Em bé ra đời là sự phấn khích, mang lên niềm vui hạnh phúc của cả gia đình. Tuy nhiên cũng mang tới nhiều đảo lộn cho ba mẹ. Con quấy khóc không ngừng, bế vác, rung lắc, khóc đêm… khiến cả nhà “thất điên bát đảo”.
Đây là lúc nhiều gia đình tìm hiểu về rèn bé tự ngủ EASY – là cách gọi nôm na chỉ phương pháphướng dẫn con tự ngủ kết hợp với lịch sinh hoạt EASY. Tuy nhiên, cách gọi này khiến nhiều người hiểu nhầm EASY là luyện ngủ.
Thực chất đây là hai phương pháp kết hợp với nhau song song gồm có: đưa con về nếp sinh hoạt EASY đồng thời hướng dẫn tự ngủ. Em bé vẫn có thể theo nếp sinh hoạt EASY khoa học nhưng không cần hướng dẫn tự ngủ. Nhưng một em bé rất khó để tự ngủ dễ dàng nếu không có nếp sinh hoạt EASY khoa học hợp lý.
Vậy có nên rèn bé tự ngủ? Trẻ sơ sinh tự ngủ có tốt không? Khi nào là thời điểm tốt nhất để giúp con tự ngủ? Có những phương pháp nào giúp con tự ngủ hiệu quả nhanh, ít nước mắt? Mời ba mẹ tìm hiểu bài viết sau của POH nhé!
Có nên rèn cho bé tự ngủ Easy?
Bé tự ngủ liệu có tốt cho sự phát triển? Có nên tập cho bé tự ngủ không? Để trả lời câu hỏi này, ba mẹ hãy cùng POH tìm hiểu tầm quan trọng của giấc ngủ đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Càng lớn, chúng ta càng hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ. hãy hỏi những người lớn tuổi, họ cảm thấy sao khi bị mất ngủ. Quả thật “thức đêm mới biết đêm dài”. Giấc ngủ của con người và tất cả các loài đồng vật khác đến một cách bản năng. Nó chiếm đến ⅓ quãng đời con người – chỉ dành cho việc ngủ.
Đối với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ có thể nhiều gấp đôi người lớn. Trẻ sơ sinh có thể ngủ đến 18 tiếng mỗi ngày. Con số này giảm xuống 14 tiếng khi bé đạt mốc 1 tuổi, trong đó bé sẽ trải qua trọn vẹn 12 tiếng ngủ một giấc dài và có ý nghĩa vào ban đêm.
Tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi ngủ trung bình 15h đến 21h/ ngày
Giấc ngủ này giúp tái tạo tế bào não, là sân chơi giúp con học hỏi kỹ năng vận động – một kỹ năng sinh tồn của con sau này, cũng là lúc con ghi nhớ nhanh và hiệu quả nhất. Khi nhận được giấc ngủ dài, thư giãn trẻ sơ sinh cảm thấy tỉnh táo, sẵn sàng học hỏi cái mới thư giãn và phục hồi.
Nếu bé ngủ ít hơn thời lượng trên. Con có thể đang bị thiếu ngủ. Thần kinh sẽ căng thẳng, quá tải, cáu gắt, các giác quan căng như cây đàn, bé bị choáng ngợp nên không thể tập trung vào việc bú mút. Nhiều bé do quá căng thẳng có thể dẫn đến ợ nóng, nôn trớ hoặc nôn vòi rồng.
Nghe chia sẻ thật của bà mẹ 2 con nuôi theo 2 phương pháp truyền thống và phương pháp EASY để thấu hiểu Có nên nuôi con theo Easy?
Một số thói quen khi ngủ của trẻ sơ sinh
Nhiều ba mẹ dùng bình sữa hay ti mẹ để đưa bé vào giấc ngủ. Về lâu dài điều này không hề có lợi cho giấc ngủ của con bởi:
– Con ngủ gật khi ăn:
Lúc này con sẽ không học được cảm giác đói, và khi đói sẽ được ăn no. Bởi bất cứ khi nào con khóc, ba mẹ đều cho con ngậm ti, bình sữa vì cho rằng con đang đói. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn: con quấy khóc → ti mẹ → ngủ gật → đói → quấy khóc.
