Rong kinh là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên nhiều chị em còn chủ quan không thăm khám và điều trị, lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Tất cả thông tin của tình trạng này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Nguyễn Quang Nhật, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Rong kinh là gì?
Rong kinh (có tên tiếng Anh là Menorrhagia) là hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc kéo dài hơn so với một chu kỳ bình thường. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 28-32 ngày, thời gian hành kinh là 3-5 ngày. Lượng máu kinh nguyệt khoảng 50-80ml chính là lớp niêm mạc tử cung bong ra. Tiếp đó, hình thành lớp niêm mạc tử cung mới cho chu kỳ tiếp theo. (1)
Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu kinh hơn 80ml được xem là rong kinh. Để đánh giá lượng máu kinh vào mỗi chu kỳ là nhiều hay ít, chị em có thể dựa trên số lượng và số lần thay băng vệ sinh. Nếu phải thay băng vệ sinh liên tục hàng giờ hoặc sử dụng trên hai băng vệ sinh cùng lúc, điều đó chứng tỏ lượng máu kinh đang ra nhiều bất thường.
Bên cạnh đó, tình trạng máu kinh ra nhiều vào ban đêm hoặc máu đông thành cục lớn cũng là dấu hiệu của hiện tượng này. Rong kinh kéo dài có thể làm chị em thiếu máu, mệt mỏi và xanh xao. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục, dễ gây các bệnh lý phụ khoa và gây vô sinh ở phụ nữ.
BS.CKI Nguyễn Quang Nhật, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khuyến cáo, nếu gặp phải tình trạng này, chị em nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám sớm, tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ kết quả chẩn đoán và cơ địa, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Dấu hiệu khi bị rong kinh là gì?
Bác sĩ Nguyễn Quang Nhật chia sẻ những dấu hiệu thường gặp của rong kinh giúp chị em dễ nhận biết. Các dấu hiệu đó gồm: (2)
- Đau bụng kinh;
- Lượng máu kinh ra nhiều trong thời gian hành kinh, kéo dài liên tục trên 7 ngày, thậm chí có thể lên tới 10 ngày;
- Lượng máu kinh nhiều hơn 80ml thay vì 50-80ml ở một chu kỳ bình thường;
- Phải thay băng vệ sinh liên tục sau vài giờ;
- Phải sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều băng vệ sinh;
- Xuất hiện cục máu đông có kích thước lớn;
- Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu như cảm giác mệt mỏi, khó thở, kiệt sức. Khi bị thiếu máu, chị em có thể gặp phải các triệu chứng của một tình trạng gọi là PICA, bao gồm rụng tóc, da nhợt nhạt và muốn ăn những thứ không phải là thực phẩm như tóc, giấy, bụi bẩn…
Khi có những triệu chứng này, chị em nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân rong kinh
Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan đến hormone, các bệnh lý khác hoặc đôi khi là do căng thẳng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất: (3)
1. Mất cân bằng hormone
Sự cân bằng giữa hormone Estrogen và Progesterone ở phụ nữ sẽ giúp điều chỉnh sự tích tụ ở niêm mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có một loại hormone nào thiếu hụt gây mất cân bằng, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức, dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều.
Những nguyên nhân có thể làm mấy cân bằng hormone ở phụ nữ gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh lý tuyến giáp, tình trạng béo phì, kháng insulin…
2. Rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu trứng không rụng vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ không thể sản xuất ra hormone Progesterone như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường làm mất cân bằng hormone, hệ quả là rong kinh.
3. U xơ tử cung
Những khối u xơ tử cung lành tính cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.
4. Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể gây đau đớn và chảy máu, khiến người bệnh thấy lượng máu vào chu kỳ ra nhiều hơn.
5. Polyp tử cung
Polyp lành tính, kích thước nhỏ nằm trên niêm mạc tử cung có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.
6. Đặt vòng tránh thai
Rong kinh cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp của phương pháp đặt vòng tránh thai để ngăn ngừa việc mang thai.
7. Liên quan đến thai kỳ
Sảy thai (thai nhi tử vong trong tử cung) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể gây tình trạng chảy máu bất thường.
8. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết… có thể gây nên tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài.
9. Các bệnh lý khác
Tình trạng rối loạn đông máu di truyền như bệnh Von Willebrand có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến rong kinh.
10. Các yếu tố nguy cơ khác
Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, buồng trứng sẽ giải phóng trứng (sự rụng trứng) để sản xuất hormone Progesterone cho cơ thể, giữ cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu trứng không rụng, lượng hormone Progesterone có thể gây chảy máu nặng.
Tình trạng rong kinh ở trẻ vị thành niên là do rối loạn của quá trình rụng trứng. Đối với bé gái tuổi vị thành niên, thường năm đầu tiên trứng không thể được giải phóng khỏi buồng trứng.
Đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, hiện tượng này có liên quan đến các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, các bệnh lý khác như ung thư tử cung, rối loạn đông máu di truyền, bệnh gan, thận hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nên tình trạng này.
