Sau phẫu thuật ăn khoai lang được không? 7 tác dụng nên biết!

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Khoai lang là loại thực phẩm phổ biến, cung cấp nhiều chất xơ, Vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Thế nhưng “Sau phẫu thuật ăn khoai lang được không?” là câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi đến Nutricare. Tham khảo lời giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare ngay trong bài viết sau đây.

1. Người sau phẫu thuật ăn khoai lang được không?

Người sau phẫu thuật có thể ăn được khoai lang. Ăn khoai lang có nhiều lợi ích trong quá trình phục hồi giúp vết thương mau lành.

Khoai lang cung cấp nhiều chất xơ, Vitamin, khoáng chất, Riboflavin, Thiamin, Niacin, Carotenoid,… giúp tăng cường đề kháng, chống viêm, rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện sự tươi khỏe cho làn da, mái tóc cho người sau mổ.

Khoai lang
Khoai lang – thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật

2. Ăn khoai lang hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục sau mổ

Khoai lang cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho người sau phẫu thuật. Đặc biệt, ăn khoai lang rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh mổ. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoai lang và tác dụng của chúng với người sau phẫu thuật (trong 100g) được thể hiện trong bảng:

Thành phần Hàm lượng Tác dụng với người sau phẫu thuật Protein 2g Nguồn nguyên liệu cho quá trình chữa lành vết thương, tái tạo mô. Tinh bột 7,05g Cung cấp năng lượng cho người sau phẫu thuật. Chất xơ 3,3g Ngăn ngừa táo bón ở người sau phẫu thuật. Chất béo 0,15g Cung cấp năng lượng, tham gia cấu trúc tế bào. Đường 6,5g Lượng đường thấp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Sắt 0,69mg Tăng cường khả năng tạo máu. Magie 27mg Giảm lo lắng, căng thẳng, ngăn ngừa tăng huyết áp. Mangan 0,5mg Giảm viêm, chống oxy hóa, tăng cường sản xuất Collagen thúc đẩy lành vết thương. Canxi 38mg Tránh hạ canxi máu sau phẫu thuật. Kali 475mg Kiểm soát huyết áp ổn định. Kẽm 0,32mg Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Folate (Vitamin B9) 6 μg Đóng vai trò quan trọng trong phát triển và trao đổi chất của tế bào. Thiamine (Vitamin B1) 0,11mg Nâng cao đề kháng, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Vitamin A 961 μg Chống Oxy hóa, tăng cường miễn dịch, cải thiện thị lực. Vitamin C 19,6mg Nâng cao đề kháng, chống viêm, thúc đẩy liền vết thương. Vitamin E 0,71mg Tăng sự phát triển và mật độ tóc.

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất có lợi
Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho người sau phẫu thuật

Khoai lang mang tới những công dụng phục hồi sức khỏe tuyệt vời đối với người bệnh sau phẫu thuật:

2.1. Giảm viêm, loét, thúc đẩy quá trình hồi phục

Khoai lang cung cấp hàm lượng cao Vitamin và Choline. Những hoạt chất này có đặc tính chống viêm tuyệt vời, giúp làm giảm nguy cơ xảy ra tình trạng viêm, loét. Nhờ vậy mà vết thương của người sau phẫu thuật liền và phục hồi nhanh chóng. Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng, chiết xuất Metanol từ vỏ khoai lang có hoạt tính chống Oxy hóa giúp chữa lành vết thương [1].

2.2. Tránh để lại sẹo

Vitamin A, B, C,… có trong khoai lang là những chất có tính Oxy hoá cao đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương, tránh để lại sẹo. Vì vậy, người sau phẫu thuật nên ăn khoai lang để cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết, giúp tái tạo vùng da bị tổn thương.

Vết thương nhanh lành
Thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang giúp hạn chế hình thành sẹo, thúc đẩy vết thương mau lành

2.3. Ngăn ngừa chứng táo bón

Khoai lang được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho tiêu hoá. Do chứa lượng chất xơ dồi dào, việc tiêu thụ khoai lang giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Người sau phẫu thuật hệ tiêu hoá hoạt động còn yếu dễ mắc táo bón, vì vậy nên bổ sung khoai lang vào thực đơn để nhuận tràng, giảm cảm giác khó chịu, đau đớn khi đi vệ sinh.