Điều này vô hình chung ảnh hưởng đến thói quen ăn dặm thụ động sau này của con. Con chưa từng biết cảm giác đói và được ăn no như thế nào. Nhiều mẹ không hiểu vì sao con biếng ăn, con không chịu ăn dặm – cũng một phần do thói quen này tạo ra.
Hơn nữa, ngủ gật con dễ khiến con bị đau bụng do đầy hơi. Con ngủ gật và mẹ không có cơ hội giúp con vỗ ợ hơi sinh ra trong quá trình bú mút hoặc trong quá trình tiêu hóa sữa.
Lúc này con ngủ được một chút rồi bị cơn đau bụng, đầy hơi làm phiền. Con tỉnh dậy và quấy khóc. Con ngủ chưa đầy giấc, con cũng chưa đói để ăn tiếp. Lúc không một cái ti hay chiếc bình nào có thể làm “mồi nhử” để ru con ngủ lại được nữa.
– Thói quen bế ngủ: Trẻ sơ sinh rất thông minh, phân biệt được lúc nào được bế, lúc nào đứng bế, lúc nào ngồi bế. Nhiều em bé mẹ đứng bế ngủ mới được, còn ngồi phát lại dậy. Nhưng nhiều em bé lại chịu nằm ngủ cho mẹ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc nhà… Không phải em bé chịu nằm ngủ kém thông minh hơn, mà là do con đã được tạo ra thói quen nằm chứ không phải bế ngủ.
Thói quen của ba mẹ khi cho con ngủ
Ngoài bú mút để chìm vào giấc ngủ, nhiều ba mẹ có thói quen rung lắc để ngủ. Đôi khi do quá căng thẳng, mệt mỏi vì trẻ không ngừng khóc, cha mẹ hoặc người trông trẻ rung lắc trẻ mong con nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, điều này đôi khi lại phản tác dụng, việc rung lắc quá mức khiến con càng bị kích thích, quấy khóc và không thể ngủ. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.
Bởi não trẻ mềm và yếu ớt, màng não mỏng. Khối cơ cổ quá yếu không đủ để nâng đỡ đầu. Đây được đánh giá là một hình thức bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ nhưng không phải ai cũng biết.
Bởi vậy các chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh thường khuyên cha mẹ nên tạo cho con một thói quen ngủ tốt, không nên phụ thuộc vào ti mẹ bởi việc đó có nhiều ý nghĩa.
– Con học được khái niệm về ăn, về mối quan hệ đói → thì ăn → sẽ no: Đây là nền tảng giúp con ăn chủ động, ăn theo ý muốn và được tôn trọng nhu cầu ăn sau này.
– Con có những giấc ngủ dài và ý nghĩa vào ban đêm: khi trẻ phụ thuộc vào yếu tố nào đó mới ngủ được (ti mẹ, rung lắc) thì khi bé chuyển giấc giữa các chu kỳ REM và NREM kéo dài 20-40 phút, bé tỉnh dậy và cần yếu tố hỗ trợ như trước (ti mẹ, vỗ ru) để ngủ lại. Con không biết cách chuyển giấc. Đó là lý do con ngủ 20-30 phút mỗi lần vào ban ngày và dậy nhiều lần vào ban đêm.
– Con ngủ ngon, ngủ đủ giấc khi vắng mẹ: Nhiều mẹ hết kì nghỉ thai sản, đi làm trở lại nhưng lòng lo ngay ngáy vì con không thể ăn, không thể ngủ. Con không chịu ti bình vì đã quá quen thuộc với ti mẹ. Con không thể ngủ vì có thói quen ti mẹ mới ngủ được. Điều này chắc hẳn rất vất vả cho cả mẹ và con hay sao?
