Dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman có 2 cách. Cách thứ nhất là dạy giống như trong sách hướng dẫn đó là quyển: “Dạy trẻ biết đọc sớm” và “dạy trẻ học toán”, cách thứ 2 là dạy theo kinh nghiệm thực tế được đúc kết từ nhiều cha mẹ đã từng dạy thành công cho trẻ tại Việt Nam. Cá nhân tôi khi viết bài hướng dẫn này khuyên rằng bạn nên dạy theo cách thứ 2. Tại sao? Mỗi đứa trẻ sinh ra tính cách và sở thích phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh. Ở Việt Nam cách nuôi dạy con không giống như ở nước ngoài. Điều này thì hầu như ai cũng biết. Cơ bản và dễ hiểu nhất là trẻ nước ngoài được tự lập từ sớm như ngủ riêng, cách chơi với trẻ ngay từ nhỏ cũng khác nhau. Cha mẹ Việt Nam chơi với trẻ còn thụ động và ít biết cách tạo sự hứng thú cho trẻ. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến kết quả dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman? Thứ nhất đó là bạn không biết cách tạo thu hút sự chú ý của trẻ, thứ 2 đó là cách tráo thẻ của bạn quá nhàm chán thậm chí nhiều cha mẹ còn làm cho trẻ cảm thấy bực bội khi phải học bộ flashcard. Nhiều cha mẹ họ cứ thắc mắc là đã làm đúng như sách hướng dẫn mà dạy con lại không hiệu quả, con không thích học. Rồi lại thắc mắc là tại sao trong sách lại không nói đến những cách thu hút trẻ? Cá nhân mình nghĩ rằng đây chính là cách biệt về văn hoá mà tác giả không thể lường hết được. Như vậy cách dạy flashcard theo phương pháp Glenn Doman mà tôi sẽ trình bày dưới đây chia làm 2 phần. Phần 1 là nhắc lại cách dạy giống trong sách và phần 2 là cách dạy trẻ sao cho phù hợp với trẻ sống tại Việt Nam.
Cách 1 dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm: Áp dụng chung cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Mỗi ngày dạy cho trẻ 5 chủ đề, mỗi chủ đề 5 thẻ. Như vậy là một ngày dạy cho trẻ 25 thẻ. Mỗi thẻ tráo 1 giây, chỉ tráo hết 1 lượt 25 thẻ và không tráo đi tráo lại. Một ngày dạy 3 lần. Ngày hôm sau mỗi chủ đề bỏ ra 1 thẻ. Như vậy là mỗi ngày bỏ 5 thẻ cũ ra và thêm 5 thẻ mới vào. Cứ dạy như vậy lần lượt hết chủ đề này lại thay vào chủ đề khác. Trình tự dạy hết thẻ từ đơn thì chuyển qua từ ghép rồi cụm từ và câu.
