Cách lắp card mạng Wifi cho PC chỉ từ 10 – 15 phút, dễ dàng thực hiện

Nếu bạn đang tìm kiếm một card mạng Wi-Fi linh hoạt và dễ dàng cắm như USB và sử dụng thì nên tham khảo USB Dongle nhé. Dongle vốn là thuật ngữ chỉ một phần nhỏ của phần cứng máy tính kết nối với cổng trên một thiết bị khác để cung cấp cho nó chức năng bổ sung hoặc cho phép truyền qua thiết bị đó có thêm chức năng.

Cách lắp card mạng Wifi cho PC (ảnh 1)

Có các dạng USB Dongle phổ biến trên thị trường như:

  • USB Wi-Fi: Có thể cắm vào cổng USB của PC hoặc ngay trên xe hơi để phát sóng Wi-Fi cho các thiết bị khác truy cập.
  • USB Bluetooth: Đây là USB hỗ trợ cho việc kết nối Bluetooth nếu máy tính của bạn không có driver hay bị hư hỏng chức năng truyền dữ liệu và kết nối qua Bluetooth với các thiết bị khác.
  • USB hard key: Đây cũng là một dạng USB Dongle phổ biến, sử dụng để chứa một tệp dữ liệu nhất định như: chữ ký số, key bản quyền phần mềm hay chứa các driver của máy in….

Cách lắp card mạng Wifi cho PC

Lưu ý quá trình thiết lập và cài đặt có thể thay đổi một chút, nó tùy thuộc vào card mạng Wifi bạn đang sử dụng. Bạn có thể tham khảo song song bài viết này với sách hướng dẫn kèm theo khi mua card Wifi về. Đa số các card mạng Wifi hiện nay được cài đặt theo tiêu chuẩn PCI – E nên không có quá nhiều khác biệt.

Tham khảo thêm bài viết: Chuẩn PCI express 4.0 (PCIe 4.0) là gì? Liệu có nên nâng cấp không?

Bước 1: Tắt PC của bạn

Bước cơ bản giúp bạn đảm bảo chắc rằng không làm hư hỏng các thành phần bên trong của máy tính khi tiến hành tháo lắp, nếu quên có thể gây hại cho chính bạn. Tốt nhất bạn nên rút dây điện nguồn máy tính ra hoàn toàn trước khi tiến hành lắp card mạng Wifi.

Cách lắp card mạng Wifi cho PC (ảnh 2)

Bước 2: Mở case của PC

Tại bước này, bạn sẽ có thể thấy mỗi case sẽ có một chút khác nhau nên có thể để ý hướng dẫn được dán bên cạnh thùng máy hoặc chịu khó quan sát các ốc vít cố định thùng máy và tháo từ từ.

Cách lắp card mạng Wifi cho PC (ảnh 3)

Trong trường hợp này, FPT Shop sẽ tháo hai ốc vít từ mặt sau của vỏ máy tính và sau đó mặt bên sẽ tự động trượt ra dễ dàng. Nếu bạn không nhìn thấy ốc vít cố định máy nào, hay kiểm tra các khớp nối được móc vào hai bên vỏ máy. Đừng cố gắng sử dụng lực quá mạnh nếu chưa chắc chắn hai mối nối sẽ giúp mở được thùng máy.

Bước 3: Xác định khe cắm PCI – E còn trống

Các khe cắm PCI-e phải trông giống với các khe được hiển thị trong hình ảnh bên dưới và căn chỉnh với các tấm kim loại có thể tháo rời phía sau của thùng PC.

Cách lắp card mạng Wifi cho PC (ảnh 4)

Bước 4: Tháo tấm kim loại

Nhiều bộ PC đi kèm với các tấm kim loại có thể tháo rời và chúng khá dễ dàng tháo ra bằng cách tháo vít giữ nó.

Thường có một hoặc hai vít để giữ cố định, hoặc trong một số trường hợp có các kẹp nhựa hay móc nối được ghim lại. Nếu bạn không chắc chắn, thì nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng bộ PC của mình nhé.

Bước 5: Căn chỉnh card mạng Wifi với khe cắm PCI-e

Để lắp card mạng không dây, hãy giữ card mạng bằng tấm mặt của nó, đảm bảo rằng các chip hướng vào đáy của vỏ máy.

Nếu máy tính của bạn đang chạy chậm, bạn có thể làm một số cách để tăng tốc độ nhanh hơn.

Bước 6: Đẩy thẳng card mạng vào khe cắm PCI-e

Khi bạn đã căn chỉnh thẻ mạng không dây vừa với khe cắm, chỉ cần đẩy thẻ thẳng vào khe cắm cho đến khi nó nằm đúng vị trí và tấm mặt úp vào lỗ ở mặt sau của PC.

Cách lắp card mạng Wifi cho PC (ảnh 5)

Bước 7: Cố định thẻ vào hộp bằng vít

Sử dụng vít đã mở trước đó khi tháo tấm kim loại, sau đó vặn card mạng không dây.

Cách lắp card mạng Wifi cho PC (ảnh 6)

Bước 8: Tháo nắp màu vàng và gắn ăng-ten

Tại bước này, bạn chỉ cần kéo các nắp màu vàng ở mặt sau của card mạng không dây và vặn vào hai ăng-ten đi kèm.

Bước 9: Đóng vỏ máy tính và kiểm tra máy tính

Sau khi bạn đã cài đặt card mạng không dây, tiến hành lắp lại thùng máy và bật thử PC của bạn.

Card Wifi mới sẽ tự động cài đặt các trình điều khiển cần thiết cho các thành phần của nó, vì chức năng này được tích hợp trực tiếp vào Windows 10 và Windows 11.

Xem thêm:

Mainboard tích hợp Wifi là gì? Ưu và nhược điểm như thế nào?

USB WiFi là gì? Khi nào chúng ta cần mua USB WiFi?