Vậy thì:
Tự ngủ có tốt không?
Đến đây chắc hẳn ba mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình. Trẻ sơ sinh biết tự ngủ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Con cảm thấy an toàn vì môi trường lúc trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy là một. Dù có tỉnh giữa giấc thì con cũng thấy an tâm để ngủ tiếp.
Chắc hẳn bản thân con cũng thấy “nhàn cả người” khi giấc ngủ đến quá đỗi nhẹ nhàng và tự nhiên. Con cảm thấy thật tự tin và thoải mái. Không mất thời gian quấy khóc ngặt nghẽo do gắt ngủ hay do rung lắc dẫn đến quá mệt mà không thể ngủ ngon.
Hơn thế nữa, cuộc sống gia đình cũng dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Mẹ có thời gian nghỉ ngơi sau thời gian vượt cạn sinh con và cả ngày chăm con mệt nhoài.
Bố mẹ cũng có thời gian dành cho nhau để tái tạo năng lượng để chăm con tốt hơn. Suy cho cùng người mẹ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần thì mới chăm sóc con tốt được.
Nghe chia sẻ thật của các mẹ khi hướng dẫn con tự ngủ để trả lời câu hỏi Tự ngủ có tốt không?
Rèn bé tự ngủ từ khi nào là tốt nhất?
Vậy nên rèn bé tự ngủ từ khi nào là hiệu quả nhất? Lúc nào là Thời gian vàng tập cho bé tự ngủ nhanh, ít nước mắt nhất?
Dưới 4 tuần, ở một số trẻ sơ sinh, việc tự ngủ diễn ra hết sức tự nhiên. Bố mẹ chỉ cần tạo cho con trình tự ngủ nhất quán, cho con có cơ hội tự đưa mình vào giấc ngủ theo phương pháp tự ngủ 4s, 5s.
6-8 tuần là giai đoạn vàng để rèn con tự ngủ
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá căng thẳng và nóng lòng thực hành tự ngủ cho con vào giai đoạn này. Ba mẹ có thể chờ đến giai đoạn vàng 6-8 tuần để hướng dẫn con tự ngủ.
Sau khi đã thấu hiểu đủ con yêu mới bắt đầu thực hành tự ngủ. Đây được coi là giai đoạn tốt nhất giúp con dễ dàng vào giấc, nhanh và ít nước mắt nhất.
Đó là do giai đoạn này não bộ con đã có thể hiểu được các trình tự nhất quán.
Vậy trước đó ba mẹ cần làm gì để đảm bảo giai đoạn 6-8 tuần hướng dẫn tự ngủ thành công?
Với các học viên của POH Easy One, các mẹ được hướng dẫn các công tác chuẩn bị sau để thực hiện hướng dẫn tự ngủ thành công:
- Mẹ đủ sữa cho con bú
- Con bú mẹ hoặc bú bình (sữa mẹ/ sữa công thức) hiệu quả, đúng khớp ngậm
- Vỗ ợ hơi đúng kỹ thuật
- Phân biệt ngày đêm, thiết lập lịch sinh hoạt hợp lý
- Tìm hiểu kỹ phương pháp hướng dẫn tự ngủ phù hợp với độ tuổi
Tuy nhiên đối với mỗi trẻ sơ sinh là một cá thể khác nhau. Để giúp con tự ngủ nhanh chóng và ít nước mắt nhất, tiết kiệm thời gian công sức cho mẹ, hãy để POH tư vấn chuyên sâu giúp bé tự ngủ sau 5-7 ngày cùng độ ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
Mời ba mẹ tham khóa học POH Easy (0-1 tuổi) có tư vấn chuyên sâu 1-1 giúp con ăn no, ngủ đủ 11-12 tiếng/đêm tự ngủ dễ dàng và mẹ ngủ 8 tiếng/đêm nhé!
