Cách chọn chim Chích Chòe Lửa
Việc lựa chọn chim chích chòe lửa khá quan trọng bởi lựa chọn được một em chòe lửa tốt, đúng với giá tiền mình bỏ ra sẽ khiến anh em có động lực hơn khi chăm sóc chúng. Còn nếu anh em mà tự làm được keo bẫy chim rồi bẫy chim hay bẫy đấu được chim thì mình bỏ qua nhé.
Đầu chim chích chòe thì chọn đầu xà. Chim đầu xà thì lì chim và chơi hay, không nên chọn đầu gồ. Anh em bắt chim ra khỏi lồng để kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ theo hướng từ đầu đến mỏ chim. Nếu nó bằng phẳng một đường thì anh em đã chọn được con chim có đầu xà.
Mỏ chim cần chọn em mỏ thẳng dài, không có dị tật ở mỏ. Anh em nhìn con nào có mỏ dưới càng mỏng càng tốt.
Họng chim cần phải có màu đen. Nếu em nào có màu trắng nhạt thì đây là những em bị mất lửa rừng hoặc đang yếu, đem về vực rất khó.
Chọn chim chích chòe có mắt méo dài, lõm sâu vào trong. Nếu con nào mà mắt lồi ra thì anh em không nên chọn.
Chim chọn những con ngực to, như thế mới khí thế. Khi hót, chơi mới có thể phát huy mạnh mẽ, có lực.
Về chân chim thì anh em bắt con chim bật ngửa ra. Kiểm tra xem chim có bị dị tật gì không. Nhiều con hay bị dị tật ẩn ở chân, khi đi thì nó bóp chân lại. Ngoài ra thì khi làm thế này anh em có thể kiểm tra được chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh nhạy. Con nào mà khỏe, bấu víu mạnh thì chọn. Ngoài ra thì theo một số anh em nghệ nhân thì nên chọn chim có màu trắng, không nên chọn chim có chân màu đen.
Chim Chích Chòe Lửa ăn gì ?
Thức ăn cho chim chích chòe lửa thì chúng ta vẫn cho chúng ăn thức ăn giống với chim chích chòe đất và chim chích chòe than. Ngoài thức ăn thuần là cám đậu phộng thì chúng ta vẫn bổ xung thường xuyên mồi tươi cho chúng.
Cám thì anh em một số cũng chưa biết rõ lắm nên mình hướng dẫn luôn. Anh em lấy sâu khô trộn với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ lệ 30 đến 50%. Đây chính là cách làm cám chích chòe đơn giản nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng cho chích chòe lửa.
Về mồi tươi thì anh em vẫn duy trì các mồi tươi mà chim chích chòe lửa thường ăn:
- Dế: Đây là thức ăn có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn vào thời kì thay lông. Khi chim căng lửa quá cho ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim. Mỗi lần cho chích chòe ăn 5~10 con.
- Giun đất: Nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chim chích chòe lửa. Ăn trong thời kỳ chim thay lông hoặc thi thoảng cho ăn 1 2 con để bổ xung dinh dưỡng. Giun lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn không cần rửa sạch.
- Sâu quy: Hay còn gọi là sâu gạo, đây là nguồn thức ăn rất dồi dào và anh em hoàn toàn có thể tự nuôi được. Đây là thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt, không cho ăn khi chim đang thay lông. 1,2 ngày 1 cóng nhỏ.
- Trứng kiến: Trứng kiến là nguồn thức ăn có nhiều đạm và mát. Khi thấy chích chòe lửa chuẩn bị thay lông thì các bạn cho chúng ăn trứng kiến nhé. Gần thay lông xong thì dừng lại vì nó sẽ gây mỏng lông, màu lông xấu.
- Cào cào, châu chấu: Đây là thức ăn rất thông dụng cho chim chích chòe lửa và các loài chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn ở bất kì thời điểm nào và không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là cào cào tốt nhất, rất bổ cho chim.
- Nhộng tằm: Nếu bạn có nhộng tằm thì rất thích hợp cho chích chòe ăn khi thay lông, có thể thay thế trứng kiến khá tốt. Lưu ý là cho chim ăn nhộng tằm còn trong kén, không hóa chất nhé. Nhộng bán ngoài chợ thường thì người ta đã xử lý rồi nên không tốt cho chim.
- Thịt tươi: Thịt lợn, thịt bò tươi đều có khá nhiều đạm. Lâu lâu khoảng 1 tuần các bạn cho chúng ăn một ít là được. Không nên cho chúng ăn quá nhiều trong 1 lần và nhớ thái nhỏ ra nhé.
- Tôm nhỏ, tép, cá mồi, cá rồng: Đây là thức ăn có thể cho chích chòe ăn để đổi món, có thể ăn ở mọi thời điểm nhưng không nên cho chúng ăn nhiều nhé.
