Các loại chồn ở Việt Nam – Tổng hợp các loại chồn và giá bán chồn hương giống mới nhất
I. Các loại chồn ở Việt Nam
Hiện nay, các loại chồn ở Việt Nam có tổng cộng khoảng hơn 200 chủng loại với đặc điểm khác nhau. Thế nhưng đa phần đều được gọi là chồn hôi bởi chúng có mùi đặc trưng khá khó chịu, các loại này thì dễ bắt. Theo cách gọi của những người dân địa phương tại vùng có chồn thì chồn rừng bao gồm các loại nhừ chồn ngận, chồn dơi, chồn gò… Đặc tính chung của các loại chồn này là thân hình nhỏ con, thịt khá khô, không thơm ngon lại có mùi hôi. Ngoài ra, các loại chồn ở Việt Nam còn mới xuất hiện thêm chồn nhung đen, có hình dáng và độ mắn đẻ tương đương với chuột, đang được nuôi phổ biến, tuy nhiên vẫn chưa có đầu ra ổn định.
Trong các loại chồn ở Việt Nam, chồn hương là loại chồn đặc biệt nhất vì có những đặc điểm độc đáo riêng biệt. Dưới bụng của chồn Hương đực, giữa hậu môn và ngay hương vật có một túi xạ, phần chính giữa của túi có 2 lỗ thông, bên trên được phủ đầy lông cùng màu với lông ở bụng chồn. Bên trong túi xạ của chồn có chứa các tuyến xạ, từ đây tiết ra các chất xạ hương sánh đặc, giống như mật ong, nhưng có màu nâu đỏ và mang lại mùi thơm nồng. Trong thành phần của chất xạ có chứa ammoniac, tinh dầu, cũng rất nhiều muối khoáng và một số thành phần hợp chất hương hữu cơ. Nhờ chất xạ này mà con đực dễ dàng hấp dẫn, kêu gọi con cái trong những mùa sinh sản.
II. Giá chồn hương giống hiện nay
1. Tổng quan về loài chồn Hương
Chồn hương, hay còn có tên gọi khác là cầy hương (một số nơi gọi là chồn mướp, vòi hương, ngận hương) là loại thuộc bộ thú ăn thịt (canrivora), họ cầy (viveridae). Chồn hương có tên khoa học là Vivericula indica (theo desmarest, 1817).
Ở Việt Nam, chồn hương sống tại khắp các tỉnh miền núi và trung du, do đó rất dễ bắt gặp hình ảnh con chồn trong tự nhiên vào ban đêm. Với bản chất hoang dã, sống trong tự nhiên, nên thường những nơi chồn hương hoạt động và kiếm ăn nhiều là những khu có cây bụi thấp, rậm rạp như gần các con suối và nương rẫy, ven đồi,… Chúng thường kiếm ăn khi trời tối , thường vào lúc trời bắt đầu tối đến nửa đêm, chúng không sống thành bầy đàn mà ưa sống đơn độc.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
2. Hình dáng của chồn hương
Khi nói về hình dáng và mùi hương, thì chồn hương có các điểm đặc trưng rõ ràng so với các loại chồn ở Việt Nam.
Về cơ thể: Khi lần đầu tiên nhìn thấy chồn hương, bạn sẽ thấy chúng khá giống với loài mèo, thân hình nhỏ, có lớp lông mềm bên ngoài. Chồn hương có 4 chân khá ngắn, đuôi dài bằng 2/3 thân và có rất nhiều lông, chúng di chuyển rất linh động.
Về phần đầu: chồn hương có phần đầu và mỏm dài hơn so với mèo, mõm nhọn, đôi tai tròn và cực kỳ thính, hai mắt thì lớn và rất tinh anh, có khả năng nhìn xuyên trong đêm.
Về bộ lông: Bên trên lưng của chồn hương, dọc theo cơ thể có 4 – 6 dãi lông màu vàng nhạt hoặc màu xám, nhưng nhạt hơn so với lông toàn thân. Những điểm này tạo nên các vệt sọc, chạy dài theo thân từ cổ đến đuôi.
Kích thước: Chồn hương trưởng thành có chiều dài từ mỏm đến hậu môn lên đến 50 – 60cm, riêng chiều dài của đuôi là 36 – 42cm, cân nặng trung bình của mỗi con là 2 – 6kg.
3. Các loại chồn Hương ở Việt Nam
Hiện nay, trong các loại chồn ở Việt Nam được các trại nuôi nhiều nhất bao gồm 3 loại chồn hương với đặc điểm khác nhau như sau:
– Loại 1: Chồn có màu lông xám tro ngã vàng, trên thân có 4 – 6 dãi sọc, có màu nhạt hơn với màu lông tổng thể. Đây là loại chồn chiếm tỷ lệ nuôi nhiều nhất tại Việt Nam. Trọng lượng trung bình của một con đực trưởng thành là từ 5 – 7kg, đối với con cái là 3 – 5kg. Mặc dù vẫn mang những bản năng của loài thú hoang dã, rất khó để thuần hóa, nhưng trong số các loại chồn hiện nay thì đây vẫn là loại dễ nuôi nhất. Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa dễ chăm sóc, tốc độ nuôi khá nhanh chóng, và mỗi lứa sẽ đẻ được từ 1- 5 con.
– Loại 2: Về màu lông, loại thứ hai có màu xám tro hoặc lông mốc ngã sáng màu đen, các đốm màu trên lông lại có phần nổi bật hơn. Thân chồn có kích thước ngắn hơn, do đó nhìn sẽ có vẻ mập hơn so với loại thứ nhất. Loại chồn này khó nuôi hơn loại thứ nhất, vì chúng ưa sống cô độc nên khó nuôi bầy đàn, khi nuôi chung dễ dần đến nguy cơ cắn giết lẫn nhau, thậm chí ăn thịt cả con nhỏ. Do đó, để nuôi loại chồn này các bạn phải tìm hiểu kỹ và quyết định cẩn trọng, chúng rất hung dữ.
– Loại 3: Loại còn lại có màu lông khá sặc sỡ hơn, lông vàng hoặc đốm đỏ. Con đực trưởng thành có trọng lượng khoảng 2,5 – 3kg, còn con cái thì từ 1,2 – 1,5kg. Loại này cũng khá hung dữ, chúng hay thể hiện sự hung hăng. Tuy có kích thước cơ thể nhỏ hơn 2 loại trên nhưng loại chồn này khá mắn đẻ và thời gian động dục sớm. Chỉ khoảng 6 – 8 tháng tuổi là chồn đã bắt đầu động đực, một năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 6 con.
4. Tập tính sống của chồn hương
Giống các loại chồn ở Việt Nam, Chồn hương vốn là loài thú hoang dã, quen sống trong tự nhiên, do đó chúng có những tập tính kiếm ăn và bản năng sinh tồn khá mạnh. Một số loại chồn sống theo bầy đàn, nhưng là số ít, đa số đều kiếm ăn và sống cô độc, chỉ có mùa sinh sản mới đi tìm bạn tình.
Ban ngày, con cầy hương trốn và ngủ trong các hang hốc, kẻ đá, ban đêm mới ra khỏi hang để đi kiếm ăn. Vào những mùa nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, kiếm thức ăn vào ban đêm không đủ nên chồn hương mới ra ngoài vào ban ngày để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, với tập tính quen với bóng đêm, chồn vẫn sẽ tìm thức ăn ở những nơi có bóng tối, tránh ánh sáng trực tiếp.
Một đặc điểm khá độc đáo của chồn hương đó là bản tính ưa sạch sẽ, không thích nơi ẩm ướt, có mùi hôi và bụi bặm. Chúng sống ở nơi khô ráo và đi vệ sinh thường đúng 1 điểm cố định, chính vì thế mà người trồng cà phê có thể đi nhặt phân chồn sau khi chúng ăn cà phê để về làm sạch và chế biến thành cà phê chồn. Đây là loại cà phê cực kỳ thơm ngon và nổi tiếng, được nhiều người ưa dùng.
5. Thức ăn dành cho chồn hương
Nguồn thức ăn của chồn hương khá đa dạng, là một loài thú ăn tạp, thức ăn của chồn hương bao gồm cả động vật và thực vật. Trong môi trường tự nhiên, chồn hương giống các các loại chồn ở Việt Nam, thường tìm bắt các loài vật khác như chuột, rắn, ếch nhái,.. đôi khi có thể ăn cả sâu bọ và côn trùng. Chính vì yêu cầu về thức ăn, cơ thể chồn hương được thích nghi với móng vuốt sắc nhọn và cực kỳ lanh lẹ, chúng có khả năng di chuyển linh động trên mặt đất cũng như trên những cành cây. Nhờ đó, chồn hương còn có thể ăn chim non, trứng chim trên những cành cây cao. Nếu sống gần những khu vực nông thôn, chồn hương còn có thể vào chuồng để bắt gà, vịt, ăn gà con và trứng, đặc biệt là trứng lộn.