Nếu bỏ lỡ thời gian vàng 6-8 tuần, ba mẹ vẫn hoàn toàn giúp con tự ngủ trong giai đoạn 8-12 tuần dưới sự tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên của POH.
Tuy nhiên, từ 12 tuần trở đi, hướng dẫn con tự ngủ sẽ khó khăn hơn, nhiều nước mắt hơn. Nếu trước 12 tuần bố mẹ thấy quá khó khăn để rèn con tự ngủ thì sau 12 tuần việc này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bởi vậy dể làm mẹ bớt áp lực, mẹ có thể chỉ cần cho bé vào nếp sinh hoạt Easy phù hợp, nhuần nhuyễn là bé có thể ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn.
Để làm được điều này mẹ có thể tham khảo POH Easy Two (15-49 tuần) để được tư vấn chuyên sâu 1-1 giúp bé ngủ 10-12 tiếng/ đêm và mẹ ngủ 8 tiếng/ đêm nhé!
Phương pháp luyện con tự ngủ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp hướng dẫn con tự ngủ khác nhau như: Phương pháp không nước mắt của Elizabeth Pantley, Phương pháp bế lên/ đặt xuống, phương pháp để bé khóc CIO…
Ba mẹ có thể tham khảo đầy đủ tất cả 5 phương pháp “luyện con tự ngủ” tại bài Tất tần tật về 5 phương pháp “luyện tự ngủ” cho trẻ sơ sinh hoặc một số phương pháp quan trọng dưới đây:
– Phương pháp không nước mắt của Elizabeth Pantley: dù có tên là không nước mắt, nhưng có thể vẫn có nước mắt nếu không nói là rất nhiều nước mắt. Phương pháp này tập trung vào việc bế bé dậy ngay khi bắt đầu khóc, đung đưa cho đến khi tiếng khóc dịu lại, bé ngừng khóc và lại đặt bé xuống.
Đặt tay bạn vòng qua người bé, thì thầm từ khóa báo hiệu cho bé biết đã đến giờ đi ngủ (từ khóa được sử dụng giúp bé quen với việc đi ngủ). Nếu bé khó chịu và tiếp tục quấy khóc, bạn lại bế bé lên, lặp lại việc vòng tay và vỗ và thì thầm từ khóa… sau đó giảm dần hỗ trợ khi bé đã quen.
Phương pháp không nước mắt sẽ yêu cầu sự kiên nhẫn hết sức từ bố mẹ.
– Phương pháp bế lên/ đặt xuống
Đúng như tên gọi, bế lên đặt xuống là phương pháp đòi hỏi nhiều sức lực của người thực hiện. Trung bình mất 20 phút để thực hiện bế lên/ đặt xuống nhưng cũng có thể mất một tiếng hoặc lâu hơn. bạn có thể bế lên đặt xuống 20 lần nhưng cũng có lúc phải gãy cả lưng khi phải bế lên/ đặt xuống hàng trăm lần.
– Phương pháp khuyến khích tự ngủ theo trình tự 4s/5s: đây được coi là giải pháp ưu việt nhất khi hướng dẫn con tự ngủ. Đây là phương pháp giúp con tự ngủ có sự hỗ trợ của các công cụ hỗ trợ: quấn, ti giả, tiếng ồn trắng, bế đung đưa (winddown).
Tuy nhiên, để thực hiện 4s, 5s thành công, ba mẹ cần thực hiện sớm trong giai đoạn 6-12 tuần.
Dưới đây là các bước thực hiện trình tự ngủ 4s, 5s:
Bước 1: Ba mẹ xác định thời gian thức tối ưu theo độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi trẻ sơ sinh có thời gian thức tối ưu như sau:
Thời gian thức – ngủ tối ưu giai đoạn vàng để khuyến khích con tự ngủ (0-3 tháng)
Bước 2: Thiết lập trình tự ngủ nhất quán cho tất cả các giấc
Một trong những sai lầm thường gặp khi ba mẹ hướng dẫn tự ngủ cho con đó là đặt con thức xuống cũi và hy vọng con tự ngủ được. Đây là hiểu nhầm tai hại dẫn đến con ko thể tự ngủ được và bố mẹ cũng rất nóng lòng. Kết quả thu lại sẽ chẳng được gì.