Cách 2 dạy flashcard theo kinh nghiệm tại Việt Nam
Trong quá trình trao đổi với hàng ngàn phụ huynh tại Việt Nam tôi đã rút ra một số lỗi cơ bản mà mọi người thường gặp phải: – Thứ 1 là bạn quá nôn nóng dạy cho trẻ. Bạn nên biết rằng quá trình dạy chữ cho trẻ mỗi ngày chỉ tốn rất ít thời gian nhưng phải đều đặn và kéo dài ít nhất là 6 tháng đến 1 năm mới có kết quả. Nếu như bạn chỉ mới dạy vài ngày hoặc vài tuần mà mong muốn con biết đọc được thì vô lý quá. – Thứ 2 là bạn chưa biết cách tạo sự hứng thú khi dạy con. Bạn cứ nghĩ xem nếu như bạn chỉ tập trung dạy trẻ không thôi thì trẻ sẽ nhanh chán. Bởi vì trẻ chưa hiểu mục đích của việc học này là như thế nào. Bạn cần phải tạo một môi trường toàn là chữ cho trẻ. Ví dụ như khi đi công viên bạn phải chỉ và đọc thật to, rõ cho trẻ bảng hiệu tên công viên mà trẻ đi. Khi đi ngoài đường có những biển quảng cáo như: Cháo, phở,v.v.. cũng đọc cho trẻ. Về nhà chỗ nào trong nhà bạn có chữ bạn cứ chỉ cho trẻ xem. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những thẻ mà bạn dạy cho trẻ cũng giống với những chữ mà trẻ gặp trong cuộc sống hằng ngày và từ đó trẻ sẽ thích học chữ. – Ngoài ra bạn có thể tăng cường việc nhìn chữ của trẻ bằng cách mua những quyển sách về đọc cho trẻ nghe. Nguyên tắc chọn sách đó là ban đầu mua những quyển sách ít chữ, to rõ và mỗi trang 1 hình. Nếu trẻ nào hay xé sách hãy mua những quyển bìa thật cứng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều quyển dạng như: hình học, động vật, các loại chim, màu sắc v.v.. khoảng 10-15 quyển. Sau khi trẻ đã học hết những quyển này có thể tăng lên 1 cấp cao hơn đó là quyển 1 trang có 1 câu. Đây là những quyển sách mầm non ngắn, chữ to rõ. – Thứ 3 đó là cách chơi với con. Bạn phải chơi với con thật nhiều ( mỗi ngày ít nhất 30-60 phút). Chơi các trò vận động, các trò chơi tiếp xúc. Ví dụ như ú oà, xích đu tiên, tàu bay( xốc nách trẻ xoay vòng vòng) v.v… Trẻ con rất thích chơi các trò này. Đây cũng là điều kiện để trẻ tăng tình cảm với mẹ và thích được chơi với mẹ. – Đối với những trẻ lớn bạn cho trẻ chơi các trò xếp hình, thả hình khối vào hộp v.v… khi trẻ chơi xong trò thứ 1 bạn cất đi và cho trẻ chơi đến trò thứ 2, rồi lại cất đi đến lúc này bạn hãy lấy bộ thẻ ra và coi như đây là một trò chơi thứ 3. Bạn hãy tráo thẻ cho trẻ xem. Nếu như trẻ chưa thích xem thì hãy cứ tráo đủ số thẻ và coi như mình tự chơi trò này một mình. Bạn hãy ngồi kế bên con, tự tráo và đọc thẻ. Dần dần trẻ cũng tò mò và muốn chơi chung trò này cùng bạn. Mỗi lần tráo thẻ xong hãy khen ngợi trẻ là con rất ngoan, mẹ rất vui v.v… Về số lượng tráo thẻ trong phương pháp này có sự khác biệt với phương pháp trên. Cụ thể như sau: – Ngày đầu tiên