Những Bố Cục Chụp Ảnh Cần Biết

Giới Thiệu

Để chụp được một bức ảnh đẹp, ngoài việc phải nắm bắt được các thông số tiêu cự, khẩu độ, tốc độ màn chập và độ nhạy sáng Iso thì việc hiểu và vận dụng những bố cục trong

nhiếp ảnh là điều hết sức quan trọng. Cùng mình tìm hiểu về những bố cục chụp ảnh phổ biến nhất hiện nay ở dưới bài viết này nhé.

Xem thêm :

  • Tìm Hiểu Về Ảnh Nghệ Thuật Trắng Đen
  • Tìm Hiểu Cách Chụp Milky Way
  • Những Điều Cần Biết Khi Chụp Ảnh HDR

Những Bố Cục Trong Nhiếp Ảnh

Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lý các yếu tố, chủ thể khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp muốn nói đến. Có rất nhiều bố cục chụp khác nhau, áp dụng cho từng chủ đề riêng biệt và đôi khi ta cũng có thể áp dụng phối hợp các bố cục khác nhau trong cùng một bức ảnh. Dưới đây là 8 bố cục phổ biến và đã được rất nhiều các nhiếp ảnh gia kinh nghiệm trên thế giới sử dụng :

Bố Cục 1/3

Đây có lẽ là bố cục phổ biến thường được mọi người áp dụng khi chụp ảnh nhất. Với quy tắc này bạn chia khung ngắm máy ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường thẳng kẻ dọc và 2 đường thẳng kẻ ngang. Các điểm giao nhau ở vị trí 1/3 ảnh là đường quan trọng. Mắt người sẽ bị thu hút vào các đường và điểm đó một cách tự nhiên. Chúng ta đặt các chi tiết cần nhấn mạnh vào đó, ví dụ đôi mắt, chủ thể, đường chân trời…

bo-cuc-chup-anh-1

Đặt chủ thể tại tại giao điểm 1/3 bên trái phía dưới

bo-cuc-chup-anh-2

Đường chân trời dọc theo đường kẻ một phần ba dưới cùng của khung ảnh

Ngày nay trên máy ảnh hay điện thoại đều có các lưới kẻ, chia thành các khung hình bằng nhau nên rất thuận để chụp bố cục 1/3

Bố Cục Trung Tâm

Bố cục trung tâm rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt đối tượng vào chính giữa khung hình và bấm chụp. Ưu điểm của bố cục này là bạn sẽ tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể chính, loại bỏ được sự chú ý vào những yếu tố không cần thiết. Đây là bố cục rất thích hợp cho việc chụp chân dung.

bo-cuc-chup-anh-3

Bố cục trung tâm tập trung chủ yếu vào đôi mắt người mẫu

Bố Cục Đối Xứng

Bố cục này có phần giống với bố cục trung tâm, tuy nhiên vật thể bạn chụp sẽ nằm chính giữa bức ảnh và cần thể hiện rõ sự đối xứng hai bên. Tuy nhiên sự đối xứng có thể diễn đạt theo nhiều cách để làm cân bằng cho bức ảnh, chứ không nhất thiết giống nhau hoàn toàn.

bo-cuc-chup-anh-4

Bức ảnh chụp cây cầu với tính đối xứng hai bên hoàn toàn rất đẹp

bo-cuc-chup-anh-5

Sự đối xứng của những chiếc máy bay diễn tập

Bố Cục Đường Chéo

Với các bức ảnh mà nội dung có sự di chuyển, việc chọn đúng các đường chéo trong bức ảnh sẽ tạo cảm giác hiệu ứng chuyển động tốt hơn. Để chụp bố cục này các bạn có thể hơi nghiêng máy ảnh để tạo bố cục đường chéo như mong muốn thay vì đặt những góc máy thẳng, trực diện như bố cục trung tâm.