Vì vậy, để thực hiện tự ngủ thành công, ba mẹ cần một trình tự nhất quán:
- Quan sát tín hiệu hiệu ngủ hoặc thời gian thức tối ưu
- Quấn bé
- Bước vào không gian ngủ
- Bế vác winddown
- Đặt bé khi còn thức – nút chờ
- Trấn an – giúp bé vào giấc ngủ khi còn nằm trong cũi bằng tiếng ồn trắng, ti giả, vỗ…
Bước 3: Phương pháp khuyến khích bé tự ngủ
Dưới 4 tháng, con rất khó có thể thực hiện tự ngủ nếu thiếu bộ công cụ hỗ trợ. Để tự ngủ thành công và tốn ít nước mắt nhất ba mẹ cân nhắc sử dụng trọn bộ 5 công cụ gồm: Quấn, tiếng ồn trắng, nằm nghiêng, Winddown, ti giả.
Thắc mắc của ba mẹ khi rèn bé tự ngủ
Nhiều mẹ thắc mắc có cần quấn cho con? Con phản đối quấn phải làm sao?
POH trả lời mới mẹ rằng:Quấn là công cụ hỗ trợ tái tạo môi trường trong bào thai của trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh không kiểm soát được chân và tay của mình khi phản xạ Moro còn quá mạnh, đạp chân đập tay không phải là hành động có ý thức, lúc này có thể là bé đã quá mệt và không kiểm soát được cử động của cơ thể nữa. Bằng cách quấn cho con, cha mẹ đã giúp con bình tĩnh lại.
Chính những bà mẹ than phiền lúc 6 tuần khi con “chiến đấu với quấn” này, sau đó lại quay lại cập nhật tình hình em bé với tôi, khi bé đã 23 tuần: “May quá lúc đấy em không đầu hàng mà bỏ quấn khi con vào tuần cáu gắt. Con chiến đấu với quấn 2-3 tuần đó và khi kỳ khủng hoảng đi qua thì con chấp nhận. Con ngủ ngon. Và quấn là hành động ra tín hiệu tuyệt vời để con biết trước là sắp đến giờ con đi ngủ, là nền tảng cho việc hướng dẫn con tự ngủ lúc con được 7 tuần”.
Có sợ bé phụ thuộc ti giả?
Bé sẽ không được coi là phụ thuộc ti giả khi mẹ chỉ cho con ngậm đi ngủ để trấn an. Nếu khi không phải ti giả, mà là ti mẹ. Con ti mẹ bất cứ khi nào con khóc, như vậy có được coi là phụ thuộc ti mẹ không?
POH muốn nhấn mạnh với mẹ rằng con sẽ không phụ thuộc ti giả nếu con chỉ ngậm lúc ngủ. Việc ngậm ti giả giúp con trấn an và ngủ ngon hơn thì tại sao không giúp con có những giấc ngủ ngon. Ngoài ra chưa có tài liệu nghiên cứu chứng minh ở đâu rằng ngậm ti giả bị ảnh hưởng đến răng cả.
Nhiều học viên của POH vẫn tiếp tục sử dụng quấn là ti giả cho con đến khi nào con sẵn sàng giảm và cai công cụ hỗ trợ. Đó là khi con vẫn có thể ngủ ngon nếu như không cần công cụ đó nữa.