2.4. Kích thích hệ miễn dịch

Khoai lang rất giàu vitamin C (19,6mg/100g) có khả năng chống Oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi sau phẫu thuật, hệ miễn dịch của người bệnh thường suy giảm, dễ mắc các bệnh cảm lạnh, bệnh lây truyền,… Do đó, người sau phẫu thuật có thể tránh nguy cơ mắc các căn bệnh này và làm tăng tốc độ hồi phục đồng thời khẳng định cho việc “Sau phẫu thuật ăn khoai lang được không”.

2.5. Kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng

Trong khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím chứa nhiều Kẽm, Mangan, Vitamin A, C có tác dụng chống Oxy hóa, kháng viêm. Những yếu tố này giúp người sau phẫu thuật phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng. Nhờ đó mà vết mổ liền lại và phục hồi nhanh chóng.

2.6. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Phần lớn sau phẫu thuật người bệnh thường mất khá nhiều máu. Hàm lượng Sắt có trong khoai lang thúc sẽ đẩy quá trình tạo máu giúp cải thiện tình trạng này. Bởi vậy, bổ sung khoai lang cho người sau phẫu thuật giúp tăng cường dinh dưỡng và giảm thiểu tình trạng thiếu máu.

2.7. Bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất như Vitamin, chất xơ, Protein, và các khoáng chất, cung cấp khoảng 90 kcal/100g. Vì vậy khoai lang không chỉ bù đắp năng lượng đã mất mà còn phục hồi và gia tăng năng lượng dự trữ cho cơ thể.

Bên cạnh đó, Sắt thúc đẩy tái tạo tế bào máu, Mangan hỗ trợ quá trình sản xuất Collagen giúp cải thiện sức sống cho làn da. Lượng Vitamin E cao giúp tóc mọc lại và khỏe hơn sau khi phẫu thuật.

Khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng
Ăn khoai lang sau phẫu thuật giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng, hồi phục nhanh chóng

3. Sau phẫu thuật nên ăn khoai lang thế nào cho đúng?

Khẳng định “Sau phẫu thuật ăn khoai lang được không?” nhưng ăn như thế nào cho đúng? – Khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho người sau phẫu thuật, tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả cần lưu ý đến việc ăn khoai lang đúng cách, đủ liều lượng và đúng thời điểm.

Liều lượng

Người bệnh sau phẫu thuật chỉ nên ăn 1 – 2 củ khoai lang, tương đương với khoảng 300g mỗi ngày.

Thời điểm ăn

Bữa sáng và bữa trưa là hai thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang cho người bệnh sau phẫu thuật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Canxi trong khoai lang cần 4 – 5 tiếng để hấp thu, trong khi khoảng thời gian từ 2 – 5 giờ chiều là thời gian ánh sáng mặt trời lớn nhất. Vì vậy, ăn khoai lang vào bữa trưa sẽ giúp người bệnh hấp thu Canxi tốt nhất.

Ăn khoai lang vào bữa sáng cũng sẽ giúp người bệnh hấp thu đầy đủ hơn các dưỡng chất, tạo cảm giác no lâu hơn và bổ sung năng lượng cho ngày mới.

Cách chế biến

  • Nên hấp hoặc luộc: Chế biến khoai lang theo các cách này sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hoá hơn và giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng cùng lượng muối khoáng trong khoai.
  • Giữ lại vỏ của khoai lang: Nên giữ lại vỏ và tránh xây xát vỏ khi chế biến khoai lang do vỏ khoai lang chứa nhiều Vitamin, khoáng chất tốt cho người bệnh, ngoài ra còn giúp bảo vệ các dưỡng chất bên trong khi luộc khoai.
Khoai lang luộc
Khoai lang luộc giữ trọn dưỡng chất và muối khoáng trong khoai

Tìm hiểu thêm:

  • Sau phẫu thuật ăn trứng được không? Lưu ý khi ăn!
  • [GIẢI ĐÁP]Sau phẫu thuật có được uống nước cam không?