bo-cuc-chup-anh-6

Việc sử dụng bố cục đường chéo tạo cảm giác chuyển động giữa người và xe tốt hơn

bo-cuc-chup-anh-7

Sử dụng bố cục đường chéo chụp phong cảnh cũng khá thú vị

Bố Cục Đường Dẫn Tập Trung

Bố cục đường dẫn giúp dẫn dắt người xem, thu hút sự chú ý của mọi người vào những điểm quan trọng. Bất cứ điều gì từ những con đường, tường rào hay hoa văn có thể được sử dụng để làm đường dẫn. Những bố cục chụp theo phong cách này thường tạo chiều sâu cho bức ảnh rất lớn, rất thích hợp cho chụp ảnh đường phố, hay chụp kiến trúc.

bo-cuc-chup-anh-9

Những hàng gạch hay bờ rào hai bên tạo thành các hàng dẫn tập trung hướng tới nhà thờ ở phía trước

bo-cuc-chup-anh-10

Bức ảnh tuyệt đẹp khi đường dẫn là sự kết hợp của con đường, các tòa nhà hai bên và cả bầu trời phía trên

Bố Cục Tạo Khoảng Trống Rộng

Đặc trưng của bố cục này là để lại rất nhiều khoảng không gian trống xung quanh chủ thể của bạn. Nó tạo ra cảm giác của sự đơn giản, giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng đây là bố cục khá khó chụp, đòi hỏi bạn phải am hiểu về khả năng quan sát kết hợp với cảm nhận màu sắc tốt.

bo-cuc-chup-anh-11

Người đứng trên thuyền là tiêu điểm chính kết hợp với nhiều không gian trống là mặt biển trong xanh xung quanh, điều này giúp thu hút ánh nhìn vào người chèo thuyền hơn

Bố Cục Tạo Khung

Sử dụng các khung và viền tự nhiên có trong bức ảnh ví dụ như khung cửa sổ hay mái vòm. Sử dụng bố cục khi chụp này sẽ tạo chiều sâu rất tốt cho bức ảnh, đây cũng là cách mà các họa sĩ thời kỳ Phục Hưng rất hay sử dụng cho các bức tranh vẽ của mình.

bo-cuc-chup-anh-12

Tận dụng khung vòm của cửa sổ tòa nhà để chụp phong cảnh bên ngoài tạo nên một khung cảnh giống như các bức tranh vẽ

bo-cuc-chup-anh-13

Sử dụng khung cửa sổ máy bay để chụp khung cảnh bên ngoài

Vị Trí Của Khoảng Trống

Bố cục này sẽ tạo ra chiều hướng di chuyển của chủ thể, luôn tạo ra một khoảng trống rộng hơn ở phía trước của chiều chuyển động làm cho người xem có thể tưởng tượng hình ảnh đích đến của vật thể.

bo-cuc-chup-anh-14

Khoảng trống bên phải nhấn mạnh thêm chiều di chuyển của chiếc ô tô

bo-cuc-chup-anh-15

Khoảng trống phía bên trái, cùng với con đường dốc tạo cảm giác cho người xem vận động viên đua xe đang cố leo dốc về phía trước

Kết Luận

Qua bài chia sẻ trên của mình hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều bạn có thể hiểu thêm về các bố cục khi chụp ảnh. Tuy nhiên là nhiếp ảnh thì mọi quy tắc hay bố cục nhiều khi có thể bị phá vỡ, do đó các bạn chỉ nên tham khảo chứ không nên áp dụng một cách quá dập khuôn.

Để chụp được những bức ảnh nghệ thuật đẹp không thể một sớm một chiều là các bạn có thể chụp được ngay mà nó là cả một quá trình học tập, nghiên cứu, luyện tập để có thể đạt được. Luyện tập và đi chụp thật nhiều sẽ giúp các bạn nắm vững về bố cục một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Nhớ theo dõi thường xuyên các bài viết của Tiệm Ảnh Sky bên mình nhé !

Xem thêm :

  • Tìm Hiểu Về Máy Ảnh Mirrorless
  • Máy Ảnh Du Lịch Và Những Điều Cần Biết
  • Tìm Hiểu Về Máy Ảnh DSLR
  • Máy Ảnh Cơ Và Những Điều Cần Biết

Thông tin liên hệ

  • Facebook: Trần Phú hoặc Tiệm Ảnh Sky
  • Điện Thoại: 035.4593.189
  • Email : [email protected]