2. Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại
Đối với trĩ ngoại, biểu hiện các giai đoạn của bệnh trĩ có nhiều khác biệt do vị trí dễ nhận thấy:
- Trĩ cấp độ 1: Búi trĩ bằng hạt đậu. Có thể thấy cộm, đau nhẹ khi ngồi. Đôi khi chảy máu lượng ít lúc đại tiện.
- Trĩ cấp độ 2: Búi trĩ lớn thêm. Đau rát tăng, ngứa ngáy hậu môn. Có thể gây cảm giác vướng víu kể cả khi đứng hoặc ngồi.
- Trĩ cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, rất dễ chảy máu khi đại tiện hoặc cọ xát vào quần. Máu tích tụ trong búi trĩ có thể hình thành huyết khối, khiến búi trĩ bị sưng, có màu xanh tím. Khi huyết khối tan thường để lại mẩu da thừa.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn. Cảm giác đau khó mà chịu đựng được, dễ biến chứng thành các viêm nhiễm nghiêm trọng.
Giải đáp thắc mắc: Mắc bệnh trĩ nên làm gì?
Trĩ cấp độ 1 và 2
Nếu bị bệnh trĩ cấp độ 1 hay 2, bạn cần tập trung vào điều trị nguyên nhân gây trĩ, búi trĩ có thể từ từ biến mất. Búi trĩ hình thành do áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn, gây ra bởi tình trạng lặp lại của táo bón, rặn quá mạnh, đứng nhiều, ngồi lâu liên tục, hoạt động nặng cần gồng ổ bụng, thừa cân, mang thai. Tiêu chảy mạn tính, thói quen ngồi lâu trên bồn vệ sinh cũng có thể gây bệnh trĩ.
Do đó, khi mới phát hiện bệnh, bạn có thể thử thay đổi những thói quen kể trên. Nên cải thiện bệnh táo bón, làm mềm phân bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau xanh (tốt hơn dùng chất xơ bổ sung), uống đủ nước, đi vệ sinh ngay khi thấy có nhu cầu.
Nếu tình trạng vẫn không cải thiện hoặc có thêm bất thường, cần gặp bác sĩ để loại trừ những căn bệnh nguy hiểm như chảy máu trong ruột, polyp trực tràng, ung thư trực tràng…
Trĩ cấp độ 3 và 4
Ở cấp độ nặng hơn, búi trĩ thường xuyên bị cọ xát gây kích ứng, viêm, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc uống, đôi khi kết hợp với kem bôi ngoài, chủ yếu để giảm đau, kháng viêm. Việc ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi ngày cũng giúp cải thiện triệu chứng rất tốt. Cần chú ý giữ vệ sinh hậu môn, có thể dùng nước, xà phòng để rửa và dùng khăn hay giấy mềm thấm khô ráo. Tránh lau xát mạnh khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
Trĩ giai đoạn nặng không thể tự biến mất mà cần đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa như chích xơ mạch máu, khâu triệt mạch bằng siêu âm Doppler (THD), thắt dây thun, phương pháp Longo… Không giống các cách truyền thống tác động trực tiếp vào búi trĩ, những phương pháp này ít xâm lấn hơn, hạn chế gây đau và giúp vết thương mau lành.
Mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích về các giai đoạn của bệnh trĩ qua bài viết trên. Bệnh trĩ phát triển theo thời gian. Do đó, để phòng ngừa và điều trị trĩ luôn cần chế độ ăn uống lành mạnh, giữ thói quen đại tiện hợp lý và vận động thể dục điều độ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!