Cách làm mới mũ bảo hiểm cũ hiệu quả nhất

Cách làm mới mũ bảo hiểm cũ – Loại mũ bảo hiểm mà miếng lót không thể tách rời

Cách vệ sinh mũ bảo hiểm dạng này hơi khó, nhưng nó lại là một loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất ngoài thị trường hiện nay. Với loại này, thì mọi người từ từ lộn ngược phần miếng lót ở bên trong ra để vệ sinh và giặt tay nhẹ nhàng. Với phần vỏ mũ bảo hiểm, bạn cũng có thể làm tương tự như cách ở trên nhé.

Nhiều người nghĩ loại mũ này không thể giặt bằng máy, không phải đâu, hoàn toàn được luôn bạn nhé! Tuy nhiên để tốt cho cả mũ lẫn máy giặt, thì mọi người nên mua thêm 1 túi giặt chuyên dụng dành riêng cho mũ bảo hiểm.

Cách làm mới mũ bảo hiểm cũ – Mũ bảo hiểm có thể tách rời miếng lót

Với mũ kiểu này, thì cách vệ sinh có phần dễ hơn nhé. Chúng ta chỉ cần tách rời 2 phần ra riêng biệt, lớp lót và vỏ ngoài bạn nhé. Với lớp lót sau khi tháo rời thì bạn có thể giặt sạch bằng tay hoặc cho vào trong máy, tuy nhiên cái này rất dễ rách nên nếu giặt bằng máy, chỉnh chế độ giặt nhẹ thôi bạn nhé.

Với lớp ngoài, thì bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa, nhỏ thêm 1 ít lên vỏ ngoài. Sau đó bạn dùng khăn ướt lau sạch rồibạn đem đi phơi khô là được.

Với những loại nón có cả vành mũ, kiếng che,…thì mọi người cũng từ từ tháo từng bộ phận ra để tiện vệ sinh nhé, nên dùng bàn chải đánh răng để có thể làm sạch ở từng kẽ nhỏ nhất nhé.

Giờ mọi người biết cách để vệ sinh mũ bảo hiểm sao cho đúng cách rồi đó nhé. Nên thực hiện việc này ít nhất 1 lần mỗi tháng bạn nhé. Dù sao giữ gìn vệ sinh vẫn tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta đúng không?

Cách làm mới mũ bảo hiểm cũ – Làm sạch mũ bảo hiểm đúng cách

Việc vệ sinh mũ bảo hiểm không chỉ đơn giản là đem lau sạch bụi bẩn bởi vì nếu mặt kính ngoài xước, lái xe khó quan sát đường nhé.

Để công việc diễn ra xuôn sẻ, bạn cần chuẩn bị:

Bàn chải đánh răng cũ, bàn có lông chải mềm, tăm bông, miếng vải sạch, miếng bọt biển và chất làm sạch.

Rửa sạch tay. Đảm bảo rằng quần áo bạn đang mặc không bám bụi. Bởi vì nếu có chúng sẽ làm xước mũ khi cọ rửa bạn nhé.

Tuần tự tháo các chi tiết ra. Nếu chưa chắc chắn về cách thực hiện, bạn hãy liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ. Tránh sử dụng lực mạnh hoặc dụng cụ cứng để tách rời các chi tiết bởi vì rất có thể sẽ làm gẫy lẫy hãm hoặc khóa đấy nhé. Chụp hình trạng thái lắp ghép giữa các chi tiết trên mũ trước mỗi bước tháo mang tính quyết định để tham khảo nhé.

Xếp các chi tiết theo trình tự để có thể không bị lẫn và dễ lấy khi cần. Chỉ tháo các chi tiết nếu cần nhé.

Hầu hết các loại mũ bảo hiểm đều có 2 tấm ốp sườn bạn nhé. Tháo rời và đem ngâm chúng trong nước ấm có độ PH trung tính hoặc nước pha dầu gội của trẻ em. Dùng khăn xoa, rồi bạn rửa sạch. Ngâm mũ trong nước ấm có pha thêm chút dầu gội của trẻ em, dùng khăn sạch lót dưới đáy chậu để có thể tránh làm xước sơn. Tiếp tục cọ rửa bằng khăn và bàn chải lông mềm. Làm sạch chúng bằng nước lạnh nhé. Đặt mũ và các chi tiết bị ướt trước quạt gió để hong khô.

Làm sạch kính chắn gió là một khâu quan trọng nhất. Bởi nếu bị xước, thì kính sẽ lóa khi xe ngược chiều bật đèn, có thể nhanh mờ khi đi dưới trời mưa hoặc thời tiết ẩm. Lau kính bằng vải chuyên dụng nhé. Ngâm kính trong nước ấm và bạn quết lên một chút xà phòng. Thao tác vệ sinh nhẹ nhàng nhé, đặc biệt trên bề mặt kính có lớp chống lóa đấy nhé. Sau khi làm khô, bạn bôi lên kính hoạt chất chống sương mù.

Lau sạch bề mặt ngoài của mũ bảo hiểm bằng khăn mềm và chất tẩy nhẹ nhé. Chất tẩy có nguồn gốc từ dầu mỏ sẽ làm hỏng các lớp sơn ngoài. Một lần nữa sử dụng nước ấm nhé. Cẩn trọng không dùng lực mạnh nhé. Dùng tăm bông để rửa các lỗ thông gió nếu thấy cần thiết.

Sử dụng bàn chải lông mềm ở những nơi tay không thể vươn tới nhé. Lặp lại các thao tác này một vài lần.

Sử dụng bút sơn để xóa các vết đá dăm bạn nhé. Cách này không thật hoàn hảo nhưng sẽ giúp làm mờ các vết xước, đồng thời chống nước thâm nhập.

Dùng mỡ silicon thoa trơn các khớp nối. Nhớ lau sạch phần mỡ thừa nhé.

Cuối cùng, bạn ráp các chi tiết lại theo trình tự ngược với lúc tháo nhé. Đảm bảo các chi tiết ở đúng vị trí bạn đầu để thực hiện theo chức năng đã định.

Đánh bóng toàn mũ, và đặc biệt là kính chặn. Lớp đánh bóng tốt giữ cho nước đọng thành giọt và lăn trên kính giúp dễ quan sát hơn nhé.

Cách làm mới mũ bảo hiểm cũ – Một số lưu ý khi mọi người dùng mũ bảo hiểm:

Nếu không tiện giặt mũ thường xuyên, thì mọi người tranh thủ phơi mũ ngoài nắng để nấm mốc không có điều kiện để phát triển nhé. Mùi ẩm hay mồ hôi trên ở nón cũng không còn.

Đừng nên đội nón lúc tóc còn ướt nhé, mỗi lần bị mưa xong bạn cũng nên sấy khô nón hoặc đem đi phơi nhé. Có mỗi một “người bạn đồng hành” trung thành đến vậy mà bạn không chăm sóc kĩ nữa là thôi luôn!!!