Cách sửa áo bị chật cực đơn giản, nhanh chóng ngay tại nhà

Hiện nay rất nhiều người mua quần áo online nhưng khi nhận được hàng thì áo chật không được như mong đợi, không trả hàng lại được, nhưng nhận mặc cũng không vừa. Bạn đừng quá lo lắng, AVASport sẽ hướng dẫn những cách giúp bạn sửa áo bị chật cực đơn giản ngay tại nhà.

1Cách sửa áo bị chật hiệu quả

1.1. Làm giãn áo bằng dầu xả tóc

Chuẩn bị một số vật dụng sau:

  • Một chậu nước hoặc bồn rửa đầy nước ấm nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ C.
  • Dầu xả (dầu dưỡng tóc) bất kỳ hãng nào mà bạn có, nếu bạn có dầu xả dành cho trẻ em thì sử dụng loại này cũng được.
  • Hai chiếc khăn tắm sạch và khô.

Chuẩn bị dầu xả và thao nước

Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cho dầu dưỡng tóc vào nước ấm tỷ lệ 1 lít nước 15ml dầu xả. Sau đó khuấy đều cho đến khi tan dầu xả hoàn toàn hết vào nước.

Bước 2: Đặt một chiếc áo thun (áo polo, đồ len,…) vào chậu nước pha trên, ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng tay vò và kéo giãn áo theo nhiều hướng khác nhau. Nếu bạn muốn làm dài áo, hãy kéo theo chiều dọc hoặc chéo. Nếu vạt áo hoặc tay áo chật, hãy kéo chúng sang một bên rồi ngâm áo thêm 15 – 20 phút.

Bước 3: Xả lại bằng nước sạch, không cần giặt lại với bột giặt vì sẽ làm vải mất đi độ mềm mại sau khi ngâm. Xả cho đến khi không còn nước xả bám lên áo.

Bước 4: Sau khi giặt sạch, bạn đặt áo lên trên khăn khô và cuộn khăn với phần áo vào trong, ấn nhẹ để khăn thấm bớt nước trên áo.

Bước 5: Sử dụng chiếc khăn thứ hai và đặt nó lên áo của bạn. Bạn cần đảm bảo áo phẳng và không bị nhăn, sau đó tiếp tục kéo căng áo sang các bên khác nhau (luồn hai tay vào bên trong áo và dùng một lực tương đương để áo được căng đều)

Bước 6: Kéo căng áo để được độ rộng như bạn mong muốn. Để áo không bị co lại, bạn có thể đặt vật nặng lên trên áo.

Kéo giãn áo bằng dầu xả

1.2. Kéo giãn áo bằng bàn ủi

Bước 1: Làm ẩm chiếc áo bằng nước ở nhiệt độ bình thường, đảm bảo tất cả các sợi vải đều được thấm nước. Không cần ngâm áo, bạn chỉ cần làm ướt áo. Khi cảm thấy áo đã đủ ướt đều, tiến hành bước tiếp theo.

Bước 2: Đặt áo trên mặt phẳng và ủi. Vắt nhẹ áo để bớt nước và tránh để áo bị ướt sũng, nước ngấm xuống bề mặt phẳng. Đảm bảo rằng các dụng cụ bạn sử dụng để ủi đồ có khả năng chịu nhiệt.

Bước 3: Bạn có thể kéo giãn áo ngay lúc này vì đây là thời điểm áo có thể dễ dàng kéo dãn nhất.

Đặt bàn là ở chế độ thấp và ủi áo với một lực mạnh. Một tay giữ bàn là và tay kia giữ áo, đồng thời dùng bàn là để cố định và tay kéo áo. Thay vì chỉ ủi nhẹ áo, hãy dùng bàn ủi để làm căng áo mỗi khi ủi. Hãy nhớ kéo giãn áo theo nhiều hướng – kéo lên, kéo xuống, kéo sang trái và phải. Sau khi ủi một mặt, làm tương tự với mặt còn lại.

Kéo giãn áo bằng bàn ủi

1.3. Làm giãn áo bằng tay

Thường xuyên kéo giãn áo, nếu bạn kéo áo nhiều lần, đến một lúc nào đó chiếc áo cũng sẽ giãn ra. Tuy nhiên bạn chỉ nên kéo áo vừa phải có độ giãn nhất định nếu kéo quá nhiều áo sẽ không giữ được hình dạng.

Làm giãn áo bằng tay

1.4. Kéo giãn áo bằng vật nặng

Bạn có thể đặt một vài cái cốc, sách hoặc túi gạo để lên mép áo được căng và cũng có thể để các vật dụng bên trong áo. Muốn nới rộng tay áo, bạn chỉ cần đặt một vật hình trụ hoặc bất nhỏ vào ống tay áo.

Kéo giãn áo bằng vật nặng

1.5. Làm giãn áo bằng ghế

Phương pháp này chỉ phù hợp với những chiếc áo có kích thước vừa hoặc nhỏ.

Bước 1: Làm ướt áo, có thể làm ướt trong máy giặt hoặc ngâm trong thau nước.

Bước 2: Bọc áo đã vắt bớt nước nhưng vẫn còn ướt vào quanh lưng ghế. Nên chọn một chiếc ghế có kích thước phù hợp để không bị ảnh hưởng bởi nước.

Bước 3: Chờ áo khô. Khi áo khô, áo sẽ giãn thành hình chiếc ghế.

Làm giãn áo bằng ghế

2Lưu ý khi kéo giãn áo bị chật

  • Co giãn áo chỉ hiệu quả đối với áo thun 100% cotton. Nếu áo được làm từ các loại sợi khác như polyester, áo sẽ cứng và khó kéo giãn.
  • Tuyệt đối không sử dụng máy sấy quần áo.
  • Tay áo và cổ áo cũng có thể được kéo giãn như các cách trên. Cổ áo thường dễ bị kéo giãn, vì vậy hãy lưu ý không kéo quá mạnh khi lần đầu tiên kéo giãn cổ áo.
  • Việc kéo giãn áo theo chiều ngang sẽ làm ngắn độ dài của áo. Nếu bạn muốn giữ nguyên độ dài của áo, hãy kéo dài các đường nối vai và viền áo.
  • Đặt áo trên một mặt phẳng để phơi khô, đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của áo đều có tỷ lệ co giãn như nhau.
  • Việc kéo giãn có thể được thực hiện bằng chất liệu co giãn như áo len, nhưng phải nhẹ tay hơn cả áo thun. Vì chất liệu len mỏng manh hơn chất liệu cotton và cần được xử lý cẩn thận.

Lưu ý khi kéo giãn áo bị chật

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu cách sửa áo bị chật cực đơn giản ngay tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công và liên hệ đến số hotline 1900.988.970 để được giải đáp nếu gặp thắc mắc nhé!