Vẽ tĩnh vật bằng bút chì
* Công cụ dùng để vẽ:
Để vẽ bài này, các bạn cần phải có:
– 01 bút chì 2B;
– 01 cục tẩy;
– 01 tờ giấy A3 hoặc giấy giầy, có ganh (một mặt nhẵn, một mặt có gân)
* Bước 1: Chuẩn bị vẽ
KỸ THUẬT: Bất cứ khi nào vẽ tranh tĩnh vật, bạn nên bắt đầu vẽ phác các vật thể ở trong dạng khung. Kỹ thuật này giúp bạn nhận thức đầy đủ về hình dạng của vật thể và vị trí của nó trong mối quan hệ với các vật thể khác. Điều quan trọng là bạn phác thảo nhạt thôi để tránh bị lỗi.
Chú ý: Kỹ thuật vẽ phác này sử dụng các đường thẳng đứng và nằm ngang để giúp bạn vẽ được hình elip của 2 đáy trên và đáy dưới hình trụ.
Bước 2: Tạo ra các thành phần thú vị khác
KỸ THUẬT: Khi bạn vẽ một tác phẩm, bạn hãy cố gắng thể hiện được giá trị của tác phẩm mà bạn thấy thú vị. Bạn cần phải nhận thức được các cấu trúc trừu tượng mà bạn muốn vẽ như: nhịp điệu và sự tương phản của các đường, hình dạng, tông màu, màu sắc, hoa văn, bố cục và hình thức của nó.
Chú ý: Có một khung tranh để phác họa tranh tĩnh vật sẽ giúp bạn tổ chức sắp xếp được thành phần của nhóm vật thể. Nó làm cho bạn nhìn ra hình dạng, vị trí và tỷ lệ của từng vật thể đối với các vật thể xung quanh dễ dàng hơn.
Bước 3: Tẩy các đường nét không cần thiết
KỸ THUẬT: Khi bạn thấy được hình dạng, tỷ lệ và kết cấu rồi, bạn có thể tẩy xóa các đường không cần thiết đi. Điều này sẽ giúp bạn định dạng được hình mà bạn muốn vẽ và tự tin rằng tất cả các vật thể được định hình một cách chính xác.
Bước 4: Vẽ chi tiết các đường nét
KỸ THUẬT: Bây giờ bạn hãy phác thảo nhạt các hình, bóng phản chiếu của từng vật thể.
Chú ý: Muốn vẽ chính xác các đường nét, cách dễ nhất là bạn phải tiến hành bước tiếp theo là – Kỹ thuật đánh bóng.
Bước 5: Kỹ thuật đánh bóng 1
KỸ THUẬT: Sắc thái màu sắc của bản vẽ được thực hiện qua 4 bước, trừ bước 5 đến bước 8. Trong bước này để tạo ra không gian ba chiều, một số sắc thái màu cơ bản của từng vật thể sẽ được vẽ nhạt đi.
Bước 6: Kỹ thuật đánh bóng 2
KỸ THUẬT: Kỹ thuật đánh bóng 2 này tạo ra sắc thái nhằm tập trung vào các khoảng trống giữa và xung quanh các vật thể.
Chú ý: Độ sáng bóng giữa các vật thể trong bản vẽ phải được xử lý vì nó đóng vai trò rất quan trọng như chính các vật thể trong tranh vậy. Bóng đổ bên dưới và xung quanh các vật thể phải ngang như bóng trên bề mặt của chúng. Chú ý cách thay đổi sắc thái giữa các vật thể và không gian mất đi từ việc sử dụng các đường nét để định dạng các hình trong tranh.
Bước 7: Kỹ thuật đánh bóng 3
KỸ THUẬT: Trong kỹ thuật đánh bóng thứ ba này, bạn tập trung trở lại là làm cho sắc thái của vật thể đậm lên, tăng độ tương phản giữa các mảng sáng tối. Điều này sẽ làm nổi bật hình thái của vật thể và tăng sự tương phản của hình ảnh.
Chú ý: Vấn đề lớn nhất ở giai đoạn này là duy trì sự cân bằng của sắc thái bằng việc không vật thể nào trong tranh xuất hiện quá tối hoặc quá sáng. Bạn sẽ tìm được tính đồng nhất giữa hình thức và sắc thái của vật thể ở đây.
Bước 8: Kỹ thuật đánh bóng 4
KỸ THUẬT: Cuối cùng, bạn tập trung lại vào không gian giữa các vật thể, tăng sắc thái và độ tương phản lên.
Chú ý: Bạn cần phải cẩn thận trong việc cân bằng sắc độ của các vật thể và không gian giữa chúng để đảm bảo việc tạo ra một hình ảnh trong tranh đồng nhất.
BẢN VẼ ĐÃ HOÀN THÀNH: Bản vẽ đã hoàn thành này phải được thể hiện ở hai cấp độ: thứ nhất là đại diện cho các nhóm vật thể và thứ hai là thấy được các thành phần của các yếu tố thị giác, hài hòa và tương phản trong việc sử dụng đường nét, hình dạng và sắc thái.
>>> Các bước dựng hình và đánh bóng tượng;
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!