7 Mẹo khắc phục vòng ngực chảy xệ sau sinh hiệu quả – daospamama

Một trong những điều khiến chị em lo lắng nhất sau khoảng thời gian mang thai, cho con bú đó là vòng 1 không còn săn chắc như thời mười lăm đôi mươi, mà thay vào đó là bộ ngực chảy nhão, vùng da nhăn nheo thiếu sức sống. Ngay khi mang bầu, bộ phận này đã tăng dần kích cỡ để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau sinh. Đến khi sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ, đây sẽ là nơi chứa rất nhiều sữa nên sẽ tăng về kích thước đáng kể. Với những mẹ cho con bú trực tiếp thì hiện tượng chảy xệ sẽ diễn ra nhanh chóng và nặng nề hơn do hoạt động bú của bé khiến các cơ trên ngực bị giãn ra.

Kết quả là sau khoảng thời gian này, hầu hết cặp “núi đôi” của chị em đều bị “xuống cấp” nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Chúng ta cùng tìm hiểu từ nguyên nhân đến các “bí kíp” để khắc phục tình trạng này nhé!

Mẹo khắc phục vòng ngực chảy xệ sau sinh.

Mẹo khắc phục vòng ngực chảy xệ sau sinh.

Nguyên nhân khiến ngực chảy xệ sau sinh

Bộ ngực là một trong những điểm hấp dẫn “chết người” trên cơ thể của chị em phụ nữ với cánh đàn ông. Tuy nhiên, bộ ngực của chị em không phải lúc nào cũng được căng tròn được như ý muốn, đặc biệt là sau khi sinh con. Theo số liệu thống kê thì có đến 45% chị em phụ nữ sau sinh phải đối mặt với tình trạngvòng 1 bị “biến sắc” nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến vòng ngực “biến sắc” và trở nên chảy xệ sau sinh là do:

  • Trong quá trình cho con bú các ống dẫn sữa phát triển mạnh không chỉ khiến ngực giãn nở, rạn da mà còn chèn ép các mô mỡ. Điều này khiến cho sau khi cai sữa, bầu ngực của người mẹ bị teo nhỏ, xập xệ, da ngực trùng nhão, không còn giữ được vẻ săn chắc như thời mười lăm đôi mươi.
  • “Thả rông” không mặc áo ngực cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy xệ bầu ngực. Trong lúc cho con bú vì để tiện cho việc cho bú, hầu hết các bà mẹ đều “thả rông” mà không biết chúng sẽ khiến cho bầu ngực không được nâng đỡ, vì thế theo “trọng lực” bầu ngực sẽ dần trùng xuống dẫn đến hiện tượng chảy xệ.
  • Do mẹ cho trẻ bú không đúng cách. Vì thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái nên đa phần các bà mẹ mới sinh lần đầu thường cho con bú sai cách. Cụ thể, nếu mẹ cho trẻ bú không đều ở cả hai bên bầu ngực sẽ dẫn đến 2 bầu ngực bị mất cân đối, cũng như việc thường xuyên cho trẻ bú nằm khiến cho vòng 1 bị co kéo, làm vòng ngực trở nên chảy xệ và biến dạng một cách nhanh chóng.

Mẹ cho trẻ bú không đúng cách là nguyên nhân gây tình trạng ngực chảy xệ.

Mẹ cho trẻ bú không đúng cách là nguyên nhân gây tình trạng ngực chảy xệ.

  • Mặt khác, khi mang thai và đặc biệt là sau sinh, các bà mẹ thường xuống hay tăng cân một cách rất đột ngột, điều này cũng làm ngực của chị em bị chảy xệ đi.

Cách khắc phục vòng ngực chảy xệ sau sinh

Để khắc phục ngực chảy xệ sau sinh thì có khá nhiều cách nhưng muốn an toàn và hiệu quả bạn có thể thực hiện theo 7 bí kíp tự nhiên sau. Tuy có tốn thời gian, nhưng các mẹ hãy kiên nhẫn thực hiện, sau một thời gian mẹ sẽ cảm thấy mãn nguyện vì kết quả đạt được.