Ngoài ra, rong kinh tiền mãn kinh cũng là một trong những tình trạng phổ biến ở phụ nữ đang độ tuổi trung niên.
Rong kinh kéo dài bao lâu?
Thông thường, thời gian hành kinh sẽ diễn ra từ 3-5 ngày, nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày được gọi là rong kinh. Tuy nhiên, thời gian rong ở mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Rong kinh có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Bị rong kinh sẽ đối mặt với những nguy hiểm nào là thắc mắc chung của chị em khi rơi vào tình trạng này. Bác sĩ Nguyễn Quang Nhật cho biết, khi lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá lâu mà không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến các bệnh lý khác. Cụ thể là: (4)
1. Thiếu máu
Bệnh có thể gây thiếu máu do mất máu quá nhiều vào mỗi chu kỳ kinh. Khi bị thiếu máu, chị em sẽ thấy khó thở, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống…
2. Đau bụng dữ dội
Bên cạnh lượng máu kinh nhiều, chị em có thể cảm thấy đau bụng dữ dội (triệu chứng giống đau bụng kinh). Một vài trường hợp hiện tượng chuột rút có liên quan đến rong kinh.
3. Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Khi bị rong kinh, máu sẽ có màu đen do bị ứ đọng lâu trong tử cung, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập gây bệnh. Vi khuẩn có thể đi theo hướng từ âm đạo lên vòi trứng, buồng tử cung… gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Ngoài ra, hiện tượng chảy máu nhiều còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang… Nếu lơ là, không thăm khám và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây vô sinh – hiếm muộn, cướp đi “thiên chức” làm mẹ của chị em phụ nữ.
Bị rong kinh phải làm sao?
Bỗng một ngày đẹp trời, nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt khác lạ và có những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, chắc hẳn chị em đều lo lắng và thắc mắc rằng bị rong kinh phải làm sao? Bác sĩ Nguyễn Quang Nhật khuyên, trong trường hợp này chị em cần:
1. Điều chỉnh lối sống khoa học
Chế độ sinh hoạt là một trong những cách cải thiện tình trạng rong kinh hữu hiệu. Chị em cần:
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh những hoạt động và vận động mạnh;
- Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress;
- Ngủ nghỉ đúng giờ và đủ giấc;
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay bằng vệ sinh mới đều đặn.
2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cũng như nạp thêm năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Chị em cần lưu ý:
- Bổ sung thêm trái cây và rau củ xanh vào thực đơn hàng ngày để ổn định đường huyết trong máu, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng;
- Ăn thêm cá biển hoặc cá giàu chất béo để giúp giảm đau, giảm viêm;
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu;
- Nên ăn thêm ngũ cốc bởi chúng chứa ít glycemic sẽ giúp cân bằng nội tiết tố;
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê;
- Không ăn những món cay, nóng như nhiều ớt, tiêu.
3. Thăm khám với bác sĩ phụ khoa
Đi khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng nhất khi phát hiện bị rong kinh. Thông qua thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn cách xử trí hiệu quả nhất, giải quyết triệt để tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ Nguyễn Quang Nhật cho biết, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân cần khai thác thông tin tiền sử bệnh lý (bản thân và gia đình), khám thực thể và xét nghiệm máu trong trường hợp nghi ngờ thiếu máu.
Tiếp đó, chị em có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để tăng thêm độ chính xác của kết quả chẩn đoán. Những xét nghiệm đó là:
- Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh trong tử cung, buồng trứng và xương chậu;
- Xét nghiệm PAP: Lấy mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, tế bào ung thư hoặc mầm mống của ung thư;
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy mẫu mô ở nội mạc tử cung để kiểm tra sự hiện diện của ung thư.
- Soi ổ bụng: Rạch một đường nhỏ để quan sát ổ bụng.
- Soi tử cung: Dùng ống soi có gắn camera ghi hình để quan sát tử cung.
- Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Đưa chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để quan sát tử cung trên phim X-quang.
Cách điều trị rong kinh
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: nguyên nhân và nguyện vọng sinh con của chị em phụ nữ.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh. Có thể là thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bổ sung hormone Progesterone hoặc thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu. Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Các thủ thuật điều trị có thể là nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung (bao gồm cả tử cung và cổ tử cung)… Tuy nhiên, hạn chế của những thủ thuật này là có thể gây vô sinh, do đó chỉ được áp dụng cho trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.
Tình trạng ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Do đó, khi nghi ngờ bị bệnh, chị em nên đến ngay cơ sở y tế có đơn vị Sản Phụ khoa uy tín để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Phòng ngừa rong kinh
Không thể phòng ngừa được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định riêng để được kiểm soát tốt tình trạng, không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, sống vui khỏe và hạnh phúc.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi, giàu kinh nghiệm; sở hữu hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng, nhờ đó có phương pháp điều trị hiệu quả ở mỗi bệnh nhân.
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng qua bài viết này chị em đã hiểu hơn về rong kinh, cũng như biết khi bị bệnh thì phải làm sao. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!