4. Lưu ý khi ăn khoai lang sau phẫu thuật

Khoai lang sẽ đem lại nhiều lợi ích hỗ trợ cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh khi được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng khoai lang cho người bệnh sau phẫu thuật:

  • Kết hợp với thức ăn bổ dưỡng khác: Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất nhưng người bệnh sau phẫu thuật yêu cầu lượng dinh dưỡng rất cao, vì vậy nên kết hợp khoai lang với các thực phẩm bổ dưỡng khác như thịt, cá, rau,… để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh.
  • Không ăn khoai lang sống: Màng tế bào tinh bột của khoai lang nếu không được nhiệt phá huỷ thì cơ thể sẽ rất khó tiêu hoá, đặc biệt ở người sau phẫu thuật có hệ tiêu hóa còn yếu. Ngoài ra, một số loại Enzyme tự nhiên trong khoai sống có thể khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi,… Khoai được làm chín thì các Enzyme này sẽ bị phân huỷ, giảm các tác hại nói trên.
  • Không ăn quá nhiều khi đói: Khoai lang chứa nhiều chất xơ rắn và lượng đường khá cao. Ăn khoai lang khi bụng đói dễ gây cảm giác đầy bụng, tăng dịch vị dạ dày gây nóng ruột, đầy hơi, trướng bụng, làm người bệnh khó chịu và có thể làm căng và đau đến vết mổ.
  • Không ăn khoai đã mọc mầm, vỏ xanh hoặc đốm đen: Khoai lang đã mọc mầm, vỏ xanh thường bị thay đổi mùi vị và giảm giá trị dinh dưỡng. Khoai xuất hiện đốm đen có thể đã bị hà dễ sinh ra độc tố và có thể gây ngộ độc thực phẩm ở người có hệ tiêu hoá kém ở người bệnh sau phẫu thuật.
  • Không ăn hồng cùng với khoai lang: Khoai lang chứa nhiều tinh bột làm tăng tiết dịch vị dạ dày, dễ gây tủa với Tannin và Pectin trong quả hồng tạo sỏi không hoà tan và khó đào thải. Điều này làm hệ tiêu hoá giảm hấp thu các dưỡng chất khác khiến người bệnh lâu phục hồi hơn, trường hợp nặng có thể dẫn tới loét và xuất huyết dạ dày.
  • Không ăn cà chua cùng với khoai lang: Khoai lang ăn chung với cà chua chứa nhiều các Axit hữu cơ có thể làm tăng cao lượng Axit trong dạ dày, tăng nguy cơ loét dạ dày. Đặc biệt, những người phẫu thuật đường tiêu hoá có thể bịloét và viêm nhiễm tại vết mổ.
  • Không ăn cua, ghẹ cùng với khoai lang: Cua có tính hàn, người sau phẫu thuật có hệ tiêu hoá kém ăn chung cua với khoai lang nhiều chất xơ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Chế biến khoai lang
Lưu ý khi chế biến và kết hợp khoai lang với thực phẩm khác

5. Ngoài khoai lang, sau phẫu thuật nên ăn gì?

Dưới đây là bảng tổng hợp một số loại thực phẩm bổ dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật:

Chế độ Tên thực phẩm Giảm stress – Căng thẳng Khoai lang, rau xanh, hoa Atiso, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, sữa ít béo, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,… Tăng hấp thu Vitamin C Ớt chuông, súp lơ xanh, bắp cải, cà chua, quả cam, dâu tây,… Bổ sung Kẽm Thịt lợn nạc, cá, các loại đậu, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc,… Bổ sung Protein Thịt lợn, trứng, đậu nành,… Bổ sung thêm Vitamin K Cải xoăn, bắp cải, súp lơ xanh, cà rốt, dầu đậu nành, trứng, sữa nguyên kem,… Bổ sung Vitamin A Cà rốt, cà chua, rau lá xanh, ớt chuông đỏ, khoai lang, cá béo,… Tăng hấp thu khoáng chất Sắt Thịt thăn bò, nghệ, củ cải, đậu phụ, măng tây, rau chân vịt, súp lơ xanh, tảo bẹ,… Bổ sung khoáng chất Đồng Cà chua, cà tím, khoai tây, măng tây, đậu cô ve, gừng, củ cải, bạc hà,…

Ngoài các loại thực phẩm trên, người sau phẫu thuật có thể bổ sung thêm Nutricare Gold vào chế độ ăn hàng ngày. Sản phẩm mang đến nguồn đạm chất lượng cao HMB cùng Arginine, BCAA cùng 27 Vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp người sau phẫu thuật hồi phục cơ, tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khỏe.

Sữa Nutricare Gold
Nutricare Gold – Dinh dưỡng tối ưu cho người sau phẫu thuật

Hy vọng thông qua những thông tin mà bài viết cung cấp đã có thể giải đáp cho câu hỏi “Sau phẫu thuật ăn khoai lang được không?”. Hãy tham khảo và xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp người sau phẫu thuật tăng cường sức khỏe và nhanh chóng phục hồi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng sau phẫu thuật, hãy truy cập fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.

Sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.