Chế độ ăn uống cho vòng một đầy đặn

Chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn có thể giúp vòng 1 sập xệ được cải thiện. Các mẹ chú ý bổ sung những thực phẩm có giàu estrogen. Estrogen là một hormone đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng kích thước và hình dạng của bầu ngực.

Một số thực phẩm có thể giúp bạn tăng kích cỡ ngực một cách tự nhiên như hạt vừng, hạt nho, thức ăn chứa đường hoặc chế phẩm từ sữa ít béo. Các lựa chọn khác như cà rốt, rau xanh, súp gà chứa nhiều estrogen cũng giúp tăng kích cỡ ngực hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế ăn chất béo động vật và thay vào đó là tăng cường lượng ngũ cốc nguyên cám, đậu, rau xanh, dầu ô liu và trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin B và vitamin E cũng giúp duy trì độ đàn hồi cho “vòng 1″ của mẹ.

Chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu để có vòng 1 đầy đặn.

Chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu để có vòng 1 đầy đặn.

Bắt buộc phải mặc áo ngực cho con bú

Hầu hết các mẹ khi có con bú thường có một thói quen xấu là hay “thả rông” vì cảm thấy áo ngực rất vướng víu và lại hay phải cởi ra nhiều lần để cho con bú. Đây chính là sai lầm tai hại khiến bộ ngực không được nâng đỡ vì thế theo “trọng lực” bầu ngực sẽ dần trùng xuống dẫn đến hiện tượng chảy xệ. Vì vậy, dù cho con bú, chị em vẫn cần phải chọn mặc chiếc áo ngực phù hợp cho mình. Có rất nhiều loại áo ngực có thể sử dụng khi cho con bú, giúp nâng đỡ và bảo vệ ngực trước sức nặng của bầu sữa căng tròn tránh tình trạng chảy xệ. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn loại áo mà mẹ thoải mái nhất, khi mặc không quá chật để dây đeo hằn lên da, cũng không quá rộng để bị trễ xuống tay. Cần đặc biệt lưu ý rằng phụ nữ sau sinh không nên mặc áo lót có gọng kim loại. Nếu bắt buộc phải mặc thì chỉ sử dụng không quá 2h mỗi ngày để không ảnh hưởng đến bầu sữa.

Cho con bú đúng tư thế

Việc cho bé bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ cải thiện được bầu ngực chảy xệ mà còn hạn chế những rắc rối khác như bị nứt đầu ti hay chảy máu đầu ti. Tư thế tốt nhất khi cho bé bú là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ không tốt thì mẹ có thể nằm nghiêng trên giường và bé cũng nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, cần hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng bầu vú về phía miệng bé.

Đối với các mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, khi hút sữa cũng chú ý nên giữ bình hút và phễu hút đứng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu ngày dần dần bầu ngực sẽ bị chảy xệ.

Cho bé bú đúng tư thế giúp mẹ cải thiện được bầu ngực chảy xệ.

Cho bé bú đúng tư thế giúp mẹ cải thiện được bầu ngực chảy xệ.

Vòng một săn chắc hơn nhờ bổ sung thảo dược

Chọn các loại thảo dược chứa hàm lượng cao chiết xuất từ hạt cà ri, rễ bồ công anh, hạt cây thì là để nấu nước uống hoặc làm gia vị cho món ăn. Vừa mát vừa giúp ngực săn chắc, cũng đáng để thử các mẹ nhỉ!

a. Hạt methi cực tốt để cải thiện kích cỡ vòng một

Hạt methi hay còn gọi là hạt hồ lô ba, fenugreek, hạt methi có sẵn ở dạng thuốc, được dùng để làm thuốc nở ngực tự nhiên. Bạn có thể ngâm 4-5 muỗng canh hạt trong 2 lít nước nước để đun sôi. Thêm một chút thì là, cam thảo để thêm hiệu lực. Có thể thêm chút mật ong để tăng hương vị và dễ uống hơn. Cứ mỗi ngày 2 ly nước hạt methi, đồng thời kết hợp massage ngực, bạn sẽ cảm nhận ngực săn và đầy hơn.

