TOP 2 cách làm bánh mì cực ngon, vỏ giòn, ruột thơm mềm| VinID

Bánh mì là món ăn “quốc dân” ở Việt Nam, ai cũng từng thưởng thức một lần trong đời. Hãy cùng VinID bắt tay vào thực hiện món ngon này với 2 công thức cách làm bánh mì cực ngon, vỏ giòn, ruột thơm mềm được chia sẻ sau đây nhé.

1. Hướng dẫn cách làm bánh mì tại nhà cực dễ

1.1. Cách làm bánh mì ruột xốp

Bánh mì ruột xốp
Bánh mì ruột xốp

Nguyên liệu làm bánh mì ruột xốp:

  • Bột mì số 13: 500g
  • Bơ: 25g
  • Nước: 260g
  • Trứng gà: 50g
  • Muối: 4g
  • Đường: 10g
  • Men instant (một loại men nở): 8g

Cách làm bánh mì ruột xốp:

Làm bột bánh:

  • Trộn muối vào bột.
  • Khuấy đều nước, đường, men, trứng rồi cho bột vào trộn đều đến khi bột không còn khô. Cho tiếp bơ vào trộn.
  • Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để nghỉ từ 10 – 15 phút.
  • Gấp bột lại nhồi vài lần cho dai hơn, rồi cuộn thành khối tròn, để nghỉ thêm 10 – 15 phút. Lặp lại thao tác gấp bột.
  • Ủ đến khi bột nở gấp đôi. Ấn cho xẹp hết bọt khí.
  • Chia bột làm 8 phần, mỗi phần khoảng 100g.
  • Vo tròn rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Để nghỉ 15 phút.
  • Đặt mặt láng mịn của viên bột xuống dưới, ấn nhẹ cho tan hết bọt khí, cán mỏng theo chiều dài.
  • Cuộn bột lại, vừa cuộn vừa ấn để bánh căng, tròn, dễ bung cánh khi nướng.
  • Khi cuộn còn khoảng 7cm thì không ấn nữa mà chỉ cuộn nhẹ lại rồi bóp kín mép, vê nhẹ để tạo hình 2 đầu bánh.
Các bước làm phần bột bánh mì ruột xốp
Các bước làm phần bột bánh mì ruột xốp

Nướng bánh:

Các bước nướng bánh mì ruột xốp
Các bước nướng bánh mì ruột xốp
  • Cho bánh vào khay nướng có lót sẵn giấy nến, đặt phần mép bột xuống dưới.
  • Cho bánh vào lò ủ với một ca nước sôi nhỏ phía dưới trong 30 – 35 phút rồi lấy bánh ra.
  • Bật lò cho nóng từ 10 – 15 phút với nhiệt độ 250 độ C.
  • Dùng khăn ẩm phủ lên khay bánh, cho bánh và 1 ca nước sôi vào lò. Để thêm 5 phút thì lấy bánh ra.
  • Rạch một đường nông ở giữa bánh, xịt nước lên toàn bộ mặt bánh.
  • Xoay dao nằm ngang, rạch thêm vào đường rạch trước đó cho bánh dễ bung cánh. Xịt nước vào vết rạch.
  • Cho bánh vào lò, xịt nước 3 lần trong 7 phút.
  • Khi vỏ bánh khô, xoay khay bánh cho bánh chín và vàng đều.
  • Khi bánh chín vàng, tắt lò. Lấy ca nước ra, để bánh trong lò thêm vài phút để bánh giòn hơn là hoàn tất.

Video hướng dẫn thực hiện:

(Nguồn: Kênh Youtube trang dalat)

1.2. Cách làm bánh mì đặc ruột

Bánh mì đặc ruột
Bánh mì đặc ruột

Nguyên liệu làm bánh mì đặc ruột:

  • Bột mì: 250g
  • Men nở: 5g
  • Đường: 25g
  • Nước lọc: 160ml
  • Bơ: 1 ít
  • Muối: ½ muỗng cà phê

Cách làm bánh mì đặc ruột:

Các bước làm bánh mì đặc ruột
Các bước làm bánh mì đặc ruột
  • Hòa tan men nở và đường vào nước.
  • Cho nước men, muối vào bột mì, trộn đều lên.
  • Cho bơ vào, nhồi bột thành một khối kết dính.
  • Ủ 1 tiếng cho bột nở ra gấp đôi rồi nhồi thêm 1 tí đến khi bột xẹp xuống.
  • Chia bột ra làm 7 phần, cán mỏng bột theo chiều dài.
  • Gấp mép bột theo hình tam giác rồi cuộn lại.
  • Ủ bánh 40 – 60 phút.
  • Rạch một đường trên lưng bánh, xịt 1 ít nước, nướng 15 – 18 phút ở nhiệt độ 200 độ C là hoàn tất.

