Rượu nếp vắt hay còn gọi là rượu nếp đục là một loại đồ uống thơm ngon mang hương vị truyền thống của người Việt. Rượu không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn tốt cho sức khỏe khi uống điều độ, hợp lí. Hôm nay, nồi điện nấu rượu NEWSUN sẽ vào bếp và hướng dẫn cách làm rượu nếp vắt nhé.
Tìm hiểu thông tin: Lọc rượu bằng cát – khó tin nhưng có thật
Lựa chọn nguyên liệu làm rượu nếp vắt
Rượu nếp vắt được lên men từ 2 thành phần chính là gạo nếp và men rượu thuốc bắc. Để làm ra những lít rượu nếp ngon, bạn cần chú trọng ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Theo đó:
Gạo nếp
Gạo nếp được dùng để làm rượu nếp vắt phải là nếu cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớn cám. Gạo có mùi thơm đặc trưng và không có mới, tức là phải thu hoạch trước lúc làm rượu khoảng 3 – 6 tháng.
Sở dĩ lựa chọn nếp như vậy mới bảo toàn được chất dinh dưỡng có trong gạo, khi lên men thành rượu sẽ phát huy tối đa công dụng: bồi bổ cơ thể, kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa tốt,….
Men rượu
Chọn men rượu làm từ các loại thảo dược là tốt nhất. Nếu có thời gian, bạn nên tự làm men rượu tại nhà thay vì mua men hàng để đảm bảo an toàn chất lượng. Tuyệt đối không nên mua men tàu vì loại men này rất độc hại cho sức khỏe.
Rượu trắng
Để làm ra rượu nếp vắt chúng ta cần có thêm rượu trắng có nồng độ từ 38-42 độ. Trước khi dùng, bạn nên lọc rượu qua máy lọc rượu gạo để loại bỏ các độc tố trong rượu.
Chi tiết quy trình làm rượu nếp vắt
Cách làm rượu nếp vắt rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện cẩn thận & tỉ mỉ theo các bước sau đây:
Bước 1: Nấu cơm rượu
– Tiến hành ngâm nếp trong nước lạnh từ 4-6 tiếng cho gạo nở ra. Sau đó vo sạch và đồ lên thành xôi hoặc nấu thành cơm nếp.
– Khi cơm chín xới cơm ra mâm (hoặc khay) sạch cho nguội bớt. Trong quá trình chờ cơm nguội hãy giã men thành bột mịt và loại bỏ vỏ trấu.
Bước 2: Trộn men vào cơm
Khi cơm đã nguội bớt, chỉ còn hơi âm ấm thì rắc bột men vào cơm và trộn đều lên. Lưu ý rắc men theo tỉ lệ: 1g men với 10kg gạo.
Bước 3: Ủ cơm rượu
Sau khi rắc men xong bạn cho hỗn hợp cơm rượu vào hũ thủy tinh hoặc chum sàn để ủ. Lưu ý chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín nắp để vào nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ánh nắng, có nhiệt độ từ 20-25 độ C.
Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu
Bước 4: Đổ rượu trắng vào ngâm
Sau khi cơm và men đã ngấu, chúng ta đổ thêm rượu trắng vào ngâm với tỉ lệ 1kg gạo với 3 lít rượu.
Bước 5: Vắt rượu
Sau một thời gian ngâm ít nhất là 6 tháng
Rượu thành phẩm thu được nồng độ sẽ giảm xuống chỉ còn 30 độ, uống ngọt, rất êm và dễ uống.
Cảm giác tê đầu lưỡi, vị ngọt và nồng của rượu nếp vắt luôn khó cưỡng. Cho thêm chút đá có thể giúp xua tan cơn khát, tận dụng cơm rượu luôn sẽ rất ngon đấy. Tuyệt lắm phải không nào, cùng tham khảo nồi nấu rượu lõi đồng 30 kg/mẻ với NEWSUN để ….. trải nghiệm nhiều thức uống từ rượu hấp dẫn hơn nữa nhé.
Nguồn: Điện máy NEWSUN
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!