cho trẻ xem 5 thẻ bất cứ chủ đề nào cũng được. Mỗi ngày dạy 3 lần (sáng, chiều, và tối) và phải giữ nguyên tắc lần dạy sau thứ tự các thẻ không giống như lần dạy trước. Vì sao? Vì như vậy mới kích thích trẻ tò mò và không đoán được thẻ tiếp theo là thẻ gì. Nếu như bạn dạy trẻ theo chủ đề nhất định nào đó thì trẻ có thể đoán được thẻ tiếp theo là gì. Khi đó trò chơi không còn hấp dẫn trẻ nữa. Nhiều phụ huynh nói rằng mình không có thời gian dạy buổi sáng và buổi chiều. Thực chất là việc dạy diễn ra rất nhanh (5-10 giây 1 lần dạy) vì vậy không thể nào quá bận không dạy được. Nếu như không được thì khoảng cách tối thiểu của mỗi lần dạy nên là từ 30 phút trở lên. – Để cho trẻ có thời gian làm quen dần dần với việc học, ngày hôm sau bạn bỏ 1 thẻ cũ đi và thêm 1 thẻ mới vào trong vòng khoảng 3-7 ngày, khi trẻ bắt đầu tập trung vào thẻ mà bạn dạy thì bạn hãy tăng số thẻ lên, từ 5 thẻ lên đến 10-15-20 thẻ. Khi trẻ thích học rồi thì mỗi ngày dạy cho trẻ 25 thẻ/ngày là đủ. Một nguyên tắc nữa là lúc nào cũng dạy cho trẻ vừa có thẻ cũ vừa có thẻ mới để trẻ không nhàm chán hoặc quá nhanh trẻ không theo kịp. – Với cách dạy này bạn không cần mất nhiều thời gian để soạn thẻ theo chủ đề. Vì nếu bạn dạy theo cách 1 bạn sẽ rất tốn thời gian cho việc soạn bài tiếp theo. Điều này gây áp lực lên cha mẹ và rất dễ làm bạn nản chỉ sau 1 tuần dạy mà con cứ lơ lơ không muốn học. Dưới đây là một số nguyên tắc khi bạn dạy flashcard được tôi tóm tắc từ trong sách “Dạy trẻ biết đọc sớm” của giáo sư Glenn Doman mà bạn cũng cần phải đọc và tham khảo trước khi quyết định dạy con theo phương pháp này.
Nguyên tắc khi dạy flashcard
− Thái độ: bắt đầu 1 cách hứng thú: bố mẹ và con cái cùng tiếp nhận vui vẻ như bắt đầu 1 trò chơi. Nếu bố mẹ hoặc con ko vui thì phải dừng lại. − Thời điểm: khi trẻ thoải mái nhất. Nếu trẻ đói, mệt mỏi, khó chịu, v…v… thì dừng lại, ko học. − Luôn dừng trước khi trẻ muốn dừng. Học đủ số lần rồi thì trẻ có muốn học thêm cũng không được. Hãy để sự hứng thú sang ngày mai. − Giọng điệu truyền cảm. − Thao tác: đưa trẻ thật nhanh để duy trì sự hứng thú, nhưng phải chú ý giữ giọng điệu tự nhiên, truyền cảm, đừng biến thành 1 cái máy. Mỗi thẻ chỉ đưa ra dưới 1 giây. − Thao tác với 5 từ 1, sau khi hết 5 từ, hãy ôm hôn con và khen con thông minh, thật hứng khởi. Sau mỗi lần tráo phải thay đổi thứ tự thẻ. − Để duy trì hứng thú: tính phù hợp: thiết kế chương trình phù hợp và vui nhộn, không được quá tải và chứa đầy kỳ vọng của cha mẹ. Nên là những kiến thức gần gũi trong thực tế, nên dạy hàng ngày. Lượng tài liệu mới phù hợp nhu cầu của trẻ. Cách thức tương tác phải thu hút. − Luôn để ý thái độ và tâm trạng của con khi học. − Không gian học: ít yếu tố