7 cách chống ngập nước vào nhà hiệu quả

Ngập nước là tình trạng xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả những nước hiện đại, tiên tiến bậc nhất, như: Úc, Canada, hay Mỹ. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề: từ việc biến đổi khí hậu như mưa kéo dài nhiều ngày, hay tác động của con người khiến cầu cống nghẹt rác thải, dẫn đến tình trạng nước không thoát kịp.

chống ngập nước vào nhà
Làm thế nào để chống ngập nước vào nhà?

Dù là nguyên nhân nào, ngập nước vẫn là vấn nạn đau đầu cho người dân, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là 7 cách chống ngập nước hiệu quả mà Vua Nệm muốn giới thiệu đến quý độc giả, nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập nước, đặc biệt là trong mùa mưa lũ sắp tới.

1. Nguyên nhân ngập nước

Trước khi đến với các cách chống ngập nước vào nhà, cùng Vua Nệm tìm hiểu nguyên nhân gây ngập nước, để có thể cải thiện tình trạng một cách triệt để và hiệu quả.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ngập vào nhà, do thời tiết, hạ tầng xây dựng và có cả nguyên nhân xuất phát từ con người:

1.1 Hệ thống cống rãnh nhỏ so với lượng nước mưa và mật độ dân số

Đây được xem là vấn đề nan giải tại Việt Nam nói chung, cũng như các thành phố lớn nói riêng, như: Hồ Chí Minh, Hà Nội…Hệ thống thoát nước lâu đời với dung tích nhỏ đã không thể hoạt động hiệu quả trong tình trạng mưa lớn kéo dài.

cách chống ngập nước vào nhà
Hệ thống cống rãnh nhỏ

Nước mưa ứ đọng trên các con đường, đặc biệt là các khu vực trũng, thấp, gây ngập lụt cục bộ. Không chỉ khó khăn cho các phương tiện di chuyển mà các hộ gia đình ở những con đường này cũng bị ảnh hưởng vì nước tràn vào nhà.

1.2 Triều cường dâng cao

Đây là hệ quả của việc biến đổi khí hậu khiến triều cường thường xuyên dâng cao, thậm chí đạt đỉnh vào một số thời điểm trong năm.

Trên thực tế, khu vực Nam Bộ, bao gồm cả TP.HCM, đang đối mặt với tình trạng sụt lún vì thực hiện bê tông hóa cũng như khai thác nước ngầm quá mức.

cách chống nước ngập vào nhà
Triều cường dâng cao

Triều cường dâng cao khiến hệ thống cống rãnh không kịp thoát nước, dẫn đến nước ngập vào nhà của người dân.

1.3 Xả rác bừa bãi

Nhiều người dân có thói quen xả rác bừa bãi, gây nghẹt cống rãnh, khiến cống bị ùn ứ, không thể thoát nước nhanh chóng.

2. Hậu quả ngập nước vào nhà

Nước ngập vào nhà để lại rất nhiều hậu quả phiền toái đến sinh hoạt của người dân, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

2.1 Nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm

Nước ngập vào nhà có thể mang theo các căn bệnh truyền nhiễm cho gia đình, có thể kể đến như: kiết lỵ. nhiễm giun sán, dịch tả, sốt xuất huyết…

Không chỉ vậy, nước ngập vào nhà còn mang theo bùn đất, rác thải và các vi khuẩn khác, có thể gây ra các bệnh về da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2.2 Gây chập điện

Hầu hết các gia đình Việt thường lắp ổ điện ở vị trí thấp để tiện lợi trong việc sử dụng hàng ngày. Nước ngập vào nhà có thể khiến các ổ điện bị dính hoặc thấm nước, gây hư hỏng nguồn điện.

cách chống ngập nước vào nhà tại tphcm
Nước ngập vào nhà có thể gây chập điện

Với những trường hợp không phát hiện và không xử lý kịp thời, ổ điện có thể phát nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.3 Mất nhiều thời gian vệ sinh

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, nước ngập vào nhà còn dẫn đến rất nhiều phiền toái cho gia chủ. Vì nước tràn vào mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, lại là nước bẩn, người dân tốn rất nhiều công sức và thời gian để dọn dẹp, vệ sinh.

3. 7 cách chống ngập nước vào nhà hiệu quả

3.1 Cách chống ngập nước vào nhà bằng việc nâng nền nhà

Nâng nền nhà lên cao hơn được xem là một trong những giải pháp mang đến hiệu quả lâu dài và triệt để, ngay cả khi đối mặt với tình trạng ngập nặng hoặc dài ngày. Tuy nhiên, nâng nền nhà đòi hỏi nguồn chi phí lớn.

Ngoài ra, nâng nền cũng là cách chống ngập nước vào nhà ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà khi khoảng cách từ sàn đến trần sẽ trở nên hẹp hơn.

nâng nền chống ngập nước vào nhà
Nâng nền cũng là cách chống ngập nước vào nhà ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà

Ngoài ra, khi thực hiện nâng nền nhà, gia chủ cũng cần lưu ý đến yếu tố thuận tiện cho việc dắt xe vào nhà. Tránh nâng nền quá cao hoặc không có dốc dẫn xe, gây bất tiện trong sinh hoạt.

