LÀM SAO ĐỂ BUÔNG BỎ

Nỗ lực đấu tranh để đạt được điều mình trân quý vốn là bản chất của con người. Có thể ta vẫn mòn mỏi tìm lại quá khứ, ước rằng người mình yêu thương trước đây vẫn còn ở bên, hoặc vẫn giữ trong mình sự tức tối sau những lần bị người khác đối xử không phải. Dù thế nào đi nữa, việc níu kéo những điều không thể thay đổi là có hại cho bản thân ta. Việc không thể buông bỏ làm ta mắc kẹt trong quá khứ, khiến ta không thể nào trân trọng và chú tâm vào những thứ mình đang có trong hiện tại. Tình yêu, sự sợ hãi, nỗi ấm ức, và quá khứ nói chung đều là những thứ hay khiến con người ta vướng bận. Hãy cùng xem mỗi chúng ta có thể làm gì để buông bỏ chúng nhé! Tại sao buông bỏ lại khó đến vậy? Con người có thói quen níu kéo nhiều thứ, kể cả khi họ biết chúng có hại. Ta làm vậy có thể là do khi càng hiểu bản thân, ta càng thấy thích bản thân (Baumgardner, 1990). Giả dụ khi ta đang yêu một người, nhận thức của chúng ta sẽ định hình bản thân là đang trong một mối quan hệ với người đó. Nếu mối quan hệ này chấm dứt, hình ảnh trên sẽ bị lung lay và khiến ta bớt cảm thấy mình hiểu bản thân hơn. Tương tự, việc nghỉ một công việc mà thậm chí mình chán ghét cũng có thể làm ta nghi ngờ rốt cục bản thân là ai. Thực vậy, hạnh phúc được đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào việc con người cảm thấy hiểu bản thân tới mức nào. Vì lẽ này, việc buông bỏ những điều mà ta coi là một phần quan trọng trong con người mình có thể trở nên rất đáng sợ. Nó làm ta níu kéo cả chuyện vui lẫn chuyện buồn, mắc kẹt trong quá khứ và không thể nào chấp nhận để rồi bước tiếp. Quá khứ có lẽ là điều mà chúng ta sẽ cảm thấy khó buông nhất. Khi trải qua một biến cố hay thử thách trong cuộc sống, ta có thể sẽ ước mình được quay lại thời xưa cũ khi mọi điều còn tốt đẹp. Ta mong người cũ sẽ quay lại bên mình, nhung nhớ một người bạn mà giờ không còn thân thiết, hoặc thậm chí ước rằng một người thân yêu vẫn còn sống cho tới hôm nay. Sau đây là một số gợi ý để bạn có thể buông bỏ dễ dàng hơn: 1. Mong đợi những điều tốt đẹp nhất Khi bạn đang cố gắng buông bỏ, hãy cố nghĩ về những điều tốt đẹp nhất đang chờ đợi bạn trong tương lai. Nếu càng nghĩ rằng bản thân sẽ thất bại ngay từ đầu, thì khả năng thất bại sẽ cao hơn (Bénabou & Tirole, 2002). 2. Buông bỏ và thôi trách móc Khi trách cứ một ai đó ta thường cố phỏng đoán động cơ đằng sau hành động của họ (Malle, Guglielmo, & Monroe, 2014), rằng có phải họ đã cố ý nhẫn tâm để làm mình tổn thương. Tuy nhiên việc mong ước rằng người kia đã không làm vậy với mình cũng không giúp ích gì được cho chúng ta. Thay vào đó, ta nên tập trung nghĩ xem mình có thể làm gì khác đi để đạt được điều mong muốn trong tương lai. 3. Tập bao dung với bản thân Bao dung với chính mình có thể giúp ta chữa lành những vết thương lòng và bước tiếp nhẹ nhàng hơn. Vậy nên khi có thể hãy cố đối xử tốt với bản thân, tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ, và thực sự chấp nhận những nhu cầu của mình. 4. Hướng về những tia hi vọng Khi bị bao trùm bởi lo âu và sợ hãi, ta thường chỉ nghĩ về những khả năng xấu nhất mà dễ quên mất những tiềm năng trong tương lai. Hãy cho phép bản thân suy nghĩ theo những hướng khác, buông bỏ sợ hãi và lo âu để thay vào đó bằng hi vọng và niềm lạc quan. 5. Giữ một cuốn nhật kí buông bỏ Thông thường thật khó có thể buông bỏ được sự lo lắng và sợ sệt. Chúng ta tự cho rằng cảm giác lo âu đang nhắc nhở bản thân không được quên những điều tưởng chừng như rất quan trọng. Tương lai có quá nhiều thứ khiến ta phải đau đầu và không thể thả lỏng vì nơm nớp rằng mình sẽ không sẵn sàng để đối mặt với chúng. Chính vì vậy mà việc viết nhật kí hàng ngày có thể sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực giúp ta giải toả. Hãy cân nhắc viết ra một danh sách những điều bạn cần buông bỏ. Một khi chúng đã được viết xuống giấy rồi, hãy quyết tâm thực sự buông bỏ chúng cho bằng được. Đừng lo vì bạn có thể quay lại xem chúng bất cứ lúc nào; nhưng điều hay ho là thường bạn sẽ không làm vậy. Việc viết ra đã khiến bạn đã trút được một phần gánh nặng rồi. Kết luận Để buông bỏ là một thử thách về mặt tinh thần, cần cả thời gian lẫn sự luyện tập để đạt được đến trình nhuần nhuyễn. Hi vọng rằng những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp bạn buông bỏ nhiều vướng bận và bước tiếp để bản thân được hạnh phúc hơn Nguồn: How to let go. Psychology Today Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt – Pháp:

LGDunvVaaiWGCJQNlx11rlCcRL0TR98dF9nCRglLn-InfjKh5mph_DMfElqfRkOcqpFbOd04d4xgGfyP0PrO-QAkyvPE5BRPBR3sUh1RxwrNArW04Yno8EcgKrQ0w6nVItC46OXp pIWYsiKGqQW_nT8_Ob2e3qxH8n5EP-rpWoAhc7vD6LOvOH_xcaoKkDmead_7-2pbM5ck0CJIOtVoekS_sjXBNCbDRxRH6UDALRJg7uQ3rlmFQMw8Vio0IWJ5cDHSxoFgM_cyV_eRKlcEGamezGRC-UYEiTMuEPU2geKRop7K0KY_4BdN9fHzwFHj8Mcs66_MI_WRLyJTGIZJsPe8DHXWrqvbm-nQFSYoqpW0LSxsUryyUSMc6lhLzqH_2KnYH0yLCbylTfBNqd7oxdRbAymdYa-sKY2DYJgsWQ4veD882EcUF46OJw5R_SwFOtSNMOCtai98GE23fuUI7LS8kn1Pcruu-3mBfKAs4oBbq3a1eElL4fM-Nc5o6d2OIwDL7z8YGPuJeNWmLXbVlPoAP6EETs7tHQatwtpH-by9mkBEEPnOwC7QNW8bomwDBsARSdwyzFlhWM7RiekjJR7rKUmqGmSFtJRb2TKIlM182aQpqnw8B0kBYk1d8N26K-8RBYASDr0Sp9DE-Fc3cdMu5os1imnAhPFuHmke