phân tán: đồ chơi, âm thanh, hình ảnh, v…v… tốt nhất là 1 phòng trống, không có gì. − Đưa thẻ cao hơn tầm với của trẻ. Không mô tả, không tỉ mỉ. Quy chuẩn thẻ (lưu ý đây là quy chuẩn trong sách How to Teach Your Baby to Read gốc của Glenn Doman hướng dẫn bằng tiếng Anh, đối với tiếng Việt chúng ta chỉ cần tuân thủ chiều cao chữ là 7.4cm và nét chữ 1.25cm, chiều dài tuỳ từ ngắn hay dài) − Kích thước: 15,24 cm x 55,88 cm, bìa cứng, màu trắng. − Chữ: chiều cao 7,4 cm, dùng chữ thường, nét chữ rộng 1,25 cm hoặc hơn, dùng chữ in, đồng nhất. Lề xung quanh hơn 1 cm, không cần quá cầu kỳ vì sẽ phải làm rất nhiều. − Chữ ban đầu sẽ to, màu đỏ, sau giảm dần và chuyển sang màu đen. − Phía sau thẻ: viết lên góc trái nội dung của thẻ. Có thể làm thẻ in hai mặt để tiết kiệm chi phí in ấn vì cần dạy trẻ rất nhiều từ. − Nên chuẩn bị 200 từ đơn trước khi bắt đầu, phải chuẩn bị thẻ thật nhanh, nhiều để đáp ứng tốc độ. Thao tác − Cầm thẻ tay trái: đỡ thẻ bằng tay trái và dùng ngón cái giữ 1 bên, 1 ngón còn lại giữ 1 bên. − Tráo bằng tay phải, tráo từ sau ra trước để nhìn được tên thẻ và cũng cầm thẻ ở giữa. − Đưa thẻ các trẻ 45-60cm, cao hơn tầm với của trẻ. − Nói để trẻ sẵn sàng và tập trung, và tráo thật nhanh. − Khi xong thì hoan hô, khen và ồ dê 1 cái Nguyên tắc tiếp cận − Bắt đầu từ từ đơn -> từ ghép -> cụm từ -> câu -> sách − Khi tăng từ thì nên dựa vào những từ đã học (từ từ đơn sang từ ghép) − Bắt đầu từ các nhóm từ quen thuộc, trong nhóm cũng dạy các từ quen thuộc trước. − Danh sách các từ • Thành viên trong gia đình: bố, mẹ, ông, bà, tên trẻ, anh, chị, v…v… • Các đồ vật trong nhà: ghế, bàn, cửa, cửa sổ, tường, giường, bồn tắm, tivi, lò sưởi, tủ lạnh, ghế sofa, nhà vệ sinh, v…v… • đồ dùng của trẻ: xe tải, chăn, tất, cốc, thìa, quần, giầy, bóng, xe đạp, bàn chải, gối, chai, bút, bảng, v…v… • thức ăn: bột, cháo, sữa, cam, táo, dưa hấu, trứng, bơ, chuối, v…v… • các con vật: cá, voi, sư tử, chó, mèo, chuột, kiến, sâu, bướm, v…v… • các hành động: uống, ngủ, đọc, ăn, đi bộ, ném, chạy, nhảy, bơi, cười, leo trèo, bò, ngồi, v…v… − Khi trẻ đã học được 200 thẻ từ đơn trở lên, bắt đầu sang bước 2. Bước 2: học từ ghép − Ghép các từ đã học với nhau thành các từ ghép, có thể lồng ghép thêm các từ mới. – Ghép các từ chỉ màu sắc với danh tư như: banh vàng, bưởi xanh v.v… − Màu sắc: đỏ, tím, xanh da trời, cam, vàng, đen, hồng, trắng, xám, xanh lá cây, nâu, tím nhạt, v…v… − các từ trái nghĩa: to, nhỏ, dài, ngắn, béo, gầy, phải, trái, sạch, bẩn, vui vẻ, buồn, bằng phẳng, gồ ghề, rỗng, đầy, đẹp, xấu, tối, sáng, v…v… Bước 3: đọc các cụm từ − Có 3 cách, nên dùng cả 3 • 5 thẻ tên người hoặc động vật + từ đang + hành động. • Dùng 1 bảng 15×40 cm để tạo 1 cụm 5 