Thuần hóa và chăm sóc chim Chích Chòe Lửa
Thuần hóa chim chích chòe lửa bổi cũng khá giống với các cách thuần hóa chim chích chòe khác. Chích chòe bổi khi mới đem về sẽ lạ nước lạ cái, không quen với môi trường nuôi nhốt và thức ăn. Chính vì thế anh em cần phải cho chúng học cách cho chúng quen với môi trường và vào cám cho chúng.
Vào cám cho chim Chích Chòe Lửa
Để vào cám cho chim chích chòe lửa bổi thì anh em cho vào cóng sâu quy, cào cào một ít cám. Nhớ là cho vào một ít và tăng từ từ dần dần lên sau này. Mục đích là để chích chòe ăn sâu sẽ dính cám và dần dần quen với cám. Dần dần chúng sẽ quen với cám và có thể ăn cám thường xuyên. Mục đích cho chòe lửa bổi ăn cám là vì không thể lúc nào cũng có mồi tươi cho chúng ăn còn cám thì sẵn có. Đặc biệt là khi chích chòe than thay lông thì không thể ăn những thức ăn nóng, mồi tươi như sâu quy, cào cào được.
Làm quen với môi trường nuôi nhốt
Khi chim chích chòe lửa bổi mới bẫy về hoặc mua về thì chúng sẽ lạ và không quen môi trường xung quanh. Đặc biệt những con chích chòe lửa bổi sẽ không quen với môi trường nuôi nhốt và thường sợ hãi, nhảy lung tung. Chính vì thế cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều rất cần thiết và quan trọng.
Để cho chích chòe hoặc những chú chim khác làm quen với môi trường nuôi nhốt thì anh em trùm kín lồng 2 ngày đầu. Nhớ là anh em bỏ thức ăn nước uống đầy đủ cho chim trong thời gian này nhé không là xong chim đấy.
Được 2~3 ngày thì anh em mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần dần với xung quanh. Đến ngày thứ 6~7 thì anh em mở hết áo lồng ra. Sau đó cho chúng vắng người rồi dần dần đến chỗ đông người cho chim quen với môi trường.
Nếu anh em có một em mái dạn dĩ mà cho cặp với em bổi này thì càng tuyệt. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với chim mái kè thêm một em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn.
Chế độ tắm táp cho Chích Chòe Lửa
Về chế độ tắm táp thì anh em để chim ở nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm lúc đầu anh em chưa đổ nước vào mà cho mấy con sâu vào để chim thấy sẽ bay sang ăn. Dần dần thì anh em cho nước vào, chim sẽ tắm sau một vài ngày.
Sau khi chim tắm thì anh em nên để trong bóng râm để tắm nhé. Mùa hè thì thoải mái còn mùa đông ở miền bắc thì hôm nào nắng anh em hãy cho chim tắm. Sau khi chim tắm nước xong thì anh em cho chúng ra nắng phơi tầm 25~30 phút cho khô lông rồi mang vào treo nơi thoáng mát.
Tập cho Chim Chòe Lửa hót hay
Để luyện giọng cho chòe lửa thì anh em tìm cho nó một thằng thầy thật tốt. Cho nó học theo giọng thằng thầy nó. Ưu điểm là chim học rất nhanh và giọng duy nhất theo thầy. Nhưng nhược điểm là phải kiếm được thằng thầy tốt.
Đem chim đến khu dợt chim, cách này khiến cho chòe lửa có thể học được nhiều dọng. Có thể cọ sát luôn với những con chòe lửa khác. Có thể xem giọng hót chim chích chòe lửa trên youtube để chòe lửa có thể học giọng theo. Đây là cách mà nhiều anh em hiện nay áp dụng với cách làm đơn giản và chi phí gần như không có.
Trong vòng 1 năm đầu tiên thì rất khó để tìm được một em chích chòe lửa có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe sẽ được hoàn thiện khi chúng 2~4 tuổi. Khi đi thi đấu thì những con giọng hót hay sẽ khó nổi bật trong một môi trường ồn ào. Những con có giọng hót có thể bắt chước giọng của loài khác hay có giọng lớn tông cao hót tự do trong môi trường ồn ào, không sợ đám đông sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.
Lời kết
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi chim chích chòe lửa mà mình và một số anh em nghệ nhân đã đúc kết được. Nuôi chim là một thú vui cần rất nhiều thời gian và công sức. Do đó nếu anh em đã xác định đi theo con đường làm một nghệ nhân thực thụ thì cần phải tìm hiểu kỹ, tránh đang nuôi giữa chừng thì bỏ cuộc. Hi vọng anh em sẽ có được những niềm vui bên người bạn suốt ngày hót líu lo của mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!