Dưới đây là 8 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng để điều chỉnh cân nặng cho con. Bởi béo phì ở trẻ em nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe như: dậy thì sớm, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường… trong tương lai. Thừa cân, béo phì ở trẻ cần được quan tâm dự phòng sớm, tốt nhất là ngay từ giai đoạn thai nhi và sơ sinh.
Thực trạng béo phì ở trẻ em hiện nay
Hiện nay, béo phì ở trẻ em ngày càng phổ biến. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ khi lớn lên. Trẻ được gọi là béo phì khi có cân nặng vượt mức cân nặng chuẩn theo Tổ chức Y tế Thế giới, hoặc chênh lệch nhiều so với độ tuổi, chiều cao.
WHO thống kê, có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì trong năm 2016. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 19 tuổi đã tăng đáng kể từ 4% (năm 1975) lên đến hơn 18% (năm 2016). Điều đó có nghĩa là, tình trạng béo phì ở trẻ em cần nhanh chóng được kiểm soát thông qua những cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn và hiệu quả.
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì liên tục tăng trong những năm qua. Theo kết quả Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 của Bộ Y tế, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị cao nhất với 26,8% (1). Do đó, để phòng tránh con bị thừa cân dẫn tới béo phì, cha mẹ phải biết làm thế nào để giảm cân cho trẻ em giúp con phát triển khỏe mạnh.
Giảm béo phì cho trẻ em nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ trong tương lai
Trẻ bị thừa cân, béo phì, do đâu?
Việc tìm kiếm chính xác nguyên nhân gây bệnh béo phì chính là bước đầu tiên trước khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ em béo phì, đồng thời quyết định hiệu quả của biện pháp giảm cân.
Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, một số nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em phổ biến như:
Thứ nhất, lối sống không lành mạnh
Trẻ bị thừa cân, béo phì chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và ít vận động (2). Khi năng lượng nạp vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, calo sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Nếu trẻ tiêu thụ quá mức các thức ăn giàu đạm, hoặc chứa nhiều đường và dầu mỡ như đồ ăn nhanh, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,… dẫn đến việc dư thừa năng lượng, nạp năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể. Cộng thêm, thói quen lạm dụng các thiết bị điện tử, ít vận động của trẻ em hiện nay khiến cho thức ăn đi vào cơ thể không thể tiêu hao, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa và tích tụ thành mỡ. Do đó chế độ ăn giàu chất béo và calo có liên quan chặt chẽ làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ.
Sự mất cân bằng về thói quen ăn uống và hoạt động thể chất có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần điều chỉnh các yếu tố trên để tránh tăng cân và giảm béo phì cho trẻ em.
Thứ hai, yếu tố di truyền cơ địa
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thừa cân và béo phì ở trẻ có yếu tố duy truyền (3). Một số nghiên cứu đã chỉ ra bố mẹ bị thừa cân có thể tăng nguy cơ trẻ bị béo phì lên đến 80%. Trẻ có bố mẹ bị thừa cân, béo phì thường mang một số gen thuộc các nhóm như nhóm gen kích thích sự ngon miệng, nhóm gen điều hòa chuyển hóa, nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, hoặc nhóm gien liên quan đến sự biệt hóa và phát triển tế bào mỡ,…
Thứ ba, trẻ mắc một số bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân dinh dưỡng và vận động chưa hợp lý, một số trẻ nhỏ có thể mắc bệnh béo phì do các bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa như: rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa đường, … hoặc do đột biến gen (gen tổng hợp POMC, Me – 4 Receptor,…).
Thứ 4, ngủ ít
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ không đảm bảo cũng tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em. (4, 5) Ngủ ít gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, thúc đẩy trẻ ăn nhiều hơn và tăng cân. Leptin và ghrelin là các hormone điều chỉnh sự thèm ăn. Khi trẻ không ngủ đủ giấc, quá trình sản xuất các hormone này bị thay đổi theo hướng gia tăng cảm giác đói. Thiếu ngủ có liên quan đến sự thiếu hụt hormone tăng trưởng và nồng độ cortisol tăng cao, cả hai đều có liên quan đến bệnh béo phì. Ngủ không đủ giấc còn có thể làm giảm quá trình chuyển hóa thức ăn (6, 7) .Ngoài ra, người có giấc ngủ ngắn thường có xu hướng lựa chọn các thực phẩm giàu calo hơn (8).
Ngoài ra, thai nhi quá cân, trẻ sơ sinh có cân nặng quá cao hoặc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn so với trẻ thông thường.
Chẩn đoán béo phì ở trẻ em không khó, nhưng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ rất phức tạp. Đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm định lượng hocmon và xét nghiệm nhiễm sắc thể mới chẩn đoán được nguyên nhân gây béo phì
Thừa cân béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, kháng insulin, bệnh tiểu đường, rối loạn cơ xương khớp, ảnh hưởng đến chức năng đường hô hấp, ung thư (gan, sỏi mật, đại tràng, thận,…). Bệnh béo phì ở trẻ nhỏ còn có thể tăng nguy cơ tử vong hoặc tàn tật ở tuổi trưởng thành.