b. Hạt cây thì là

Loại gia vị này không chỉ làm tăng thêm mùi vị cho món ăn mà còn được xem là phương thuốc thảo dược dồi dào nguồn estrogen, thường được dùng chủ yếu trong thuốc hay kem nở ngực. Vì vậy, đừng ngại thêm thì là vào gia vị nấu ăn hằng ngày để hồi phục kích cỡ vòng một sau sinh nhé.

Massage giúp cải thiện vòng 1 sau sinh nở

Khi massage vùng ngực, bạn nên dùng chút tinh dầu mầm lúa mì, chúng giúp giúp cải thiện đáng kể tuần hoàn máu lưu thông ở khu vực “núi đôi”. Từ đó, có thể giúp ngực trông đầy đặn và tròn trịa hơn. Hơn nữa, tinh dầu còn giúp vùng da ở vòng một thêm mịn màng và mềm mại.

Mặt khác, các động tác massage có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, gia tăng độ đàn hồi của cơ ngực và tăng cường các mô liên kết ở ngực, từ đó giúp bầu ngực trở nên săn chắc hơn. Bởi vậy, massage là một trong những cách “cứu vãn” vòng ngực chảy xệ sau sinh đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Với cách khắc phục ngực chảy xệ sau sinh bằng các động tác massage, đầu tiên thoa một ít tinh dầu lên vùng ngực sau đó mẹ xoa bóp nhẹ bầu ngực từ dưới lên trên, rồi dùng lòng bàn tay xoay tròn chung quang vùng dưới cánh tay, tiếp đến tập trung vào khoảng giữa xương đòn và núm vú, mỗi động tác thực hiện trong vòng từ 1 – 2 phút.

Chỉ bằng những động tác massage đơn giản cũng giúp bạn duy trì núi đôi săn chắc, gợi cảm, đẩy lùi tình trạng ngực chảy xệ hiệu quả.

Massage giúp cải thiện vòng 1 sau sinh nở.

Massage giúp cải thiện vòng 1 sau sinh nở.

Cách khắc phục ngực bằng tập luyện thể dục

Luyện tập thể dục không chỉ một từ khóa thành công khi nói về việc làm săn đẹp vòng ngực của các chị em nói chung mà còn là một biện pháp cực kỳ hiệu quả giúp các bà bầu lấy lại một bầu ngực săn chắc, ngăn chặn và cải thiện hiệu quả tình trạng ngực chảy xệ sau sinh nói riêng. Trong tất cả các môn thể thao, bơi là cách tốt nhất để khiến vòng 1 căng tròn hơn. Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên tập thêm những bài tập giúp cải thiện núi đôi dưới đây:

Bài tập 1: Chống đẩy

Chuẩn bị: Với bài tập này, các mẹ không mất nhiều quá thời gian và cũng chẳng tốn kém gì vì không cần phải chuẩn bị một dụng cụ nào cả, ngoài việc chọn cho mình một khoảng không gian thích hợp tại nhà.

Cách tập: Mẹ nằm sấp, hai tay đặt trên sàn sao cho rộng bằng vai, hai chân duỗi thẳng, mũi chân chống trên nền. Thắt chặt cơ bụng, dùng sức đẩy phần ngực lên cao, vuông góc với mặt đất, hai cánh tay thẳng. Giữ vị trí này trong 5 giây, sau đó từ từ hạ toàn bộ cơ thể xuống, cố gắng để phần ngực chạm xuống đất. Nghỉ ngơi trong 10 giây và tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần.

Lưu ý: Trong khi tập, nếu hông của mẹ bị chùng xuống thì hiệu quả của môn tập này sẽ giảm rất nhiều. Các mẹ nên nghỉ ngơi một chút trước khi lặp lại các động tác chống đẩy sao cho đúng kỹ thuật.

