Mách nhỏ 9 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà mà chị em nên biết

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là dấu hiệu đại điện cho một sức khỏe sinh sản tốt ở chị em phụ nữ. Khi các vấn đề về kỳ kinh xuất hiện, đây có thể là tín hiệu của cơ thể mà bạn cần quan tâm hoặc là lúc cơ thể bạn phát cảnh báo phản đối với những thói quen không lành mạnh. Đôi lúc, những vấn đề này sẽ được xử lý tại nhà một cách hiệu quả mà không cần can thiệp y tế.

Vậy cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết sau.

Tắc kinh nguyệt là gì?

Tắc kinh nguyệt hay tắc kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến trễ hơn so với chu kỳ bình thường hoặc máu kinh ra rất ít trong kỳ hành kinh. Máu kinh trong trường hợp tắc kinh thường ít hơn rất nhiều so với chu kỳ kinh chu kỳ kinh nguyệt bình thường, có khi chỉ vài giọt. Thông thường, chị em phụ nữ có ngày đèn đỏ kéo dài từ 3-7 ngày với lượng máu kinh thấm ướt từ 3-5 miếng băng vệ sinh mỗi ngày. Nhưng khi có những kỳ kinh không chỉ đến muộn hoặc kỳ hành kinh chỉ có một ít máu kinh, diễn ra từ 1-2 ngày, máu kinh có thể đậm hoặc nhạt màu hơn so với bình thường. Tắc kinh là thuật ngữ dễ hiểu cho thấy sự nghi ngờ bít tắc máu kinh do một vài nguyên nhân nào đó cần được điều chỉnh.

Tắc kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Hiện tượng kinh nguyệt đến muộn và quá ít có thể do một vài nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng hoặc do thói quen, lối sống có sự thay đổi đột ngột. Thông thường, những cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà sẽ giúp phụ nữ điều hòa kỳ hành kinh mà không cần đến gặp bác sĩ hay sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc kinh nguyệt tái diễn liên tục nhiều lần hay diễn ra trong nhiều tháng kèm theo các triệu chứng như đau chướng bụng, hoa mắt chóng mặt… chị em phụ nữ cần đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay. Việc đi khám giúp đánh giá xem bạn có rơi vào các trường hợp sau hay không:

  1. Rối loạn nội tiết
  2. Các biến cố thai kỳ như mang thai ngoài tử cung hay sảy thai
  3. Nhiễm các loại bệnh lây qua đường tình dục như: chlamydia, lậu… có nguy cơ dẫn đến vô sinh
  4. Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung lộ tuyến, viêm nhiễm tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung…
  5. Ung thư cổ tử cung
  6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  7. Suy buồng trứng sớm
  8. Các rối loạn về tâm lý, tác dụng không mong muốn của thuốc, ảnh hưởng của các chất kích thích, ảnh hưởng của các sóng điện từ…

Bật mí 9 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà hiệu quả mà bạn có thể thử

Có không ít chị em thắc mắc cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà hay bị tắc kinh phải làm sao hay tắc kinh uống thuốc gì? Như đã nói, nhiều cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà được các chị em phụ nữ rỉ tai nhau sẽ có hiệu quả điều hòa chu kỳ kinh nguyệt mà chưa hoặc không cần can thiệp y tế. Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể tìm hiểu và thực hiện những biện pháp sau: