Bán khoán con vào chùa để làm gì? – Văn hóa tâm linh

I. Bán khoán là gì?

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời.

Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch). Đó là những ngày kỵ theo quan niệm dân gian, người dân không nên ra ngoài đường, để tránh sự quở trách của “quan đi tuần”? Những đứa trẻ sinh vào ngày đó được xem là phạm vào ngày kỵ nên rất khó nuôi, hay ốm đau. Thế nên, nhiều gia đình mong muốn được nương nhờ vào Phật pháp, vào Thánh, vào sức mạnh của một đấng tối cao che chở cho con cái của họ. Cũng bởi thế mà tín ngưỡng bán khoán con diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.

II. Khi nào nên bán khoán con vào chùa?

Với những trẻ có triệu chứng khác lạ khiến cho việc chăm sóc; nuôi dưỡng gặp khó khăn như hay ốm đau, bệnh tật, khóc lóc không rõ nguyên nhân, hoặc bé sinh vào ngày phạm nên phải bán khoán con cho chùa mục đích là để trẻ có thể khôn lớn; phát triển bình thường.

Việc bán con chỉ giải quyết về niềm tin tôn giáo. Các thủ tục bán con thường chỉ bằng miệng, bố mẹ thấy con “khó nuôi” thì đưa cháu lên chùa. Tại đây, thầy trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ.

Buổi lễ bán khoán diễn ra cũng rất nhanh chóng, thầy thắp hương và bạch Phật, sau đó dùng nước sái tịnh và lấy tay xoa đầu cho bé. Sau đó, thầy đặt cho một cái tên (tên này khác với ý nghĩa của pháp danh). Đây chỉ là cái tên của thầy đặt cho để công nhận bé là người của nhà chùa. Sau khi làm lễ xong, bố mẹ bé có thể đưa bé ra về. Việc làm này chỉ nhằm giúp bố mẹ nuôi bé dễ hơn. Việc bán con này phổ biến diễn ra ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.

Bán khoán con vào chùa để làm gì?

Gửi trẻ vào cửa Phật, đặt một cái tên khác để giúp cho bé dễ nuôi chứ không phải đi tu nên cũng không ảnh hưởng đến hôn nhân và công danh của bé sau này. Tuy việc làm này hỗ trợ niềm tin nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Có những gia đình vì quá tin vào thầy bói, khi nghe phán là cháu khắc với cha mẹ, sinh cháu ra sẽ làm ăn lụi bại hay đoản mệnh… thì tìm cách bán khoán cháu, để chùa nuôi là điều không nên.

Còn nếu con không phạm gì xấu; cũng không khắc cung mệnh với bố hoặc mẹ thì không cần bán khoán hoặc cho người khác nhận con nuôi làm gì. Trẻ con dưới 3 tuổi ốm đau là chuyện bình thường. Miễn sao chăm sóc con tốt nhất là được rồi; kể cả bán khoán con cho chùa mà chăm sóc con không tốt thì cũng không có ý nghĩa gì cả.

Tục lệ bán khoán, bán khoán con vào chùa đồng nghĩa với việc gửi con cho Đức Phật, Đức Ông bảo hộ cho con mình, chứ không phải là gửi con cho sư thầy trụ trì chùa đó.

Nếu ngày sinh và giờ sinh của bé phạm phải giờ sinh xấu (giờ Kim xà Thiết Tỏa, Quan sát, giờ Tướng quân, giờ Diêm Vương, giờ Dạ đề) hoặc cung mệnh của bé và cung mệnh của cha mẹ khắc nhau thì mới nên nghĩ tới việc bán khoán con vào chùa.

Sau khi đã bán khoán con vào chùa, thì tới năm con trẻ được 13-18 tuổi thì cha mẹ sẽ làm lễ để chuộc con về, điều này không ảnh hưởng gì tới công danh và sự nghiệp của con cả.

Nếu ngày giờ sinh của con trẻ không xấu, cung mệnh cũng không khắc thì tốt nhất là không nên bán khoán con vào chùa. Trẻ dưới 3 tuổi không tránh được “3 ngày béo 7 ngày gầy”, cha mẹ cần chăm sóc con cho tốt, cho dù đã bán khoán con trẻ nhưng chăm sóc không tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

III. Thủ tục bán khoán như nào?

Thường thì xưa và nay, người ta bán cho Đức ông; ở chùa có tượng mặt đỏ; trùm vải đỏ; trông nghiêm nghị đầy thần khí; đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.

Khi tiến hành bán khoán; bố mẹ đứa trẻ lên chùa (hay vào đền; nếu bán cửa thánh) nhờ vị trụ trì hay người trông coi tại đó viết số; ghi rõ tên tuổi đứa trẻ; ngày; tháng; năm; giờ sinh; bán cho Đức Thánh tên là gì…

Kèm với mâm lễ vật (thường là lễ mặn; như xôi gà; trầu rượu; vàng hương); đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới; khi cúng xong (cháy 2/3 hương) thì đem hoá vàng và sớ.

Thời gian bán khoán thường từ 10 – 12 năm; có khi đến 20 tuổi; sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.

Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh; các ngày lễ trọng hàng năm: như Rằm tháng Giêng; rằm tháng Bảy; Tết Nguyên đán; bố mẹ và đứa trẻ (khi đã lớn) đến đền; chùa thắp hương khấn lễ “cha nuôi”.