Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà

Khi dâng lễ tại đình, chùa, bạn thường nghe thấy tiếng chuông thánh thót, vang vọng trong không gian. Rất nhiều gia chủ tò mò và muốn học cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà. Và ngay trong bài viết này, Cương Duyên Bát Tràng sẽ hướng dẫn chi tiết tới bạn.

Ý nghĩa của gõ chuông khi thắp hương

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà

Tiếng chuông thức tĩnh tâm trí, đánh thức cái thiện trong mỗi người

Chuông được xem là pháp khí quan trọng của Phật giáo. Tùy vào tính chất của buổi lễ sẽ sử dụng loại khác nhau. Đối với các buổi thắp hương tại gia, chuông được dùng được gọi là chuông gia trì. Người đánh chuông khi thực hiện nghi lễ là Duy na.

Tiếng chuông có âm trầm bổng, thánh thót, vang vọng ra cả một không gian rộng lớn. Có tác dụng tăng thêm phần trang nghiêm, tôn kính cho buổi lễ, thể hiện sự thành kính lên các bậc bề trên.

Sở dĩ nhiều người muốn tìm học cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà bởi họ hy vọng có thể lĩnh hội được chân lý của nhà Phật. Thông qua tiếng chuông, giúp thức tỉnh bản giác của con người, từ bi hỷ xả, vô ngã, vị thần, loại bỏ tham sân si hận thù. Khi tiếng chuông vang lên, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tĩnh của tâm hồn, mọi mệt mỏi, áp lực của cuộc sống thường nhật cũng vì thế mà tan biến.

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà

Bộ gõ chuông mõ khi làm lễ tại nhà

Khi thực hiện bất kỳ nghi thức hay thắp hương, việc đầu tiên bạn cần làm đó là chỉnh trang trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Dọn dẹp bàn thờ, đĩa thờ, không gian xung quanh, dâng lễ và hoa lên.

Về người thực hiện gõ chuông bắt buộc phải có kinh nghiệm cụ thể. Bởi như vậy mới đảm bảo tiếng chuông có âm lượng vừa đủ, không quá to cũng không quá nhỏ, âm vang thánh thót, trong trẻo hòa cùng tiếng đọc kinh.

Khai chuông bắt đầu nghi thức

Sau khi thực hiện lễ Phật, người chủ trì buổi lễ sẽ ngồi xuống khu vực trung tâm, ngày trước bàn thờ tại gia. Lúc này, người đánh chuông (Duy na) sẽ khai chuông / khai mõ để bắt đầu buổi tụng kinh.

Xem thêm: Thắp hương mà hương bị gãy có sao không?

Hướng dẫn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà

Khi gõ cần chú ý nhịp điệu, tốc độ, kết hợp giữa chuông và mõ

Quá trình gõ chuông khi thắp hương được thực hiện tuần tự theo các bước:

  • Bước 1: Thỉnh 3 lần đánh chuông liên tiếp

  • Bước 2: Gõ tiếp 7 tiếng mõ, chia thành 3 nhịp gồm 4 tiếng đầu có độ ngắt quãng vừa đủ, 2 tiếng tiếp theo liên tục và 1 tiếng cuối cách khoảng vài giây.

  • Bước 3: Thỉnh chuông và gõ mõ đan xen, hài hòa. Tổng cộng 3 lần thỉnh chuông rồi đến gõ mõ. Lần thứ 4, 5, 6 chỉ gõ chuông nhưng chú ý gõ liên tục, dính với nhau. Lần thứ 7 gõ rời.

  • Bước 4: Kết thúc việc khai chuông bằng việc giật chuông.

Xem thêm: Mùng 1 nên thắp hương quả gì mang lại bình an?

Tụng niệm khi thắp hương tại nhà

Sau khi hoàn thành nghi lễ khai chuông mõ, chủ trì buổi lễ sẽ tiến hành tụng niệm. Thông thường, một chữ sẽ tương ứng với một tiếng gõ. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ nguyên tắc:

  • Tiếng kinh đầu tiên không gõ, chỉ bắt đầu gõ ở tiếng kinh thứ 2 trở đi.

  • Tiếng kinh thứ 3 không gõ mõ

  • Tiếng kinh thứ 4, 5 và tiếp theo thực hiện gõ đều đặn

Tùy từng loại kinh mà tốc độ, nhịp điệu gõ cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với kinh bộ: gõ cần phải đầu đặn, nhịp nhanh dần đều

  • Tụng thần chú: Nhịp nhanh và gấp

  • Kinh sám hối: Tốc độ từ chậm đến vừa, có sự chậm rãi

Khi chấm dứt bài kinh, bạn nên giảm dần tốc độ đọc. Tiếng gõ mõ lúc này cũng chậm dần và 2 tiếng gõ áp chot dính liền nhau và thêm một tiếng cuối gõ rời. Cuối cùng thỉnh 1 tiếng chuông để kết thúc nghi lễ.

Để thực hiện nhuần nhuyễn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà bạn cần tập luyện thường xuyên để đảm bảo tốc độ, nhịp điệu. Có như vậy, âm lượng và tiếng chuông mới vang, có độ trầm bổng, tôn nghiêm.

Thông tin liên hệ

  • Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

  • Hotline: 0968 505 268

  • Email: [email protected]