Chân tay buồn bực là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Rất nhiều người gặp phải cảm giác bứt rứt, buồn bực chân tay về đêm mà không biết nguyên nhân do đâu. Vậy chân tay buồn bực là bệnh gì? Hướng điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra giải đáp cho mình.

1. Chân tay buồn bực là bệnh gì?

Trước hết, cần hiểu chân tay buồn bực không phải là bệnh lý mà là một hiện tượng bình thường hoặc triệu chứng của một bệnh nào đó. Tình trạng này được thể hiện bằng cảm giác tê mỏi, bứt rứt, buồn bực như kiến bò, khó chịu dưới da, trong xương khớp.

"Tình

Cảm giác này hầu như ít xuất hiện vào ban ngày, thường diễn ra vào buổi tối, hay gặp ở bắp chân, cổ chân, đôi khi là đùi, bàn chân hoặc cánh tay.

2. Chân tay buồn bực khó chịu do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân tay tê mỏi, khó chịu hoặc đau nhức trong xương. Theo các chuyên gia y tế, điều này phản ánh các vấn đề về sức khỏe.

2.1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Là những tổn thương tại các rễ, dây thần kinh, khiến chân tay tê bì, buồn bực, đau nhức, khó vận động khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do các tổn thương như viêm, chèn ép dây thần kinh tách ra từ tuỷ sống có chức năng tạo cảm giác và điều khiển tay chân hoạt động. Nếu không được điều trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động.

2.2. Bệnh lý về xương khớp

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chân tay buồn bực khó ngủ về đêm. Các tổn thương do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… có thể gây chèn ép hoặc làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh dẫn đến tê buồn như kiến bò, nhức mỏi chân tay.

"Các

2.3. Bệnh chuyển hoá

Phải kể đến là tiểu đường – Bệnh ảnh hưởng đến hệ xương khớp, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp, loãng xương,… Vì vậy, có thể gây ra hiện tượng tê cứng chân tay. Khi có triệu chứng này, bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, phải điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2.4. Nguyên nhân khác

Ngoại trừ nguyên nhân do sinh lý, bắt nguồn từ việc ngồi lâu, sai tư thế khiến cho khí huyết ngưng trệ, máu khó lưu thông, dẫn tới tình trạng buồn bực chân tay thì đây còn là dấu hiệu khi cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng như: canxi, vitamin D, sắt…

>> Tìm hiểu nhanh: Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

3. Đối tượng

Tình trạng nhức mỏi buồn bực chân tay có thể gặp ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải cao hơn cả là:

  • Những người mắc bệnh về xương khớp.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Những người có thói quen lười vận động
  • Ăn uống thiếu chất.

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên khiến bạn mất ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, cần sớm có giải pháp chữa trị, khắc phục tình trạng này.

4. Cách điều trị chân tay buồn bực hiệu quả

Tuỳ từng trường hợp bệnh lý mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Thông thường sẽ dựa trên 2 phương pháp chính là: Đông y, Tây y và các giải pháp điều trị hỗ trợ.

4.1. Biện pháp hỗ trợ

Nếu là buồn bực chân tay do sinh lý, bạn nên áp dụng các biện pháp như: tăng cường vận động, xoa bóp chân tay, đi lại thường xuyên, vươn vai, ngâm nước nóng…

"Thường

Bạn cũng chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, vitamin B, uống đủ nước… Đồng thời, hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Trường hợp vấn đề xuất phát từ bệnh lý, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được y bác sỹ tư vấn, cũng như có cách điều trị bệnh dứt điểm.

4.2. Điều trị bằng Tây y

Đối với các trường hợp nhức mỏi buồn bực chân tay do bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12,… phòng tránh tình trạng tê mỏi kéo dài.
  • Thuốc giãn mạch ngoại vi và kiểm soát đường huyết nếu nguyên nhân do bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một số trường hợp nặng, sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay nhằm chấm dứt tình trạng nhức mỏi, buồn bực.

4.3. Đông y

Trong Đông y có thể sử dụng các biện pháp như xoa bóp, châm cứu bấm huyệt để khắc phục hiện tượng buồn bực chân tay. Những biện pháp này có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau, tê bì hiệu quả.

5. Cách phòng tránh

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng để ngăn chặn tình trạng chân tay buồn bực khiến bạn mất ngủ về đêm, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hạn chế ngồi liên tục quá lâu, nên đi lại nhiều hơn.
  • Xoa bóp chân tay giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, có thể tập dưỡng sinh hoặc yoga.
  • Chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thắc mắc chân tay buồn bực là bệnh gì. Để những cơn đau nhức, buồn bực xương khớp không còn “ghé thăm”, ngay bây giờ, bạn hãy duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ. Liên hệ 0865 344 349 để được hỗ trợ, tư vấn thêm về các thắc mắc của bạn!

XEM THÊM:

  • Cách điều trị tê bàn tay hiệu quả ngay tại nhà
  • Đau lưng, mỏi gối, tê tay – Bệnh gì, liệu ai có hay?