường dây truyền tải. Trong khi đó số lượng bộ phát wifi lại nhiều hơn con số 1. Vậy cách mắc mạng wifi nối tiếp. Nói cách khác là lắp nhiều bộ phát trên 1 đường dây như thế nào. Bản chất của việc lắp wifi nối tiếp và cách làm cụ thể sẽ được giải thích trong bài viết này.
Bản chất của việc lắp mạng wifi nối tiếp và các điều kiện cần
Bản chất của việc lắp mạng wifi nối tiếp là cắm thêm một bộ phát nữa vào bộ phát đã có. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được tuy nhiên cần chú ý trong việc cài đặt và thiết lập. Trong quá trình cài đặt và thiết lập một số bộ phát sẽ có chức năng auto tuy nhiên trong trường hợp sử dụng bộ phát không có chức năng này. Người cài đặt cần chuẩn bị cho mình kiến thức về IP cơ bản.
IP là gì? những kiến thức cần có?
Đối với những người lần đầu biết đến khái niệm IP. Có thể hiểu đơn giản IP chính là dãy số. Dãy số này được các modem wifi hay bộ phát đặt cho các thiết bị truy nhập. Nó giống như số nhà được phường cấp cho vậy. Các IP LAN ở Việt Nam thường đặt là 192.168.1.1 . Đây chỉ là một dạng hay dùng thực tế có thể đặt tùy ý các giá trị từ 1 đến 254 cho 4 trường. Địa chỉ IP phân ra nhiều lớp mạng mỗi lớp mạng là một giá trị. Có 4 giá trị trên địa chỉ IP, giống như địa chỉ nhà bạn vậy. 192 là tên thành phố của bạn, 168 là tên huyện, 1 là tên xã, 1 cuối cùng là số nhà của bạn.
Đối với việc mắc nối tiếp mạng wifi sẽ có 2 cách mắc nối tiếp phân chia theo cách chia địa chỉ IP. Cách 1 là cài tất cả các bộ phát dưới 1 lớp mạng còn cách 2 là cài các bộ phát mỗi bộ một lớp mạng riêng.
Cài tất cả các bộ phát dưới một lớp mạng
Phương pháp này thì cần phải cài đặt tắt DHCP tại bộ phát. Các bộ phát được kết nối với nhau qua cổng LAN-LAN. Với phương pháp này tất cả các bộ phát chỉ có vai trò phát sóng wifi. Chức năng cấp địa chỉ cho các thiết bị sẽ do duy nhất modem chính đảm nhiệm. Ưu điểm của phương pháp này là: Các thiết bị sử dụng trong LAN đều có một dải IP duy nhất. Điều này khiến cho việc di chuyển thiết bị qua lại. Kết nối wifi sẽ nhanh chóng hơn. Trong một số trường hợp cần quản lý trong cơ quan doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quá trình quản lý IP. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là cần biết cách cài đặt đúng cách. Phương pháp này nếu modem chính có IP là 192.168.1.1 thì tất cả các thiết bị bên dưới sẽ có dạng 192.168.1.2 đến 192.168.1.254. Số lượng IP còn phụ thuộc vào cách người cài đặt cấu hình tuy nhiên thường là sẽ có 254 địa chỉ.
Cài mỗi bộ phát một lớp mạng riêng
Phương pháp này thì đơn giản hơn. Những người không chuyên cũng có thể lắp mạng wifi nối tiếp theo cách này. Điều kiện cần và đủ là các bộ phát cần phải có cổng WAN. Cổng WAN thường là cổng kết nối RJ45 trên bộ phát. Nó có mầu khác hoàn toàn so với các cổng LAN còn lại. Có thể còn có ký hiện WAN trên cổng. Hầu hết các bộ phát trên thị trường hiện nay đều có. Tham khảo sản phẩm TP link chính hãng trên sàn giao dịch Shopee. Ngoài ra các gian hàng ngoài cũng được đánh giá khá tốt với sản phẩm TPlink 841 sản phẩm phù hợp nhất cho gia đình.
Sau khi có bộ phát rồi việc cần làm đơn giản chỉ là reset thiết bị về mặc định. Cắm dây LAN từ thiết bị chính từ cổng LAN sang cổng WAN trên bộ phát. Cuối cùng khởi động lại toàn bộ hệ thống vậy là xong. Mọi cài đặt hoàn toàn tự động. Việc thiết lập tên và mật khẩu wifi hoàn toàn đơn giản hoặc có thể để mặc định là cũng dùng được rồi.
Nối tiếp nhiều bộ phát với nhau như thế nào?
Các bộ phát tiếp theo được kết nối trong mạng cũng được kết nối tương tự. Trong trường hợp cài dưới 1 lớp mạng là LAN to LAN. Trong trường hợp nhiều lớp mạng riêng thì LAN to WAN. Dây kết nối tối thiểu 4 dây với các dây tại 1,2,3 và 6. Bốn dây còn lại không cần sử dụng tới. Do đó có thể sử dụng dây LAN. Loại LAN 4 lõi 8 lõi hoặc dùng 2 dây điện thoại 2 lõi làm dây tín hiệu.
Kết lại lắp mạng wifi nối tiếp để làm gì?
Trong trường hợp thực tế chẳng hạn. Bạn đang dùng chung mạng wifi với nhà hàng xóm. Tuy nhiên nhà bạn lại có đến 2 tầng. Cần phải có 2 bộ phát mới có thể phủ hết sóng wifi được. Việc kéo 2 dây hoàn toàn không cần thiết mà có thể nối tiếp bộ phát thứ 2 qua bộ phát thứ nhất. Nghĩa là đường dây từ nhà hàng xóm chỉ cần 1 đường duy nhất. Hoặc trường hợp thứ 2 có thể hay gặp là việc nhà bạn cần nhiều hơn số cổng LAN hiện tại. Việc lắp wifi nối tiếp như thế này sẽ tăng số lượng cổng LAN có thể sử dụng nên. Thiết bị bộ phát có thể thay thế bằng các Swith vai trò của các sw này chỉ cung cấp thêm kết nối LAN chứ không phát ra sóng wifi.
Lưu ý khi sử dụng
Lưu ý thêm: trong các trường hợp dây LAN quá 100m cần thực hiện giải pháp kéo mạng LAN đi xa bằng dây quang. Ngoài ra cũng cần hiểu thêm vầ cách sử dụng chung mạng wifi với hàng xóm. Tránh đi những sai lầm không đáng có trong quá trình sử dụng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!