Nỗi đau khủng khiếp nhất
Nỗi đau mất người thân gây nên nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý nếu không có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Em Võ Phi Thành Đạt (22 tuổi, sinh viên ở TP.HCM) bùi ngùi: “Điều nghiệt ngã nhất, khiến em đau khổ nhất là sự ra đi quá mau lẹ của ba, người vừa gọi điện nói chuyện với em đêm hôm trước, hôm sau bệnh viện đã báo tin ba mất. Mọi thứ trong em như đổ sầm xuống, em chới với, chao đảo”.
Anh Lưu Minh Thuận (33 tuổi, ở Long An) chia sẻ: “Tôi không ngờ lần đưa ba vào bệnh viện đó cũng là lần cuối cùng tôi còn thấy ba. Sự ra đi quá đột ngột khiến gia đình khó có thể chấp nhận. Cảm giác đau buồn mất người thân rất đáng sợ”.
Không nỗi đau nào khủng khiếp như nỗi đau mất người thân yêu (Ảnh mang tính minh họa – SHUTTERSTOCK)
Theo bác sĩ tâm thần người Mỹ Elisabeth Kubler-Ross, khi một người đối diện với sự mất mát, sẽ có năm giai đoạn diễn ra trong tâm lý:
1. Chối bỏ: không chấp nhận thực tế, không tin điều mình đang gặp.2. Giận dữ: giải phóng cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài, oán trách bản thân, số phận, đổ lỗi…3. Thương lượng: tiếc nuối về những gì mình đã bỏ lỡ, ân hận… 4. Suy thoái: bất lực, dần chấp nhận thực tế một cách bị động… 5. Chấp nhận: hiểu và chấp nhận thực tế, tiếp tục cuộc sống bình thường…
Chuyên gia tâm lý Lỡ Hữu Trọng (Viện Tâm lý SunnyCare, TP.HCM) cho rằng, tâm lý đau buồn của việc mất người thân cũng sẽ diễn ra năm giai đoạn như trên, nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan/chủ quan mà cường độ cảm xúc ở mỗi người, mỗi tình huống sẽ khác nhau.
“Việc không thoát được phức cảm đau buồn thường xảy ra trong những mất mát đột ngột mà người đó chưa kịp chuẩn bị tâm lý; tạo nên một cú sốc vượt sức chịu đựng, làm cho các giai đoạn nêu trên diễn tiến chậm chạp, vất vả và thậm chí bị kẹt lại ở một giai đoạn nào đó, không thể đến được bước chấp nhận để trở lại với cuộc sống bình thường” chuyên gia Lỡ Hữu Trọng lý giải.
Chữa lành thương tổn người ở lại
Theo chuyên gia tâm lý Lỡ Hữu Trọng, sự ra đi đột ngột của người thân sẽ để lại ba nhóm thương tổn tâm lý sau:
– Gánh chịu sự giận dữ, sự bất mãn lâu dài: sự thoái lui, yếu đuối, bạc nhược, phóng chiếu sự tức giận vào chính mình hoặc sang một đối tượng cụ thể mà người đó cho rằng có liên hệ đến sự ra đi của người thân.
– Buồn bã, trầm uất vì không thoát ra được, không có cách thức điều phối phù hợp với các cảm xúc gây ra do những đau khổ mình đang phải đối diện. Nếu điều này kéo dài có thể gây nên những rối loạn tâm bệnh nghiêm trọng hơn như trầm cảm.
– Lo âu, ám ảnh cho chính mình hoặc cho người thân khác trong những tình huống tương tự như tình huống đã gây nên cái chết của người thân. Ví dụ như có thể bị lo âu, ám ảnh với COVID-19 nếu mất người thân do đại dịch hoặc không dám đi biển khi người thân đã mất do tai nạn biển… Nghiêm trọng hơn, điều này có thể chuyển biến thành rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh.
Nhiều người rơi vào trầm cảm sau những cú sốc mất cha/mẹ hoặc vợ/ chồng (Ảnh minh họa)
Nhiều người trở nên lúng túng hoặc thậm chí hoảng loạn khi gặp các cảm xúc như tức giận vô cớ, đau buồn nặng nề, tiếc nuối, sốc… vào lúc mất người thân đột ngột.
Chuyên gia Lỡ Hữu Trọng cho rằng, đây là những phản ứng bình thường của tâm lý. Đừng ép mình, hãy để mọi sự diễn ra một cách tự nhiên nhất. Những cảm xúc nào cần giải phóng, cứ giải phóng; những hành động nào cần làm, cứ làm; chỉ cần lưu ý đừng gây tổn hại đến bản thân hoặc người khác là được. Sự đồng hành nâng đỡ của người thân và bạn bè là vô cùng cần thiết.
Chúng ta cần ở bên cạnh họ thường xuyên, chủ yếu lắng nghe họ và nói những lời an ủi động viên phù hợp nhất khi cần, không khuyên nhủ, cấm cản mà thể hiện sự thấu hiểu và hiện diện. Nếu có thể, hãy khéo léo giúp họ diễn giải sự ra đi của người thân theo một cách có ý nghĩa.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu – giảng viên Trường đại học Văn Lang – cho biết, vượt qua mất mát người thân không phải là việc dễ dàng. Do đó, mỗi người cần cho mình một khoảng thời gian nhất định.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Đào Lưu lưu ý: niềm tin và các hoạt động tôn giáo cũng có phần hữu ích và hiệu quả cho việc nâng đỡ tinh thần. Tuy không vội vàng, nhưng khi sự kiện đã qua đi, người nhà nên dần bắt đầu lại các công việc và thói quen thường ngày của mình (có thể từ những thứ đơn giản, dễ dàng nhất). Việc này giúp chúng ta tránh chìm vào u uất trong thời gian rảnh và dần quay trở lại được nhịp sống cũ. Trong trường hợp có những dấu hiệu tiêu cực vượt mức thông thường, nên có sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (Tư vấn viên tâm lý tổng đài 1022)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!