từ, giảm cỡ chữ xuống 5cm, cho xem 3 lần / ngày liên tục trong 5 ngày, sau đó bỏ đi 2, thêm mới 2. Chuyển nhanh vì trẻ sẽ học rất nhanh. • Làm quyển các cụm từ đơn giản, 5 cụm từ, có hình minh họa (hình của bé càng tốt). Có thể làm cỡ 25cm x 60cm, gấp đôi. Chữ cao 5m. Làm thành cuốn nhật ký cho bé, mỗi quyển 10 trang, đọc cho trẻ nghe 2-3 lần 1 ngày. Bước 4: Đọc các câu − Câu hoàn chỉnh hơn: bổ sung trạng từ và tính từ vào các cụm từ bước 3, ví dụ bước 3 là “mẹ đang ăn”, thì giờ là “mẹ đang ăn một quả chuối màu vàng”. Cỡ chữ bây giờ còn 5 cm. Học xong câu có thể cho trẻ chuyển qua đọc sách. − Có thể tạo ra các câu lạ. Ví dụ: bố đang ôm quả dâu, v…v… Việc ghép thành câu sẽ là 1 trò chơi thú vị, đôi khi nghe thật lạ nhưng thật vui. − Sẽ rất hay nếu từ 50 từ ghép thành thật nhiều câu. − Có thể dùng thẻ nhỏ hơn, giảm cỡ chữ (2,5cm), tăng số từ, chuyển sang chữ màu đen. Cỡ chữ giảm từ từ để trẻ quen. Bước 5: Đọc sách − Bắt đầu từ sách ít chữ, chữ to. • Trẻ dưới 2 tuổi: 2,5 – 5cm • Trẻ 3 tuổi: 2cm − Chọn sách: • chứa 50 đến 100 từ • mỗi trang nhiều hơn 1 câu • cỡ chữ phù hợp >= 2cm • văn bản ra trước, hình minh họa ra sau • nội dung sinh động, thú vị, hấp dẫn Cách tiến hành với các độ tuổi khác nhau Bắt đầu với trẻ dưới 3 tháng tuổi − Cần dùng chữ cực to: thẻ 15x55cm, chữ cao 12,5cm, rộng 2cm, font in đậm. − Nếu trẻ mới sinh, bắt đầu từ 1 từ đơn lẻ, tên con là tốt nhất. − Khi đang bế con, đặt từ cách con 45cm, giữ nguyên và chờ đợi, trẻ sẽ đưa mắt tìm, khi con đã đưa mắt đến thẻ, gọi tên con to và rõ ràng, chờ 1-2 giây rồi cất đi. (không rung lắc để thu hút trẻ vì làm như vậy thật ra làm trẻ khó tập trung). − Ngày đầu tiên: đưa từ đó 10 lần hoặc hơn. − 6 ngày tiếp theo: bỏ từ cũ, dạy 1 từ mới, cũng 10 lần. − 2 tuần tiếp theo: lặp lại như tuần đầu. − Tuần thứ 4 làm như tuần đầu nhưng với 1 bộ từ mới, mỗi ngày 1 từ, 10 lần. Bắt đầu với trẻ 3-6 tháng tuổi − Thực hiện bước 1. − Trẻ thèm khát được học và có xu hướng đòi học nhiều hơn những gì ta dạy, có thể tăng theo nhu cầu và hứng thú của trẻ. − Có thể học nhiều từ hoặc cụm từ trong 1 lần học. Bắt đầu với trẻ 7-12 tháng tuổi − Các bài học phải rất ngắn, chỉ dạy 1 bộ rồi dừng. Vì trẻ rất hiếu động. − Thường xuyên có các bài học: lúc nào cũng phải sẵn sàng để luôn có các bài học chớp nhoáng. Bắt đầu với trẻ 12-18 tháng tuổi − Các bài học phải rất rất ngắn − Dừng lại trước khi trẻ muốn dừng. − Chú trọng vào bước 1 và 2 − Có thể giảm số từ xuống còn 2-3 từ trong 1 lần tráo. − Trẻ có thể thích cả 5 bước, nhưng thường chỉ tập trung vào bước 1 và 2, vì chúng bận, hiếu động, muốn vận động không ngừng. Bắt đầu với trẻ 18 – 30 tháng tuổi − Chọn những từ chúng thích nhất, ví dụ: những từ như thức