Dừa là loài cây cho trái với nhiều công dụng trong đời sống. Trồng cây dừa không khó, do dừa dễ trồng, dễ sinh trường. Tuy nhiên, để dừa mau ra trái, ra trái nhiều và đạt năng suất cao thì bạn cần biết cách làm cho dừa ra trái nhiều đúng kỹ thuật.
Cách làm cho dừa ra trái nhiều, phát triển khỏe mạnh
Cần chuẩn bị gì khi trồng dừa để cây phát triển khỏe mạnh?
Cây dừa dễ trồng, không kén đất. Cây sinh trưởng tốt trên đất phù sa, đất cát pha, đất nhiều hữu cơ. Khi trồng dừa cần lưu ý:
– Gom đất mặt để lấp mô, kích thước mô bề ngang khoảng 1m
– Chiều cao của mô vừa phải, lấp mô sao cho cây tránh được ngập úng mùa mưa
– Dựa vào điều kiện mương mà bố trí trồng 2 hàng 2 bên hoặc trồng 1 hàng ở giữa
– Đối với cây dừa to, tán rộng nên bố trí mật độ trồng từ 6m trở lên
Tiến hành đào hố kích thước tương đương với kích thước của trái dừa
Sau khi chuẩn bị đất thì tiến hành đào hố kích thước tương đương với kích thước của trái dừa. Bón lót phân hữu cơ với phân lân, kali vào hố trồng. Sau đó đặt cây giống xuống, bấm mô chặt để cây không bị gió lung lay. Chú ý không đặt cây quá sâu xuống hố làm cây phát triển chậm. Cũng không nên đặt gốc quá nông, sau này gốc sẽ phình to, kém phát triển. Sau khi đặt cây vào nên để rơm khô, lục bình che phủ để giữ ẩm, chống xói mòn.
Cách làm cho dừa ra trái nhiều không thể bỏ qua
Sau khi đã trồng cây dừa đúng kỹ thuật, bạn cần bỏ công chăm sóc đúng cách thì mới đảm bảo dừa ra trái nhiều, đạt năng suất. Bạn cần chú ý thực hiện những kỹ thuật sau, đây là cách làm cho dừa ra trái nhiều được nhiều nhà vườn đúc kết, thành công.
Tạo bồn đất quanh gốc cây dừa
Đất giàu dinh dưỡng hay cằn cỗi, thiếu ẩm, dinh dưỡng thfi cũng nên áp dụng cách này để thúc đẩy dừa ra trái. Theo các nhà vườn lâu năm, nên làm bồn đất dạng hình tròn cho từng cây dừa. Mỗi bồn đất bán kính 1.5m, mỗi cây cách nhau 4-6m. Bên trong bồn chú ý cho nhiều dinh dưỡng, nước để cây phát triển.
Bồn đất sẽ giữ gốc dừa cứng cáp, không dễ đổ ngã. Nơi đây còn là nơi giữ nước, dinh dưỡng tập trung vào rễ cây, giúp dừa hấp thu dinh dưỡng tối đa.
Chăm bón phân đầy đủ
Chăm sóc và bón phân phải đúng cách và đầy đủ. Cần điều độ lượng phân bón tùy theo đất trồng và theo sự phát triển của cây. Trong năm đầu, nên bón mỗi gốc 0.5kg phân NPK 20-20-15+TE và chia nhiều đợt bón.
Cần điều độ phân bón tùy theo đất trồng và theo sự phát triển của dừa
Sang năm thứ 2,3, 4 thì cũng bón như năm đầu nhưng tăng lên bình quân 0,25kg/gốc. Ngoài ra, cần cung cấp thêm vi lượng giúp cây cho trái thơm ngọt hơn. Đặc biệt, khi cây đang mang trái, cần bổ sung NPK Hà lan 17-7-21I NPK 16-9-21+TE,.. để giúp mát rễ, cho trái to.
Lưu ý không để dừa thiếu nước. Lúc nắng gắt cần thường xuyên tưới nước, đều đặn 2 ngày/lần. Chú ý cắt cỏ, phủ thêm cỏ khô, rơm rạ để giữ ẩm cho đất.
Chú ý phòng côn trùng, dịch hại
Có nhiều loại côn trùng, dịch bệnh sinh sôi, tân công cây dừa. Lúc cây còn nhỏ cần phải chú ý đến côn trùng như kiến vương, bọ dừa, bệnh nấm, đuông dừa,… Những loài côn trùng này làm chậm sự phát triển, có thể làm cây bị chết. Vì thế, cần thường xuyên thăm vườn, quan sát thấy bất thường thì lập tức phòng trừ, ngăn chặn để côn trùng không nhân rộng, gây hại đến sự sinh trưởng và ra trái của cây.
Cần thường xuyên thăm vườn, quan sát các bất thường trên cây dừa
Cách làm cho dừa ra trái nhiều, phát triển khỏe mạnh trên được nhiều nhà vườn áp dụng. Cần thực hiện tốt, xử lý tốt các vấn đề trên, cây dừa sẽ khỏe mạnh, ra trái nhiều, nước ngọt, gia tăng hiệu quả kinh tế cho nhà nông.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!