Sữa mẹ trữ trong tủ lạnh sẽ cần được hâm nóng lại trước khi cho bé bú. Để giữ được chất lượng sữa hoàn hảo nhất cho bé, nắm được cách hâm nóng sữa mẹ đúng đắn là điều hết sức cần thiết. Cùng Kids điểm qua những cách làm ấm sữa mẹ và những chú ý đặc biệt mẹ cần biết nhé.
Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ cho bé
Trước khi hâm nóng sữa từ trạng thái đông đá, mẹ hãy bắt đầu bằng bước xả nước rã đông. Đây là bước làm vô cùng cần thiết, giúp cho sữa được rã đông một cách từ từ và không làm hỏng những dưỡng chất thiết yếu. Sau khi sữa đã tan hoàn toàn, mẹ có thể cho bé sử dụng ở nhiệt độ thường, tuy nhiên nếu bé kén ăn hay bụng yếu, mẹ nên hâm lại sữa cho bé trong mỗi lần sử dụng.
Một lượng sữa mẹ được trữ trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 5-6 tháng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, bé chỉ nên sử dụng sữa đã trữ trong tủ lạnh sau 2 tuần. Khoảng thời gian này giúp cho sữa mẹ đảm bảo vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.
Trước khi thực hiện các bước làm nóng lại sữa mẹ, bạn nên để sữa tan hoàn toàn và không còn các tinh thể nước đá. Tốt nhất, lượng sữa bảo quản trong mỗi bịch nên bằng lượng sữa bé tiêu thụ cho một bữa. Trường hợp mẹ trữ trong bịch lớn, lượng sữa này chỉ nên rã đông thêm 1 lần và cần được sử dụng hết sau vài ngày( lý tưởng nhất là cho bé dùng hết trong vòng 24h mẹ nhé!).
Các cách hâm nóng sữa mẹ
-
Ngâm sữa vào nước ấm
Đây là cách làm quen thuộc và đơn giản nhất. Sau khi sữa đã tan hết các tinh thể nước đá, mẹ ngâm sữa trong một tô nước ấm. Mẹ lưu ý không sử dụng nước quá nóng nhé, điều này có thể khiến bé bị bỏng trong quá trình sử dụng.
Nước quá lạnh tất nhiên cũng không nên dùng bởi sẽ không đủ làm ấm sữa. Trong quá trình ngâm, mẹ chú ý không để nước rò rỉ vào trong. Với bịch sữa còn đông đá, sẽ cần khoảng 1 giờ đồng hồ để sữa về nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, với sữa đã được rã đông, chỉ cần ngâm trong nước ấm vài phút là đủ.
Trước khi cho bé dùng, mẹ khuấy đều sữa để đảm bảo không còn các tinh thể đá và có thể nhỏ vài giọt ra cổ tay để chắc chắn sữa đủ ấm cho bữa ăn của trẻ.
-
Dùng máy hâm sữa
Mỗi máy hâm sữa sẽ có những thông số và các chi tiết kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng trên từng sản phẩm.
Với máy hâm sữa, đây là cách làm nóng sữa mẹ đơn giản và hiện đại nhất. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, đổ nước vào ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt độ hâm phù hợp nhất cho máy.
Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, mẹ có thể trữ trong máy và đợi đến giờ là có thể lấy ra cho bé ăn.
Những điều lưu ý mẹ cần biết khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ
Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Với sữa mẹ để quá lâu sau khi làm ấm ở điều kiện thường có thể dẫn đến các hiện tượng biến chất, không an toàn cho con sử dụng. Sữa mẹ rã đông, sau khi được hâm nóng chỉ nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ và mẹ chỉ được hâm 1 lần duy nhất.
Trường hợp bé dùng không hết, mẹ tuyệt đối KHÔNG trữ lại trong tủ lạnh cho bữa sau hoặc tận dụng làm sữa chua. Lượng sữa thừa này bắt buộc phải được đổ bỏ.
Có nên đun sôi sữa mẹ hay không?
Đun sôi sữa mẹ hay sữa bột đều là việc làm KHÔNG NÊN. Lý do bởi điều này sẽ làm bay hơi các vitamin và đánh mất nhiều dưỡng chất. Ở nhiệt độ trên 70 độ C cũng đã khiến sữa mẹ không còn giữ được giá trị dinh dưỡng.
Các bước hâm nóng sữa mẹ bằng máy chuẩn xác nhất
Với mỗi sản phẩm máy hâm nóng sữa mẹ lại có các chi tiết kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, các bước thực hiện mà mẹ cần lưu ý lại khá tương đồng.