ăn chúng thích, hành động chúng hay làm, cảm xúc chúng hay thấy, tính từ, trạng từ, v…v… phải chọn rất cẩn thận. − Từng bước khởi động chương trình học đọc: Bắt đầu với 1 nhóm 5 từ. Vài ngày sau quay lại với 1 nhóm khác. Phải giả vờ bỏ đói chúng 1 chút, để chúng đòi hỏi nhiều hơn. − Ngay khi đủ các từ để tạo thành câu thành ngữ, hãy chuyển các từ ngữ và nhóm từ đơn lẻ lên thành các câu thành ngữ. − Hãy làm bước 3,4,5 ngay khi đủ từ (10-20 từ). Bắt đầu với trẻ 30 – 48 tháng tuổi − Trẻ muốn làm bước 5 (đọc sách) nhưng vẫn phải tập qua các bước cơ bản. Chúng sẽ học chậm hơn, nhanh quên hơn trẻ 12 tháng tuổi. Chúng thích những từ phức tạp. − Chọn những từ trong lĩnh vực chúng thích. − Nhanh chóng sử dụng bước 1,2 sau đó chuyển sang dùng nhiều bước 3,4 Bắt đầu với trẻ 48 – 72 tháng tuổi − Đừng nghĩ là con đã già, 4 tuổi vẫn còn trẻ chán so với 6,7 tuổi. − Hãy kiên trì làm như với trẻ 30-48 tháng tuổi. − Sử dụng những từ phức tạp mà trẻ thích. − Thực tế là trẻ bắt đầu lúc 48 tháng, đến 6 tuổi vẫn có thể đọc vanh vách sách học sinh lớp 4. Cách kiểm tra trẻ Kiểm tra là để thể hiện ra những gì trẻ không biết, vì thế, đừng hỏi: đây là chữ gì, mà hãy để trẻ chọn: − Trẻ dưới 2 tuổi: bạn show ra 2 tấm thẻ chuối và táo, bạn hỏi đâu là chuối, nếu trẻ chọn chuối thì bạn reo mừng, nếu trẻ chọn táo thì bạn bảo đây là táo còn đây mới là chuối một cách nhẹ nhàng và nhiệt tình nhất, và vẫn khen con bạn vì dù sao thì con bạn cũng đã cố gắng. − Trẻ 2 tuổi: bạn hỏi Sáng nay con ăn bánh với quả gì? − Trẻ 3 tuổi: Quả gì vừa dài vừa ngọt lại có màu vàng? − Trẻ 4 tuổi: quả nào được trồng ở Braxin? − Trẻ 5 tuổi: quản nào chứa nhiều chất khoáng Kali hơn? − Một câu hỏi hay là 1 câu hỏi luôn tạo ra cách giải quyết vấn đề. − Hãy tạo ra các trò chơi. − Mỗi lần học, tối đa chỉ hỏi 1 lần. − Nếu con bạn ko thích thì ko nên ép và ko dùng nữa. Nhắc lại những điều quan trọng − Đừng làm con bạn chán nản: 2 sai lầm thường gặp nhất là tiến trình học chậm và kiểm tra bài, đặc biệt việc hỏi đi hỏi lại cùng 1 câu hỏi. − Đừng gây áp lực cho con: chỉ dạy khi con hứng thú, ko được ép. − Đừng gây căng thẳng: chỉ dạy khi bạn thấy thoải mái. Khả năng cảm nhận của trẻ rất nhạy. − Hãy vui vẻ: càng hăng hái, càng vui vẻ thì càng hiệu quả. Dùng những từ như “ái chà”, − Hãy sáng tạo: − Trả lời mọi câu hỏi của con: trả lời nghiêm túc và chính xác nhất có thể. − Mang đến cho con những thứ đáng học. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể dạy cho con bạn biết đọc chữ thật dễ dàng và tạo niềm yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ. Tôi đã làm được điều này và rất dễ dàng thì tại sao bạn lại không làm được?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!