6 Cách làm mũi cao tự nhiên hiệu quả không cần phẫu thuật

Một chiếc mũi cao ráo, thanh thoát, giúp bản thân trở nên tự tin, là tâm điểm của mọi ánh nhìn chắc hẳn là mong muốn của nhiều người. Thấu hiểu tâm lý đó, Tấm xin mách bạn 6 phương pháp giúp cải thiện dáng mũi một cách tự nhiên, không qua phẫu thuật xâm lấn ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi thôi nào!

1. Các bài tập mũi giúp mũi cao đơn giản tại nhà

Sau đây là 4 bài tập tác động vào mũi giúp cải thiện dáng mũi trở nên cao hơn đã được nhiều người thực hiện và kiểm chứng độ hiệu quả trên thực tế:

  • Bài tập đẩy mũi: đặt ngón tay lên đầu chóp mũi, dùng lực ngón tay để nâng đầu mũi lên, sau đó thả nhẹ nhàng. Bạn nên thực hiện động tác này từ 15-20 phút mỗi ngày
  • Bài tập cười nhăn (chun mũi): cười nhăn mũi sẽ tạo sự co thắt cơ mũi, giúp kéo mũi lên. Bạn nên thực hiện từ 20-30 lần mỗi ngày để sớm thấy kết quả.
  • Bài tập ép mũi: dùng hai ngón tay trỏ đặt hai bên cánh mũi, dùng lực nhấn từ ngoài vào trong. Bạn nên thực hiện từ 15-20 phút mỗi ngày
  • Bài tập định hình mũi: đầu tiên, bạn mở miệng thành hình chữ O. Sau đó, dùng hai ngón trỏ ấn nhẹ vào hai bên cánh mũi.Hãy lặp lại bài tập này nhiều lần nhất có thể, mỗi lần khoảng 10 giây.

Những bài tập này tuy đơn giản, dễ thực hiện và có thể giúp cải thiện mũi tẹt một cách tự nhiên nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì để đạt được hiệu quả.

2. Sử dụng kẹp nâng mũi để cải thiện dáng mũi

Trên thị trường có 2 dạng kẹp đang khá phổ biến, được mọi người săn tìm khá nhiều, Tấm xin giới thiệu đến bạn:

  • Kẹp chống mũi tác động từ bên trong với các bước sử dụng:

Bước 1. Làm sạch kẹp chống mũi.

Bước 2. Đưa kẹp vào trong lỗ mũi và chỉnh hình nó sao cho đầu mũi cao lên.

Bước 3. Sau khoảng 15-20 phút, bạn dùng gậy chữ “Y” khều kẹp ra ngoài.

  • Kẹp nâng mũi tác động từ bên ngoài mũi với các bước sử dụng:

Bước 1. Làm sạch kẹp.

Bước 2. Dùng kẹp kẹp vào hai cánh mũi của bạn có tác dụng thu hẹp cánh mũi, nâng cao đầu mũi.

Bước 3. Sau khoảng 15-20 phút thì nhẹ nhàng bỏ kẹp ra khỏi mũi.

Phương pháp này khá đơn giản và tiện lợi nhưng lại mất khá nhiều thời gian và hiệu quả thực hiện cũng không cao, dáng mũi sẽ không duy trì được lâu dài.

3. Trang điểm hô biến mũi tẹt thành mũi cao

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị cho mình: 1 thỏi trang điểm tạo khối 2 màu, 1 chiếc cọ tán.

  • Bước 1. Dùng thỏi đậm màu để vẽ hai đường thẳng nhỏ song song và nên vẽ cách nhau khoảng 1cm từ đầu chân mày xuống đầu mũi. Sau đó dùng cọ tán nhẹ cho đường vẽ tự nhiên hơn, tạo cảm giác thon gọn cho sống mũi.
  • Bước 2. Phủ một lớp phấn sáng màu lên vùng chữ T để tăng hiệu ứng bắt sáng giúp sống mũi trông cao, nổi bật hơn.
  • Bước 3. Sử dụng cọ tán phấn để phấn sáng, tối giao thoa nhau hài hòa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ thêm một lớp phấn trong suốt để chiếc mũi của bạn tự nhiên và bền màu hơn. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và hời phiền phức khi áp dụng.