Mẹ hãy tưởng tượng đến lúc con không cần bế ru hay ti mẹ để ngủ nữa ấy. Các công cụ này tương tự như bế ru hay ti mẹ của các bé. Tuy nhiên thời gian cai các công cụ này sẽ nhanh hơn so với việc phải bế ru hay ti mẹ để ngủ. Hơn nữa mẹ hoàn toàn có thể tái sử dụng khi bé rơi vào các tuần khủng hoảng ngủ…
Như vậy, để giúp con tự ngủ sớm nhanh và ít nước mắt nhất, POH khuyên ba mẹ nên khuyến khích tự ngủ theo trình tự ngủ 4s/5s và trong giai đoạn vàng 6-12 tuần.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp em bé tự ngủ từ sơ sinh nếu con được trao cơ hội từ sớm:
– Luyện con tự ngủ từ sơ sinh
Như POH đã trình bày, việc tự ngủ trước 4 tuần là hoàn toàn ngẫu nhiên. Một ngày em bé có thể tự ngủ được 1-2 giấc đã là quá tuyệt vời rồi. Vậy làm thế nào để luyện con tự ngủ từ sơ sinh?
Để hướng dẫn con tự ngủ từ sơ sinh (luyện con ngủ từ sơ sinh) ba mẹ cần tạo cho con trình tự ngủ nhất quán ngay từ khi mới sinh. Trình tự bao gồm các bước POH đã nêu ở trên kèm theo “nút chờ” để con thực hành một chút.
Sau đó, mẹ hỗ trợ shhh/vỗ, đặt nghiêng cho đến khi con vào giấc. Thực hiện tất cả các trình tự nhất quán từ sơ sinh đồng thời đưa vào lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi.
– Cách rèn trẻ 1 tháng tự ngủ
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tương đương 4-8 tuần. Lúc này điều căn bản nhất giúp con tự ngủ thành công đã cần được thực hành nhuần nhuyễn vẫn là: bú đúng khớp ngậm (bú mẹ và bú bình), vỗ ợ hơi hiệu quả, môi trường ngủ an toàn.
Theo POH dù chọn nuôi con theo cách nào thì an toàn ngủ cũng cần đặt lên hàng đầu. Tại POH mẹ sẽ được tư vấn chuyên sâu về an toàn ngủ trước khi hướng dẫn tự ngủ.
Mẹ có thể chờ đến 6 tuần, thời điểm vàng để hướng dẫn tự ngủ. Tại khóa học POH Easy One, sau khi tư vấn chuyên sâu các vấn đề trên, các mẹ được hướng dẫn tự ngủ. trong thời gian này dễ dàng thành công trong vòng 5-7 ngày thực hiện hiệu quả. Với khóa vip được tư vấn trực tiếp bởi giảng viên Hachun, tự ngủ thành công 100%.
Mẹ tham khảo khóa học giúp con tự ngủ thành công tại POH Easy One.
– Cách rèn trẻ 2 tháng tự ngủ
Trẻ 2 tháng tuổi tương đương 8-12 tuần. Bé vẫn nằm trong thời gian vàng hướng dẫn tự ngủ dễ dàng thành công và ít nước mắt nhất. Ngoài kết hợp tình tự ngủ, mẹ cần áp dụng kèm lịch sinh hoạt phù hợp tương đương với tuần – tháng tuổi.
Các bé thực hành tự ngủ từ 0-3 tháng của POH không hề hiếm. Mời ba mẹ tham khảo Kinh nghiệm nuôi con Easy thành công của các học viên của POH nhé!
– Luyện trẻ 3 tháng tự ngủ kinh nghiệm
Trẻ 3 tháng tuổi tương đương 12 tuần trở lên, việc hướng dẫn tự ngủ khó khăn hơn nhưng mẹ vẫn có thể thành công nếu kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp.
Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt, mẹ không biết rèn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng thì có quá nhiều thông tin và mẹ thì hoàn toàn bất lực vì con quấy khóc và không thể ngủ ngon.
POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.
Trong quá trình học, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)
Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng: POH EASY ONE (0-19 tuần) hoặc Khóa học Easy – Tự ngủ giai đoạn ăn dặm POH EASY TWO (12-49 tuần)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!