Video hướng dẫn thực hiện:

(Nguồn: Kênh Youtube Zui Vào Bếp)

2. Lưu ý khi làm bánh mì

  • Nên chọn bột mì có hàm lượng protein từ 13% trở lên, nếu thấp hơn bánh sẽ không dai. Không dùng loại dưới 10% vì loại này chỉ dùng làm bánh ngọt hay bánh bông lan.
  • Không cho men vào nước có nhiệt độ cao hơn 50 độ C vì sẽ khiến men chết, không nở.
  • Không trộn quá nhiều muối vào bột vì sẽ khiến men chết hoặc hoạt động kém.
  • Sau khi trộn bơ, nếu bột hơi ướt, có thể thêm chút bột khô.
  • Ở môi trường có nhiệt độ mát, lạnh hoặc nóng quá 45 độ C, men đều không nở được. Tốt nhất là nên ủ men ở nhiệt độ ấm.
  • Khi ủ cho bột nở gấp đôi, thay vì ủ nhiệt độ phòng, có thể cho vào lò, mở nhiệt độ ấm khoảng 30 – 35 độ C để bột nở nhanh hơn.
  • Không ủ quá lâu vì sẽ làm bánh dễ xẹp, bị chua, có mùi men quá đậm và khiến đường rạch bị nhăn, không sắc nét.
  • Khi cho bột nghỉ, cần dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để tránh bột khô.
  • Cách nhận biết bột đã đạt: dẻo mịn, có thể kéo dãn, không dính tay.
  • Khi cán bột, có thể rắc 1 ít bột mì lên bề mặt đặt bột để chống dính. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều bột áo, bột có thể bị cứng, khô, khó nở, dễ nứt khi nướng.
Khi cho bột nghỉ hay khi chưa sử dụng bột ngay, cần dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại
Khi cho bột nghỉ hay khi chưa sử dụng bột ngay, cần dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại
  • Khi tạo hình bánh hay rạch trên lưng bánh nên làm thật nhanh tay vì bột rất mau khô.
  • Nên dùng khay nướng bánh mì chuyên dụng có rãnh và lỗ vì sẽ giúp bánh giòn hơn.
  • Không xếp nhiều bánh vào lò vì nhiệt không đều sẽ làm bánh nở không đều.
  • Việc cho thêm ca nước vào lò giúp tạo độ ẩm cho bánh và thêm nhiệt độ cho lửa dưới.
  • Chỉ xịt nước trong 7 phút đầu cho bánh dễ bung cánh. Khi vỏ đã bung và khô thì không xịt nữa vì dễ làm bánh bị xẹp.
  • Nếu không có bình xịt, có thể dùng chổi quét nước, nhưng như vậy bánh dễ bị xẹp.
  • Nếu làm bánh để dành ăn dần thì không nên nướng bánh vàng nhiều. Vì khi ăn, bạn phải nướng lại cho vàng, giòn thì sẽ ngon hơn.
  • Bảo quản bánh bằng cách cho vào túi zip hay túi kín giúp bánh không bị ỉu. Chỉ nên ăn trong vòng 2 – 3 ngày, nếu để lâu hơn bánh sẽ bị cứng, không còn giòn ngon nữa.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được 2 công thức cách làm bánh mì vỏ giòn, ruột thơm mềm để chiêu đãi gia đình rồi. Để mua được bột mì và các loại gia vị tạo nên chiếc bánh thơm ngon, hãy tải ứng dụng VinID để đặt hàng từ hệ thống cửa hàng VinMart gần nhất nhé.

Banner CTA Đi chợ online

>>> Cách làm xíu mại ăn bánh mì cực ngon <<<