3.2 Cách chống ngập nước vào nhà bằng bao cát

Đây được xem là phương án chữa cháy cho các trường hợp nước dâng cao nhanh chóng hoặc nước tràn vào nhà bất ngờ.

Dùng bao cát chồng lên nhau để ngăn nước ngập là cách chống ngập nước vào nhà truyền thống, dân gian, được ông bà ta áp dụng từ thời xưa đến nay. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn. Khi nước ứ đọng lâu, có thể len lỏi qua khe hở giữa các bao cát và tràn vào nhà.

vách ngăn chống tràn ngập nước vào nhà
Cách chống ngập nước vào nhà bằng bao cát

Ngoài ra, biện pháp này cũng làm mất vệ sinh không gian sống vì cát thường rất dễ đổ hoặc theo dòng nước chảy vào nhà.

3.3 Nạo vét hệ thống thoát nước

Để áp dụng cách này, nhiều gia đình có thể họp lại và thống nhất với nhau để cùng thuê đội nạo vét cống, thực hiện nạo vét tại khu vực cống rãnh trong xóm hoặc khu phố mà mình sinh sống.

Nạo vét cống chống ngập nước vào nhà
Nạo vét cống

Biện pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn rác thải, rác sinh hoạt hoặc đất cát ứ đọng lâu ngày trong hệ thống cống rãnh, giúp thoát nước nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu mưa to kéo dài, dung tích cống nhỏ vẫn gây ra tình trạng quá tải và ngập nước.

3.4 Dùng hố ga nhựa thông minh

Đây là phương pháp ngăn nước tại vị trí các hố ga nhằm hạn chế và giải quyết triệt để tình trạng nước tràn vào nhà.

Hố ga nhựa có tuổi thọ cao, khoảng 20 đến 30 năm sử dụng. Hố ga nhựa có tác dụng đóng mở đường cống khi nước dâng cao, tránh tình trạng nước tràn vào nhà. Không chỉ có khả năng ngăn nước ngập, nắp của hố ga khá kín, còn có tác dụng ngăn mùi, ngăn côn trùng…

Dùng hố ga nhựa thông minh chống ngập
Dùng hố ga nhựa thông minh

Hố ga được lắp đặt thi công đơn giản, nhanh chóng trong khoảng 15 phút đến nửa tiếng. Hố ga nhựa cũng có thể thay lắp dễ dàng sau một thời gian sử dụng. Gia chủ có thể thực hiện vệ sinh hố ga định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm.

3.5 Dùng miếng chắn

Đây được xem là phương án tối ưu hơn so với việc dùng bao cát ngăn nước ngập vào nhà. Các miếng chắn có thể là ván gỗ, hoặc tấm nhựa mica.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án tạm thời và không mang lại hiệu quả cao vì nước vẫn có thể tràn vào các khe hở giữa miếng chắn và sàn nhà.

Dùng miếng chắn nước chống ngập
Dùng miếng chắn nước chống ngập

3.6 Lắp đặt cửa chống ngập

Lắp đặt cửa chống ngập được xem là phương pháp mới, hiện đại và tối ưu nhất để giải quyết triệt để tình trạng nước ngập tràn vào nhà.

Cửa chống ngập có cấu trúc với khung được làm bằng inox. Hai bản lề của khung có thể lắp đặt hai bên thành cửa hoặc thành tường của ngôi nhà. Tấm ngăn nước làm bằng UPVC, được cuộn gọn bên dưới hộp kỹ thuật, đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sống cũng như tính tiện lợi cho người dùng.

Lắp đặt cửa chống ngập
Lắp đặt cửa chống ngập

Cửa chống ngập có thể tháo lắp nhanh chóng, chống nước ngập vào nhà một cách triệt để.

3.7 Cửa chống ngập tự động

Đây là phương pháp tân tiến hơn cửa chống ngập thông thường khi tích hợp thêm tính năng tự động.

Gia chủ không cần thực hiện các thao tác tháo lắp khi trời mưa hoặc khi nước ngập. Hệ thống cửa tự động sẽ tự kích hoạt và hoạt động khi nước dâng cao và có nguy cơ tràn vào nhà.

Dù đem đến tính tiện ích cao, cửa chống ngập tự động có giá thành khá đắt đỏ.

Cửa chống ngập tự động
Cửa chống ngập tự động

XEM THÊM:

  • 13 cách chống say xe đơn giản hiệu quả ngay tức thì
  • Hướng dẫn Cách chống muỗi đốt cho bé đơn giản, hiệu quả
  • Cách chống ẩm mốc cho phòng ngủ hiệu quả

Trên đây là 7 cách chống ngập nước vào nhà vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình. Hãy để không gian sống luôn thật yên bình, sạch sẽ và là nơi ai cũng muốn quay về nhé! Tiếp tục theo dõi chúng tôi để biết thêm các thông tin thú vị nha!