Đối với thực vật, chồn hương ưa chuộng những loại quả có vị ngọt như chuối, đu đủ, mãng cầu, đặc biệt rất thích ăn cà phê chín. Chồn chỉ lựa ăn những quả cà phê đã chín, có vị ngọt, sau khi vào cơ thể sẽ tiêu hóa phần vỏ và thịt, còn phần hạt cứng không tiêu hóa được sẽ được thải ra ngoài cùng với phân. Đây chính là cách tạo ra cà phê chồn nổi danh nức tiếng dành cho giới thượng lưu hiện nay.
Khi nuôi chồn hương nhốt chuồng, bà con nên chuẩn bị các loại thức ăn giàu protein và rau xanh. Nên cho chồn hương ăn thịt, cá đã qua chế biến, giúp chồn dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, mà không gây ra những bệnh về tiêu hóa. Thức ăn tươi sống và rau củ nên được thái lát hoặc thái miếng mỏng, để chồn dễ dàng tiêu hóa.
Với tập tính hoạt động vào ban đêm, chồn thường ăn bữa chính là vào buổi tối và ban ngày chỉ ăn phụ. Do đó, không cần cho chồn ăn nhiều vào ban ngày, chỉ tập trung cho ăn nhiều vào ban đêm, khi đó chồn có thể tiêu hóa khỏe và tốt nhất.
6. Sự sinh sản
Trong một năm, chồn hương hay vòi hương có vài lần động dục và chu kỳ động dục không ổn định, hay biến động. Tuy nhiên, mùa động đực của chồn hương hàng năm thường tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10. Mỗi năm, chồn đẻ khoảng 1- 2 lứa, mỗi lứa đẻ được từ 1 – 6 con.
Quá trình động dục diễn ra như sau: Ban đầu, con cầy hương cái sẽ động dục, chuyển động linh hoạt, phá phách và kêu khịt khịt để kêu gọi bạn tình. Nhận được tín hiệu phát ra, chồn hương đực sẽ tiết ra xạ hương có mùi thơm lừng nhằm quyến rũ bạn tình. Sau khi quyến rũ và đến với nhau, hoạt động giao phối diễn ra xong, chúng sẽ quay sang cắn nhau và chia tay nhau một cách nhanh chóng.
Quá trình sinh sản: Sau khi mang thai khoảng 85- 90 ngày, chồn cái sẽ sinh con. Khoảng 1- 4 ngày trước khi đến ngày sinh con, chồn cái thở mạnh hơn, bụng phình to ra, bầu vú sưng tấy đỏ, đối với chồn nuôi sẽ cắn phá các bờ lưới tường và thể hiện sự khó chịu. Sau khi sinh xong, chồn con sẽ mất từ 7 – 10 ngày mới có thể mở mắt, chúng sẽ được chồn mẹ cho bú từ 30 – 40 ngày tuổi. Chồn hương là loài có tuổi thọ khá cao, một số con có thể sống trên 10 năm.
7. Giá chồn hương giống hiện nay là bao nhiêu?
Theo những cơ sở nuôi chồn hương hiện nay, sau khoảng 60 ngày tuổi là người nuôi có thể tách chồn con ra để bắt đầu nuôi riêng. Giá chồn hương thịt thương phẩm trong năm 2019 dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/kg, tùy vào loại chồn hương cũng như cân nặng của chồn mà sẽ có sự chênh lệch trong mức giá. Với khối lượng trung bình là 2.5kg thì mỗi con chồn hương, bà con chăn nuôi thu về được hơn 2 triệu đồng.
Đối với chồn hương giống thì giá rất cao, giá chồn hương giống hiện nay khoảng 8 – 12 triệu đồng/cặp. Chồn con sau sinh 2 tháng thì có cân nặng từ 600 – 700g, giá bán lúc này sẽ dao động từ 2 – 2,5 triệu đồng/con.
Đặc biệt, đối với chồn cái đang trong giai đoạn sinh sản, mức giá sẽ đặc biệt hơn, lên đến hơn 20 triệu đồng/con.
Hiện nay, giá chồn hương đang mức giá cao nhất trong các loại chồn ở Việt Nam, nuôi chồn hương đang là phương thức chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tuy nhiên, cần nắm vững các phương pháp, kỹ thuật nuôi hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến khẩu phần ăn để chồn phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc quý bà con đạt được nhiều thành công với loại chồn hương này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!