Nhắc đến trà sữa, người ta thường nghĩ đến hồng trà sữa đầu tiên. Đây vốn là loại trà sữa truyền thống được ưa chuộng hàng đầu. Tuy nhiên tại Đài Loan – quê hương của trà sữa thì trà sữa ô long cũng rất được lòng các thực khách. Vượt ra khỏi biên giới Đài Loan, trà sữa ô long đã trở thành một đồ uống nổi tiếng, luôn luôn có mặt trong menu của các thương hiệu trà sữa nổi tiếng. Với những nguyên liệu đơn giản, bạn cũng có thể tự pha cho mình một ly trà sữa ngon tuyệt. Hãy tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây nhé.
Nội dung chính
- Trà ô long – hương vị trà đặc biệt khó quên
- Nguyên liệu pha chế trà sữa ô long
- Cách làm trà sữa ô long
- Lưu ý khi pha chế trà sữa ô long
Trà ô long – hương vị trà đặc biệt khó quên
Trà ô long là gì? Loại trà này có gì khác biệt so với trà đen, trà xanh vốn đã quá quen thuộc với chúng ta? Đầu tiên khi nhìn vào trà ô long, bạn sẽ thấy lá trà có hình dạng rất đặc biệt, thường là hình viên tròn nhỏ có một chút đuôi xoăn dài. Hình dáng này có được là do quá trình sản xuất đặc biệt, khiến lá trà bốc hết hơi nước và cuộn lại thành viên, giữ trong mình những hương vị tự nhiên tinh tế.
Nếu như trà xanh là trà không lên men (diệt men hoàn toàn), trà đen lên men gần như 100% thì trà ô long nằm giữa hai mức độ ấy, thường dao động trong khoảng 8% đến 85%. Do đó hương vị của trà ô long đi từ thanh nhẹ đến nồng nàn, tùy vào độ lên men thấp hay cao. Trà cũng có vị thơm rất đặc biệt, thanh khiết nhưng đầy ấn tượng, để lại dư vị dễ chịu sau khi uống.
Trà ô long kết hợp với sữa cùng một số nguyên liệu khác, tạo thành trà sữa ô long thơm ngon có thể khiến bất cứ thực khách nào mê ngay từ lần thử đầu tiên. Nếu bạn thích một hương vị vừa nhẹ nhàng, lại vừa để lại dấu ấn khó quên thì trà sữa ô long chính là một lựa chọn hoàn hảo.
Nguyên liệu pha chế trà sữa ô long
Trà ô long: hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trà ô long cho bạn lựa chọn, chúng có xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc hoặc Việt Nam (trà ô long từ các vùng Lạng Sơn, Lâm Đồng là chủ yếu). Đặc biệt trà ô long thường chỉ dùng dạng cánh rời (viên tròn), hoặc túi lọc tam giác giữ nguyên hình dạng tròn của lá trà, chứ không cắt vụn lá trà ra như trà xanh hay trà đen túi lọc.
Để pha chế được một ly đồ uống hợp khẩu vị bản thân, hợp khẩu vị khách hàng, bạn nên chủ động lựa chọn loại trà ô long với mức độ lên men phù hợp. Với độ lên men thấp, trà ô long sẽ nghiêng về thanh nhẹ như trà xanh. Các loại ô long hồng trà, ô long rang có độ đậm đà cao hơn, tạo hậu vi mạnh mẽ, kết hợp với sữa vẫn rất nổi bật.
Xem thêm: Địa chỉ mua nguyên liệu trà pha chế
Sữa tươi, sữa đặc, bột sữa pha chế chuyên dụng, kem sữa: đây là các nguyên liệu làm nên sự thơm, béo, ngậy và hương vị hài hòa cho ly trà sữa. Sữa tươi và sữa đặc thường sử dụng trong pha chế tại nhà. Còn bột pha chế chuyên dụng, kem sữa thường được dùng trong pha chế số lượng lớn tại quán trà sữa.
Đường kính hoặc đường siro: cả hai loại đường đều thích hợp sử dụng trong pha chế. Lưu ý với đường kính bạn cần hòa tan kỹ, còn với đường siro, bạn mua các sản phẩm có sẵn, hoặc pha chế theo tỉ lệ 2 đường:1 nước
Nước và đá viên: sử dụng nước lọc đun sôi để nguội và đá viên tinh khiết để pha trà, giúp hương vị trà được chuẩn xác, không có mùi clo hay kim loại của nước máy chưa lọc.
Cách làm trà sữa ô long
Nguyên liệu:
5g trà ô long
150ml nước nóng
10g đường kính (hoặc 10ml đường siro)
1 thìa sữa đặc
100ml sữa tươi không đường
Khoảng 1 ly đá viên
Topping tùy thích (trân châu đen, trân châu trắng, thạch, pudding…)
(Nếu dùng bột sữa pha chế thì bạn thay thế như sau: thay sữa đặc, sữa tươi bằng 20g bột sữa béo, tăng 10g đường lên 20g đường)
Cách làm:
-
Ủ trà ô long với 150ml nước nóng khoảng 90 độ C trong vòng 10 phút. Lưu ý: không nên dùng nước sôi tận 100 độ C để pha trà vì như vậy có thể làm mất đi hương vị tự nhiên cũng như các dưỡng chất trong trà. Bạn có thể đun nước sau đó để nguội bớt trong 5 phút trước khi pha trà.
-
Khi lá trà đã nở hết, nước trà đậm màu thì lọc lá trà lấy nước cốt. Cho nước trà vào bình lắc, thêm đường, các loại sữa hoặc bột sữa vào hòa tan.
-
Thêm đá viên vào bình lắc, đóng nắp và lắc khoảng 15 lần.
-
Cho topping vào ly, sau đó rót trà sữa ô long vào ly là hoàn thành.
Trà sữa ô long có màu trắng vàng (nếu pha bằng ô long hồng trà thì trà sữa sẽ có màu đậm hơn một chút). Hương vị hòa quyện giữa sự đậm đà của trà và sự ngậy béo của sữa, kèm theo vị ngọt nhẹ dễ uống.
Xem cách làm trà sữa milk foam (thay cốt trà truyền thống bằng trà ô long)
Lưu ý khi pha chế trà sữa ô long
Bí quyết pha trà sữa ngon một phần là do bạn lựa chọn những nguyên liệu chất lượng, đặc biệt là trà ô long – thành phần quan trọng nhất của món này. Nếu bạn kinh doanh trà sữa thì đừng quên pha thử nguyên liệu trước khi đặt mua số lượng lớn nhé. Hiện nay có không ít đơn vị cung cấp nguyên liệu trà pha chế uy tín, chất lượng, nhưng quan trọng là vị trà cần phù hợp với công thức của bạn.
Trà sữa ô long cơ bản có thể pha bằng những nguyên liệu rất dễ tìm như sữa tươi, sữa đặc. Tuy nhiên bạn cần gia giảm phù hợp để vị trà và vị sữa cân bằng, không bị lấn át bởi nhau. Pha trà sữa bằng bột sữa béo thay thế cho các loại sữa thông thường cũng là một cách pha chế nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon cho đồ uống.
Vậy là bạn đã nắm được cách pha trà sữa ô long cơ bản nhất rồi. Chúc bạn thành công với công thức trên. Hãy tham khảo blog của Trà Chính Sơn để tìm hiểu thêm cách pha chế hàng chục đồ uống ngon từ trà và cách làm các loại topping hấp dẫn nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!