Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Mỗi phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ mang lại những tác động đến thành công của bạn cho doanh nghiệp một cách khác nhau. Một người lãnh đạo tốt là người biết bản thân/doanh nghiệp của mình cần gì, phải theo cách thức nào. Và hiện nay phong cách lãnh đạo dân chủ là hình thức được rất nhiều nhà quản lý quan tâm và chọn lựa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm và các vấn đề liên quan đế nó nhé.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Là khi các thành viên trong nhóm đều có quyền tham gia vào quá trình đưa ra ý kiến, quyết định.
Là khi các thành viên trong nhóm đều có quyền tham gia vào quá trình đưa ra ý kiến, quyết định.

Đây là hình thức lãnh đạo rất được ưa chuộng bởi các thành viên trong nhóm đều có quyền tham gia vào quá trình đưa ra ý kiến, quyết định. Một phương pháp có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức và cả cơ quan chính phủ.

Lịch sử, nguồn gốc phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ đã trở nên phổ biến trong quản lý doanh nghiệp những năm gần đây. Phong cách lãnh đạo này bắt đầu vào khoảng những năm 1930-1940 do Kurt Lewin (nhà nghiên cứu hành vi nổi tiếng) đã đi đầu trong các nghiên cứu nhằm xác định giá trị của phong cách lãnh đạo dân chủ khi áp dụng vào những tổ chức.

Cuốn sách “Leadership and Group Life,” cho thấy rõ hơn về quan điểm giữa Lewin và các đồng nghiệp (Ronald Lippitt và Ralph K. White). Họ đã kết luận rằng phong cách lãnh đạo dân chủ là phổ biến nhất ở cấp dưới khi so sánh trong ba phong cách lãnh đạo chính khác là dân chủ, tự do và chuyên quyền.

Đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ

Đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ bao gồm...
Đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ bao gồm…

Một số đặc trưng chính trong phong cách lãnh đạo dân chủ đó là:

Cấp trên khuyến khích những thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng của bản thân cũng như quan điểm của họ, dù rằng người lãnh đạo vẫn là người có quyền lực cao nhất khi các quyết định cuối cùng được đưa ra.

Những nhà lãnh đạo tốt thường thể hiện được các mặt tính cách không thể thiếu khi nhắc đến như: sáng tạo, thông minh, trung thực, công bằng, xuất sắc và dũng cảm. Ngoài ra còn sở hữu khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời, chiếm được sự tin tưởng và làm cho những người dưới quyền tôn trọng mình.

Mọi quyết định họ đưa ra đều phù hợp với các giá trị cốt lõi cũng như tiêu chuẩn đạo đức. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo dân chủ thường đa dạng lắng nghe các ý kiến (cho dù có trái chiều hay không đi theo số đông hoặc những ý kiến độc lạ) đều được họ chú ý ghi nhận mà không phản đối gay gắt những tiếng nói hoặc quan điểm khác biệt đó.

>>> Xem thêm: 5M là gì? Mô hình 5M trong quản lí doanh nghiệp

Phong cách lãnh đạo dân chủ có lợi ích gì?

Nâng cao sự tham gia vào công việc chung của các thành viên

Khuyến khích mọi thành viên đều lên tiếng để đóng góp ý kiến.
Khuyến khích mọi thành viên đều lên tiếng để đóng góp ý kiến.

Những nhà lãnh đạo dân chủ tốt luôn coi mình như là một thành viên của đội, có tư duy công bằng, sẵn sàng thích nghi khi tham gia vào quá trình này. Xem mọi người là ngang cấp bậc nhau, không chỉ là khuyến khích mọi thành viên đều lên tiếng để đóng góp ý kiến mà còn tôn trọng những câu chữ khi nhân viên của mình cung cấp.

Đa dạng trong việc tìm kiếm các ý kiến ​​độc lạ, phong phú và không tìm cách bịt miệng những người bất đồng quan điểm. Khiến cho mọi thành viên còn lại khi theo dõi không chỉ cảm thấy được truyền cảm hứng để hành động và cống hiến cho nhóm mà còn nhận được sự truyền cảm hứng to lớn, sâu sắc.