Bước 1: Chắc chắn máy chưa được cắm điện. Mẹ kiểm tra bình chứa và khay chứa của máy xem đã đảm bảo sạch sẽ hay chưa.
Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa và đặt vào khoang hâm nóng trong máy.
Bước 3: Mẹ đổ nước sạch và máy sao cho mức nước hâm sữa cao hơn một chút so với mức sữa có trong bình. Cách làm này giúp cho sữa nhanh chóng được làm ấm.
Bước 4: Cắm điện, bật máy và điều chỉnh nhiệt độ hâm nóng hợp lý.
- 35-45 độ C trường hợp sữa cho bé sử dụng luôn
- 45-75 độ C khi sữa được trữ trong ngăn mát của tủ lạnh
- 75-85 độ C khi sữa được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Bước 5: Khi máy hoạt động, đèn báo hiệu sẽ sáng. Khi đạt nhiệt độ tối đa, máy sẽ tự động tắt, mẹ có thể cho bé sử dụng ngay hoặc sữa sẽ tự động được giữ ấm.
Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, sữa ở nhiệt độ ấm sẽ kích thích tốc độ phát triển của vi khuẩn. Điều này cũng có nghĩa, sữa mẹ để trong máy hâm nóng sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn. Lời khuyên cho mẹ đó là chỉ nên trữ sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ chứ không nên để lâu hơn.
Tại sao mẹ nên sử dụng máy hâm sữa?
Trong 2 cách hâm nóng sữa mẹ kể trên, sử dụng máy hâm sữa là cách làm được rất nhiều bà mẹ tin tưởng. Không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, chỉ 3-4 phút hâm nóng là mẹ đã có sữa ấm cho bé sử dụng, máy còn giúp giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhờ khả năng điều nhiệt chính xác.
Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Việc vắt sữa và bảo quản lâu dài cho bé không quá xa lạ. Một số lưu ý bảo quản sữa mẹ đúng cách:
- Tuyệt đối chỉ sử dụng túi, chai trữ sữa đã được khử trùng;
- Ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ nên được sử dụng hết trong vòng 6-8 tiếng;
- Trường hợp sữa được bảo quản ngăn đông tủ lạnh, thời gian sử dụng tối đa là 3 tháng;
- Trước khi cho bé sử dụng sữa đã được trữ trong tủ lạnh, mẹ nên hâm nóng lại sữa và kiểm tra lại chất lượng đảm bảo an toàn cho bé;
- Các bước hâm nóng sữa cần đúng cách và tuyệt đối KHÔNG đun nóng lại sữa hay dùng lò vi sóng để làm ấm sữa.
Trong một số ít trường hợp, dù mẹ đã bảo quản đúng cách nhưng một chút sơ suất cũng có thể làm sữa mẹ bị hỏng. Nếu sữa có các biểu hiện dưới đây, mẹ cần bỏ ngay và không cho bé sử dụng:
- Mùi hôi: Sữa thông thường có mùi đậm, nếu mẹ phát hiện mùi hôi, chất lượng sữa mẹ lúc này chắc chắn không còn đảm bảo
- Váng sữa không tan: Thông thường, sữa mẹ có nhiều chất béo nên rất dễ xuất hiện váng sau thời gian bảo quản. Khi mẹ lắc nhẹ bình sữa mà thấy váng tan dần thì chất lượng sữa vẫn tốt. Ngược lại, váng vẫn xuất hiện trên bề mặt thì có nghĩa lúc này sữa mẹ đã bị hỏng.
- Vị lạ: Đôi khi mắt thường là không đủ để phát hiện sữa đã hỏng hay chưa. Để an tâm, mẹ có thể nhỏ một vài giọt ra cổ tay và nếm thử. Nếu phát hiện vị lạ, mẹ cũng không cho bé tiếp tục sử dụng.
- Bé không chịu bú: Vị giác của bé hết sức nhạy cảm, mùi vị sữa khác thường có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bé không bú ngay từ ngụm đầu tiên.
Hy vọng với các lưu ý và cách hâm nóng sữa mẹ trên đây sẽ hữu ích cho mẹ. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm, vì vậy việc kiểm tra sữa mẹ bị hỏng hay chưa là hết sức quan trọng, mẹ hãy dành chút thời gian để kiểm tra chất lượng sữa và tuyệt đối không cho bé sử dụng sữa hâm đi hâm lại nhiều lần nhé.
Các bài viết liên quan mẹ có thể quan tâm:
- 10+ Mẹo hay: Làm thế nào, ăn gì để sữa mẹ đặc, thơm và mát hơn?
- Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua ?
- Bé hay vặn mình, ọc sữa và nôn trớ? – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hướng dẫn mẹ cách làm sữa bí đỏ tăng cân cho bé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!