Bài tập 2: Đẩy tạ

Chuẩn bị: 2 quả tạ tay nhẹ và không gian thích hợp tại nhà.

Cách tập: Mẹ nằm ngửa trên bề mặt phẳng, lưng thẳng, chân cong, hai bàn chân chạm đất. Mỗi tay cầm một quả tạ tay, khuỷu tay hơi uốn cong, đặt trên bề mặt phẳng và mở rộng ra hai bên sao cho lòng bàn tay hướng vào nhau. Ở tư thế này, bạn bắt đầu thu hai tay lại và đưa lên cao sao cho hai quả tạ chạm vào nhau ngay phía trên ngực của bạn. Sau đó trở về tư thế ban đầu, thực hiện 20 lần.

Lưu ý: Tùy vào sức lực của cơ thể, các mẹ chỉ nên chọn quả tạ nhẹ nhất để làm quen từ từ, tránh gây áp lực quá nhiều cho vai sẽ gây tổn thương. Khi quen, mẹ có thể chọn những quả tạ nặng hơn.

Đẩy tạ khắc phục tình trạng ngực chảy xệ sau sinh.

Đẩy tạ khắc phục tình trạng ngực chảy xệ sau sinh.

Bài tập 3: Kéo căng

Chuẩn bị: Bạn cũng không phải chuẩn bị dụng cụ gì cho bài tập này ngoài chọn cho mình một khoảng khoảng không gian tại nhà.

Cách tập: Mẹ đứng thẳng, hai tay đan lại với nhau và đặt phía sau gáy. Giữ lưng thẳng, ưỡn ngực ra phía trước đồng thời đẩy hai tay lên cao, cao đến khi bạn cảm thấy phần ngực căng ra và cánh tay vẫn thấy thoải mái. Giữ tư thế này trong 10 giây và sau đó lặp lại nhiều lần, tùy sức của các mẹ.

Lưu ý: Động tác này gần giống với động tác vươn vai vào mỗi buổi sáng khi mẹ thức dậy để thư giãn cơ bắp. Tuy nhiên, bạn không nên nâng tay quá cao vượt quá sự thoải mái của cánh tay. Vì điều này có thể khiến mẹ cảm thấy đau tay khi tập luyện.

Cai sữa cũng cần chiến thuật

Ngoài việc giữ ngực trong khi cho con bú, cai sữa đúng cách cũng là một cách góp phần rất lớn để cải thiện dáng ngực cho mẹ.

Bạn tránh nên cai sữa vào giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi bởi vì giai đoạn này ngực bị chảy xệ nhiều nhất vì đây là thời điểm nhu cầu cho em bé bú đạt cao nhất. Da của mẹ cho con bú cũng sẽ bị chùng xuống, chảy nhão y như một người béo phì mới trải qua phẫu thuật cắt dạ dày vậy.

Thời điểm cai sữa hợp lý nhất là độ tuổi của bé từ khoảng 1 năm rưỡi đến hơn 2 năm tuổi. Thời gian này, nhu cầu sữa của trẻ đã ít dần đi và ngực của mẹ cũng không phải bị “sốc” khi sữa đột ngột hết hẳn. Các dây chằng cũng có thời gian để đàn hồi và các mô bắt đầu co lại từ từ.

Biết cách cho bé bú và cai sữa một cách đúng chuẩn sẽ khiến các mẹ vừa cung cấp được cho bé nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ, vừa có thể giữ được cho mình dáng ngực đầy đặn như thời còn mười lăm đôi mươi.

Qua bài viết chắc hẳn các mẹ đã tìm được các câu trả lời cho hai câu hỏi nguyên nhân nào khiến ngực chảy xệ sau sinh đồng thời cũng tìm hiểu được các mẹo hiệu quả và tự nhiên để khắc phục được tình trạng này như thế nào. Chúc các mẹ thành công!