Với việc các cá nhân được khuyến khích đóng góp ý kiến của riêng bản thân họ thì các thành viên trong nhóm đều muốn quan tâm hơn đến lợi ích chung và sẵn sàng đóng góp hơn. Tạo ra một bước tiến tốt cho việc nâng cao năng suất của dự án.

Mở rộng quan điểm, góc nhìn

Giúp quan điểm chung của tập thể được nâng lên một tầm cao mới.
Giúp quan điểm chung của tập thể được nâng lên một tầm cao mới.

Để quá trình dẫn đến và đưa ra quyết định được tối ưu tốt nhất hay chỉ đơn giản là tổng hợp các quan điểm khả thi cho vấn đề/dự án được khả thi thì người tham gia buộc phải có cái nhìn toàn diện đa chiều. Từ đó, cấp quản lý nói riêng và toàn bộ đội ngũ nói chung đều nâng được góc nhìn, quan điểm chung đúng đắn của tập thể lên một tầm cao mới. Tạo điều kiện để xem xét và đưa ra một kế hoạch hành động khách quan và toàn diện hơn nhờ vào sự dân chủ này.

Có nhiều cách hơn để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề có nhiều cách hơn.
Giải quyết vấn đề có nhiều cách hơn.

Nhiều giải pháp tiềm năng hơn sẽ xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Tuy quá trình ra quyết định có thể chậm hơn so với các phong cách lãnh đạo khác (VD như là lãnh đạo chuyên quyền), nhưng quyết định cuối cùng được đưa ra sẽ cho mọi người thấy được rằng các đề chung chuyên mục sẽ không có cách giải quyết giống nhau mà rất là đa dạng và nhiều chiều. Chính vì thế mà khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ thì những người quản lý sẽ phần nào đó tìm ra được nhiều cách để giải quyết vấn đề hơn.

Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp gắn kết

Nền văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và gắn kết tốt hơn.
Nền văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và gắn kết tốt hơn.

Khi các ý tưởng được lắng nghe, thảo luận, bàn bạc một cách kỹ lưỡng tuân theo từng quy trình làm việc được đưa ra hay cung cấp sẵn trước đó và có khả năng đưa vào hành động thì chúng ta đã thấy được quá trình mà các thành viên cùng nhau hợp sức lẫn cố gắng thế nào để tạo ra thành quả này.

Cách mà quản lý và các thành viên cấp dưới cùng tranh luận sôi nổi để đi đến kết luận cho thấy rõ được sự kết nối qua lại lẫn nhau. Trở thành một nền tảng, một cái móng vững chắc trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng vừa lành mạnh vừa tích cực mà còn nâng cao được mức độ hợp tác chặt chẽ giữa đôi bên với nhau.

>>>Xem thêm: Teamwork là gì? Bật mí cách thực hiện teamwork hiệu quả nhất

Khó khăn của phong cách lãnh đạo dân chủ

Trì hoãn trong việc ra quyết định

Việc ra quyết định bị trì hoãn.
Việc ra quyết định bị trì hoãn.

Những hạn chế của lãnh đạo dân chủ mà bạn có thể nhận thấy trong nhiều trường hợp là vai trò của các thành viên trong một nhóm không được xác định rõ ràng. Khi đó, việc quản lý phó mặc hết cho nhân viên rồi dựa theo kết quả số đông rồi quá rảnh rỗi sẽ dẫn đến việc truyền thông nội bộ không hiệu quả, khả năng hoàn thành mục tiêu như mong đợi sẽ bị ảnh hưởng đến không ít thì nhiều.

Sự bất đồng quan điểm

Dễ xảy ra bất đồng quan điểm.
Dễ xảy ra bất đồng quan điểm.

Một rủi ro phổ biến mà đa phần hầu như sẽ chắc chắn xuất hiện khi có nhiều ý kiến ​​thảo luận đưa ra thì việc bất đồng quan điểm là điều mà không thể tránh khỏi. Một số nhân viên có thể đặt câu hỏi liệu quản lý có đủ năng lực phán quyết giải pháp tối ưu cho vấn đề khi họ nói ra quan điểm hoặc cung cấp ý kiến ​​đóng góp hay không.

Không hay hơn nữa, trong trường hợp mà ý kiến ​​cá nhân không được chấp nhận, họ có thể tự trách bản thân rằng ý kiến ​​của họ không được tôn trọng, họ tự ti mặc cảm và đôi khi có phần “quê” trước đồng nghiệp lẫn cả quản lý cấp trên nên rất có nguy cơ dẫn đến tinh thần của nhân viên bị giảm sút trầm trọng.