4. Nâng mũi bằng tiêm mỡ tự thân

Nâng mũi bằng tiêm mỡ tự thân cũng là một phương pháp có thể cải thiện dáng mũi không qua phẫu thuật.

Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng mỡ thừa được lấy từ chính cơ thể của bạn, có thể là mỡ ở vùng bụng, đùi, bắp tay,… bằng dụng cụ hút mỡ chân không được dùng trong kỹ thuật hút mỡ.

Mỡ sau khi lấy ra sẽ được ly tâm bằng thiết bị chuyên dụng, tách bỏ phần tế bào dạng sợi, tạp chất, chỉ giữ lại tế bào mỡ khỏe mạnh. Ngoài ra, mỡ còn trải qua quy trình làm giàu tế bào gốc. Một số chất hoạt hóa được cho vào mỡ tinh chế giúp cho tế bào mỡ sống tốt hơn.

Sau đó bác sĩ sẽ cấy mỡ vào vào rãnh khuyết, vùng lõm của mũi, tạo dáng mũi cao tự nhiên nhất, mềm mại, cân đối với khuôn mặt.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khắc phục được tình trạng mũi gầy tẹt, sống mũi thấp hay bị gồ nhẹ, các dáng mũi bị khuyết điểm như to, hếch hay bè thì phương pháp này lại không phù hợp.

Lưu ý, nếu bác sĩ thực hiện lấy mỡ, cấy mỡ không đủ kinh nghiệm, tay nghề còn non kém có thể dẫn đến những trường hợp tắc mạch máu gây lở loét hoại tử, gây mù lòa,…

5. Tiêm filler mũi

Filler là chất làm đầy sinh học để nâng mô dưới da hoặc tăng kích cỡ vùng thẩm mỹ. Bản chất của chất này lành tính và an toàn, có thể nhanh chóng thích ứng với cơ thể mà không gây ra bất kỳ phản ứng hay tác dụng phụ nào.

Đối với phương pháp tiêm filler nâng mũi, đầu tiên, bác sĩ sẽ làm sạch vùng đầu mũi. sau đó tiến hành gây tê cục bộ vùng mũi rồi tiêm filler vào và nắn chỉnh cho cân đối.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nhất định, filler sẽ bị đào thải dần dần ra ngoài cơ thể và từ 1 – 1,5 năm bạn sẽ phải đến cơ sở thẩm mỹ để tiêm dặm nhằm tiếp tục duy trì sống mũi cao. Ngoài ra tiêm filler mũi chỉ phù hợp với những dáng mũi ít khuyết điểm

Xem thêm: Filler là gì? Điểm danh 7 Loại filler tốt nhất hiện nay

6. Nâng mũi bằng chỉ

Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp nâng cao sống mũi mà không cần phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ gắn chỉ trong phần mũi kim tương tự như ống kim tiêm, sau đó đưa nó vào sâu dưới da qua vùng đầu mũi, khi mũi đạt đến độ cao nhất định sẽ dừng lại.

Sau khi được cấy vào trong mũi, chúng sẽ giúp liên kết các tế bào, nâng cơ nông nhằm kéo cao sống mũi và tạo độ cao cho mũi của bạn. Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng đối với những trường hợp mũi vốn đã ít khuyết điểm, dáng thon gọn sẵn và không quá thấp.

Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của Tấm về 6 phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật ở trên, bạn đã có thêm những lựa chọn cho mình để có thể cải thiện dáng mũi. Ngoài ra, nếu bạn muốn có kết quả lâu bền không và rõ rệt hơn thì hãy tham khảo thêm những phương pháp phẫu thuật nâng mũi khác như: nâng mũi bọc sụn, nâng mũi surgiform, nâng mũi cấu trúc nhé!

Xem thêm:

  • Nâng mũi bọc sụn Hàn Quốc là gì? Phù hợp với đối tượng nào?
  • Nâng mũi Surgiform là gì? Giá bao nhiêu? Ưu và nhược điểm
  • Nâng mũi cấu trúc là gì? Tại sao 80% mọi người chọn nâng mũi cấu trúc