Trẻ mắc bệnh béo phì thường phải đối mặt với khó khăn về việc hô hấp, xương khớp kém chắc khỏe, huyết áp cao. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh.
Khi nào cần giảm cân cho trẻ?
Béo phì ở trẻ em được đánh giá qua chỉ số cơ thể hay còn gọi là BMI. Trẻ được xác định mắc béo phì khi chỉ số BMI cao hơn hoặc bằng 95% so với trẻ cùng độ tuổi và giới tính. Vì vậy, bố mẹ nên giảm béo phì cho trẻ em khi chỉ số BMI ở trẻ vượt quá mức bình thường.
Phân loại BMI – WHO BMI – IDI & WPRO Cân nặng thấp (Gầy) Dưới 18,5 Bình thường 18,5 – 24,9 18,5 -22,9 Tiền béo phì 25 – 29,9 23 – 24,9 Béo phì độ I 30 – 34,9 25 – 29,9 Béo phì độ II 35 – 39,9 Trên 30 Béo phì độ III Trên 40
Bảng phân loại mức độ béo – gầy của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) dành cho người châu Á
Bên cạnh BMI, chu vi vòng eo hoặc kết quả phân tích thành phần cơ thể cũng giúp chẩn đoán bệnh béo phì ở trẻ. Riêng đối với trẻ dưới 10 tuổi, bố mẹ cần so sánh với bảng chiều cao cân nặng chuẩn để biết được rằng con mình có bị thừa cân hay béo phì hay không.
Ngoài ra, bố mẹ nên chủ động bổ sung thêm kiến thức qua tư vấn của bác sĩ về chỉ số cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn phù hợp với độ tuổi của trẻ để kịp thời điều chỉnh.
8 Cách giảm cân cho trẻ em béo phì hiệu quả
Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh như đái tháo đường tuýp 2, cao huyết áp, các bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp hay các bệnh lý về hô hấp… Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng. Tin vui là tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục được.
Dưới đây là gợi ý một số cách giảm cân cho trẻ em thừa cân, béo phì giúp bố mẹ điều chỉnh cân nặng, kiểm soát tình trạng béo phì ở trẻ hiệu quả, đưa BMI của trẻ béo phì về mức bình thường.
1. Giải thích cho trẻ hiểu tác hại của béo phì với sức khỏe
Nếu muốn giảm béo phì cho trẻ em thành công, Nutrihome khuyến nghị bố mẹ nên giúp trẻ hiểu tác hại của béo phì đối với sức khỏe như thế nào bằng cách giải thích hoặc sử dụng hình ảnh trực quan sinh động về vấn đề này. Tốt nhất, nên sử dụng hình ảnh kèm giải thích để trẻ có thể dễ dàng hình dung và có quyết tâm giảm cân.
2. Cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh
Nhằm thực hiện tốt các cách giảm cân cho trẻ béo phì, bố mẹ cần lên kế hoạch cụ thể và chi tiết về thực đơn dinh dưỡng và danh sách thực phẩm có thể hỗ trợ giảm cân. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng dựa trên nguyên tắc cân bằng cả về chất và lượng, với đầy đủ 4 nhóm chất. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm tự nhiên lành mạnh, tránh hoặc hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp.
Ví dụ, bố mẹ có thể cắt sẵn trái cây tươi cho những bữa ăn phụ hay cho trẻ ăn những món ăn nhẹ lành mạnh như salad đậu, rau quả kết hợp với phô mai ít béo; Thay thế các thực phẩm chế biến sẵn bằng các món ăn như khoai lang nướng, bánh nướng với bí xanh hoặc cà rốt…
3. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt
Trong các cách giảm cân cho trẻ em, chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn chứa quá nhiều đường được ghi nhận có liên quan đến béo phì và bệnh đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy, bố mẹ hãy chủ động giúp trẻ thay thế chúng bằng các món ăn có vị ngọt tự nhiên như trái cây, sữa chua ít béo….
Nên kiêng thức ăn vặt chứa nhiều đường và thay thế bằng những món ăn có vị ngọt tự nhiên để giúp giảm béo phì cho trẻ em thành công
4. Giúp trẻ thay đổi thói quen
Để các cách giảm cân cho trẻ béo phì đạt được hiệu quả cao, bố mẹ và trẻ nên xem chế độ ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh thành một thói quen lâu dài.
Sự thay đổi thói quen này nên đến chủ yếu từ phía bố mẹ để trẻ có thể thực hiện theo. Hãy khuyến khích trẻ vận động mọi lúc mọi nơi như đi dạo cùng nhau hay hướng dẫn trẻ chủ động tham gia vào việc lựa chọn những loại thức ăn lành mạnh…
5. Khen thưởng khi trẻ “đạt thành tích”
Nhằm tạo động lực và rèn luyện thói quen lành mạnh ở trẻ, bố mẹ nên có các phần thưởng khích lệ trẻ giảm cân thành công trong từng giai đoạn. Lưu ý, phần thưởng tuyệt đối không nên là bánh kẹo ngọt hay bất cứ món gì có thể khiến trẻ phá vỡ thói quen và tăng cân trở lại. Phần thưởng nên là những chuyến đi chơi cùng gia đình hay những món quà trẻ yêu thích.
6. Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử
Đây cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ ngày càng tăng. Hiểu được điều này, bố mẹ cần hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ, theo đó chỉ nên cho trẻ sử dụng dưới 2 giờ/ngày. Sau đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời để tiêu hao năng lượng dư thừa.
7. Tăng cường vận động thể chất
Ngoài chế độ ăn uống, cách giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả nhất đó là vận động. Khi lượng calo nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu hao trong một thời gian dài, tình trạng thừa cân sẽ dễ dàng xảy ra hơn. Trẻ em nên tham gia hoạt động thể chất 60 phút mỗi ngày.
Một số hình thức vận động được khuyến khích như các môn thể thao đồng đội, đạp xe, khiêu vũ hoặc sử dụng các ứng dụng tập thể dục dành cho trẻ em.
Tăng cường hoạt động thể chất để tiêu hao năng lượng cũng là một phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì
8. Lập biểu đồ để theo dõi tiến độ giảm cân của trẻ
Để dễ dàng đạt được cân nặng trong mục tiêu đặt ra, bố mẹ cần theo dõi sát sao tình hình giảm cân cho trẻ. Cụ thể, bạn cần lập một biểu đồ theo tuần hoặc tháng để ghi lại sự thay đổi cân nặng, chiều cao của trẻ cùng một số thông tin khác như thực đơn, thời gian tập thể dục,… Bạn nên để bảng theo dõi này ở vị trí trẻ dễ dàng thấy được, bởi bảng theo dõi này có thể giúp trẻ đạt được cảm giảm thành tựu, đồng thời tăng thêm động lực cho trẻ cải thiện cân nặng của bản thân.
Chuyên gia tư vấn thực đơn giảm cân cho trẻ em an toàn, hiệu quả
Chế độ ăn uống và vận động chính là vấn đề then chốt trong kế hoạch “làm thế nào để giảm cân cho trẻ em”. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý đảm bảo các bữa ăn của trẻ luôn đầy đủ dinh dưỡng, tuyệt đối không áp dụng biện pháp giảm cân khắt khe. Do việc giảm khẩu phần ăn và tăng cường vận động đột ngột có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ. Để trẻ thích nghi với chế độ ăn mới, bố mẹ cần điều chỉnh từ từ và hợp lý khẩu phần ăn cũng như cường độ tập luyện.
Thực đơn giảm cân cho trẻ tập trung vào chất đạm, các chất béo tốt, tăng cường thêm chất xơ, hạn chế tinh bột và đường. Bố mẹ có thể tham khảo một số thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì sau đây:
Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối Ngày 1 1 lát bánh mì đen
1 quả trứng
1 cốc sữa ít béo
1 bát cơm nhỏ
1 bát canh rau củ
1 phần tôm luộc
1 quả cam 1 củ khoai lang hấp
1 phần canh cua mồng tơi
Ngày 2 1 bát súp rau củ
1 cốc sữa ít béo
1 bát cơm nhỏ
1 đĩa rau củ hấp
1 phần cá hấp
1 quả táo 1 bát cơm nhỏ
1 phần thịt bò
1 phần bông cải xanh hấp
Ngày 3 1 bát súp gà
1 cốc sữa ít béo
1 bát cơm nhỏ
1 phần rau củ hầm
1 phần thịt nạc luộc
1 ly sinh tố bơ 1 củ khoai tây hấp
1 phần rau cải luộc
1 phần thịt gà nướng
Trong quá trình giảm cân cho trẻ, bố mẹ nên thay đổi đa dạng nhiều món ăn để trẻ luôn cảm thấy hứng thú, đồng thời luôn luôn cổ vũ động viên trẻ. Trong các bữa phụ, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua ít đường, thay thế sữa nguyên kem bằng sữa ít béo hoặc sữa hạt khi trẻ đói. Thực đơn trên chỉ mang tính chất tham khảo, để xây dựng chế độ ăn giảm cân cho trẻ khoa học và phù hợp trong thời gian dài, bố mẹ nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?
Tốt nhất, khi cân nặng của trẻ có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và có cách giảm cân cho trẻ em béo phì hiệu quả và kịp thời.
Xây dựng chế độ ăn giảm cân hiệu quả, chuẩn khoa học, cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng. Bởi vậy, không ít bố mẹ phải đau đầu tìm kiếm cách giảm cân an toàn và hiệu quả. Nếu các cách giảm cân cho trẻ béo phì kể trên không có hiệu quả sau khi áp dụng một thời gian, bố mẹ nên lựa chọn dịch vụ thăm khám, tư vấn cách giảm cân cho trẻ thừa cân – béo phì tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp cho trẻ.
Tình trạng béo phì ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Vì thế, bố mẹ hãy lên kế hoạch, tham khảo các cách giảm cân cho trẻ em béo phì để giúp trẻ khỏe đẹp, tự tin hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, cách giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả nhất vẫn là duy trì rèn luyện thói quen ăn uống, vận động một cách điều độ và khoa học..
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!