Điều này rất nguy hiểm nếu càng ngày càng có nhiều nhân viên ngại nói tiếng tiếng lòng vì sợ đi ngược lại với số đông hoặc ý kiến của bản thân không được tán thành, họ dần trở nên thụ động, ngả theo số đông và không buồn đưa ra ý kiến nữa.

Tốn thời gian

Hầu hết chúng ta đều biết “chín người mười ý” bởi chính lẽ đó mà trong một số tình huống, việc thu thập và lắng nghe ý kiến cũng như tổng kết để đưa ra giải pháp tối ưu cho tổ chức/doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và đôi khi sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi đến kết luận nếu người lãnh đạo thiếu hiểu biết, không có đủ chuyên môn và sự quyết đoán.

Nguy cơ giải pháp kém chất lượng

Nguy cơ xuất hiện giải pháp kém chất lượng.
Nguy cơ xuất hiện giải pháp kém chất lượng.

Trường hợp khi những thành viên trong một nhóm không có đủ nhận thức sâu sắc cũng như là kiến thức chuyên mô sâu rộng về vấn đề, họ sẽ rất có thể đưa ra những ý tưởng sai lầm, những cách giải quyết kém chất lượng, không làm cho vấn đề được triệt để. Do đó, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ chỉ phát huy tốt khi áp nó vào cho những đội ngũ được đào tạo chuyên môn lẫn năng lực chuyên sâu và đồng đều.

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm gì?

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm...
Người có phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm…
  1. Luôn khuyến khích, động viên, nhắc nhở và thúc đẩy mọi thành viên trong nhóm đóng góp, chia sẻ quan điểm cũng như ý kiến riêng của bản thân cho các vấn đề hiện hữu cần được giải quyết và tất nhiên thì cuối cùng lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định sau nhất để áp dụng cho vấn đề.
  2. Tạo ra được một môi trường giúp các thành viên, nhân viên dưới quyền có cơ hội được tham gia nhiều hơn hoặc toàn bộ vào các công việc hoặc những dự định mà công ty muốn tiến hành..
  3. Biết cách khơi gợi sự sáng tạo trong từng nhân viên thúc đẩy tư duy của họ ngày một tiến bộ hơn không chỉ trong công việc mà còn tạo động lực bằng cách khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích, đóng góp xuất sắc.
  4. Có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người một cách thành thục, xây dựng được niềm tin của nhân viên cũng như nhận được sự tôn trọng từ họ.
  5. Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường phải nên công bằng, công minh, sáng tạo,…. Nhờ đó mà sẽ khiến cho các quyết định được đưa ra nhanh chóng, nhận được sự đồng thuận từ cấp dưới.

>>>Xem thêm: Quyết đoán là gì – Phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp trong doanh nghiệp nào?

Phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp trong đa phần các doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp trong đa phần các doanh nghiệp.

Hiện nay trên thực tế thì phong cách lãnh đạo này có thể được áp dụng bởi bất kỳ một môi trường doanh nghiệp nào. Thông qua nó, doanh nghiệp sẽ không chỉ tạo được sự mới mẻ, chuyển mình và có đà phát triển tốt hơn trong thời đại tân tiến này.

Không những thế, nó còn rất hiệu quả nếu được triển khai với một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên mang tầm cỡ chất lượng. Họ có chuyên môn và kỹ năng thì khi đó những gì nhà quản lý cần làm chỉ là tiếp nhận và chau chuốt, mài dũa tốt hơn ý tưởng đó để triển khai mà thôi.

Người nổi tiếng nào đã dùng phong cách lãnh đạo dân chủ?

Steve Jobs mối lương duyên của Apple.
Steve Jobs mối lương duyên của Apple.

Từ năm 1976-1985 là giai đoạn hoàng kim mà Apple đã từng trải qua trước khi bước vào giữa những năm 1990 – giai đoạn vô cùng khó khăn. Tại thời điểm đó, khi mà các hãng lớn như Sun Microsystems, Gateway, Microsoft và nhiều tập đoàn khác đã cố gắng mua lại Apple. Thế nhưng thương hiệu quả táo vẫn tồn tại cho đến bây giờ và đó là nhờ công lao của Steve Jobs rất lớn khi ông đã học và biết được cách để thích nghi với thời đại.

