Robot có thể thay thế con người được không?

Với sự gia tăng của robot, nhiều nhân viên đang lo sợ bị thất nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc số, lý tưởng nhất là sự kết hợp giữa con người và robot. Hai nguồn lực lượng lao động này sẽ cho phép các công ty trở nên hiệu quả, năng suất và cạnh tranh hơn.

1. Robot ảnh hưởng đến công việc của con người như thế nào?

Từ lâu, các ý tưởng về những cỗ máy tự vận hành đã là một chi tiết thường thấy trong phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, điều đó giờ đã trở thành hiện thực khi robot đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, với công nghệ tự động hóa dẫn đầu xu hướng.

Ngày nay, phần mềm tự động hóa như RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot – Robotics Process Automation) được triển khai rộng rãi trong một số lĩnh vực bao gồm y tế, sản xuất, bán lẻ, tài chính… Cho dù giải pháp này được áp dụng trong ngành nào thì các trợ lý ảo này luôn mang lại những lợi ích như: tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao hơn và cải thiện năng suất cho doanh nghiệp.

Việc robot có thể hoàn thành các công việc lặp đi lặp lại nhanh hơn, chính xác hơn con người; khiến nhiều nhân viên lo sợ đánh mất công việc của họ. Tuy nhiên, trên thực tế từ góc độ môi trường làm việc, RPA thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên bằng cách giải quyết những công việc đơn điệu. Điều này cho phép họ tập trung vào công việc tạo ra giá trị mà robot không thể thực hiện.

2. Những lý do khiến robot không thể thay thế con người

Tư duy phản biện, sáng tạo

Như đã nói ở trên, thay vì làm những công việc lặp đi lặp lại, con người nên tập trung nhiều hơn vào những công việc mang tính sáng tạo. Rõ ràng, robot chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ đã được lập trình sẵn. Việc bổ sung trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ làm cho chúng thông minh hơn và đổi mới theo thời gian. Tuy nhiên trước mắt thì điều đó vẫn cần rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện.

“Không ít người đã cảm thấy không thoải mái khi nghe đến việc robot tác động vào công việc của con người.”

Ví dụ, làm việc trong dịch vụ chăm sóc khách hàng đôi khi cần sự linh hoạt. Các robot tự động hóa thường học hỏi kinh nghiệm trước đó dựa trên giải pháp của con người. Khi một khách hàng liên hệ về một vấn đề, đôi khi các vấn đề không liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ không thể được xử lý bằng tự động hóa. Đây là lúc cần sự sáng tạo của nhân viên.

Yếu tố thiện cảm, cảm xúc

Niềm tin thường được xây dựng nhờ hành động từ cả hai phía. Rõ ràng, một người máy không có tình cảm hay cảm xúc đối với khách hàng. Một mối quan hệ thường có nhiều sắc thái khác nhau mà robot sẽ không bao giờ có được như với con người. Có thể đồng cảm với khách hàng chính là cơ sở tiền đề cho một mối quan hệ tình cảm bền chặt nhất giữa con người với con người.

Ví dụ, robot cứng nhắc, tuân thủ quy trình sẽ chỉ khiến khách hàng tức giận khó chịu hơn với dịch vụ của doanh nghiệp. Trong khi đó, một đội ngũ nhân viên khéo léo có thể xử lý tình huống một cách trơn tru nhờ vào nhiều năm kinh nghiệm. Tóm lại, sự cảm thông và sáng tạo là những gì tạo nên sự khác biệt con người với robot.

3. Sự kết hợp hoàn hảo: Con người và robot

Khi cuộc cách mạng công nghiệp định hướng lại cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, chuyển đổi số là điều rất quan trọng. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà lãnh đạo về cách sử dụng nhân lực và lao động ảo trong các hoạt động vận hành của mình. Chìa khóa là sự cân bằng giữa con người và robot với mục tiêu tối đa hóa việc sử dụng công nghệ đồng thời tập trung vào công việc sáng tạo của nhân viên.

“Trong môi trường của công nghệ, lý tưởng nhất là sự kết hợp giữa tư duy con người và trí tuệ nhân tạo.”

Robot ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công ty để thực hiện các nhiệm vụ được lập trình sẵn trong khi con người lại thực hiện công việc của họ theo những cách khác nhau để thích ứng với hoàn cảnh. Bằng cách phân chia nhiệm vụ giữa hai lực lượng lao động này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian vận hành. Nhóm lao động mới này được cho là sự kết hợp hoàn hảo giúp các nhà lãnh đạo có thông tin, dữ liệu kịp thời cho các quyết định quan trọng.

Hiện tại có nhiều cách để tích hợp mô hình lao động này vào nội bộ doanh nghiệp. Song, mục tiêu chính là việc con người và robot đều có thế mạnh cần được tập trung để khai thác tối đa tiềm năng.

Liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về Robot Công Nghiệp

Công Ty TNHH Công Nghệ Vũ Lê – chuyên về thiết bị tự động hóa công nghiệp, các giải pháp tự động hóa nhà máy và robotics.

Địa chỉ: 27 Xuân Quỳnh, KDC Gia Hòa, P. Phước Long B, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: (028) 3620 8179 / 3620 8176 / 3620 8177

Fax: (028) 3620 8178

Mail: [email protected]