Thuở sơ khai của Apple, Jobs – người được biết đến như một nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên đã trở nên chuyên quyền trong quản lý của mình hơn và kết quả nhận được là ban giám đốc của Apple đã yêu cầu ông từ chức. Tuy nhiên cách mà các nhà lãnh đạo có chuyên môn khác được thuê về đồng thời để họ tự sáng tạo đã giúp cho doanh nghiệp Apple thành công.

Trong mọi quyết định lớn, họ có quyền được quyết định. Jobs luôn khuyến khích nhà thiết kế chính của mình hãy “tự do bung lụa và sáng tạo” là Jonathon Ive – cố vấn cho chuyên gia sản xuất Tim Cook hiện là CEO của Apple. Bí quyết mà Jobs có được và phù hợp với doanh nghiệp đó chính là thay đổi phong cách lãnh đạo sang hướng dân chủ hơn (sau hơn 10 năm quay trở lại làm việc cho Apple).

Cách áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hiệu quả

Cách áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hiệu quả.
Cách áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hiệu quả.

Từ những khái niệm, phân tích lẫn ví dụ nêu trên, ta có thể hình dung được rằng lãnh đạo dân chủ hiệu quả nhất khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng và dùng kỹ năng đó của bản thân với mong muốn chia sẻ kiến ​​thức cho đồng đội, thành viên của mình. Thêm vào đó, ở những môi trường hiện đại, phong cách lãnh đạo dân chủ thường sẽ tạo điều kiện để làm việc tốt và mang lại lợi ích lớn lao cho toàn bộ tập thể.

Một vài ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là áp dụng được cho mọi tổ chức, doanh nghiệp từ trường học đến doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí, trong các cơ quan chính phủ cũng có thể áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Tuy các ý kiến đều được đưa ra thảo luận bình đẳng nhưng lãnh đạo vẫn là người quyết định cuối cùng.

Ví dụ về các nhà lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo dân chủ:

  • Henry Ford (CEO Ford). Ông là một trong những người sáng tạo và áp dụng thành công phong cách lãnh đạo dân chủ. Ông chú trọng đến đời sống của nhân viên và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Trong các cuộc thảo luận, Henry Ford khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến, tranh luận và cống hiến ý tưởng một cách bình đẳng.
  • Steve Jobs(CEO Apple) là người lãnh đạo thuần túy theo phong cách dân chủ. Thậm chí, ông còn trao quyền cho các cộng sự của ông quyết định, còn ông chỉ đóng vai trò cố vấn.
  • Time Cook (CEO Apple) cũng là ví dụ cho phong cách lãnh đạo dân chủ. Đặc biệt, khi có ý tưởng về iWatch thì Time đã giao nhiệm vụ cho nhân viên và ông ít khi tham gia vào kỹ thuật. Ông khuyến khích nhân viên của mình đưa ra ý tưởng, phát huy được tài năng của họ…

Trước đó từ rất lâu, các danh nhân lớn ở Mỹ cũng được đánh giá có phong cách lãnh đạo dân chủ là George Washington, Abraham Lincoln… Và để ý kiến của bạn tạo sức hút với lãnh đạo thì bạn cần phải chủ động học hỏi, tăng sự kỳ vọng về bản thân.

Lời Kết

Đây chưa phải là một phong cách hoàn hảo nhất vì cái gì thì cũng sẽ có ưu điểm của riêng nó nhưng trên thực tế khi nhìn thấy những lợi ích của phong cách lãnh đạo dân chủ lúc được ứng dụng vào thì chắc hẳn nó xứng đáng để được các nhà quản lý, cấp trên,… vận hành vào tổ chức, doanh nghiệp của họ. Muốn tìm đọc thêm những nội dung bổ ích khác, bạn hãy mau truy cập vào trang Muaban.net nhé!

Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.

By Nguyễn Vũ Thủy Tiên

>>>Có thể bạn quan tâm:

  • Expert là gì? Những vai trò và khả năng tuyệt vời của expert
  • Tham vọng là gì? Có tốt không? Làm sao để tiết chế
  • Tuyển dụng nhân viên và 5 lý do khiến bạn chưa thành công!